Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 Chương 3: Liên kết hóa học

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Thời gian làm bài: 15 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
15:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    So sánh bán kính nguyên tử Ca và ion Ca2+

    So sánh nào dưới đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử Ca (Z = 20): [Ar]4s2 có 4 lớp electron.

    Ca ⟶ Ca2+ + 2e

    Ion Ca2+ (Z = 20): [Ar] có 3 lớp electron.

    Do đó bán kính nguyên tử Ca lớn hơn bán kính ion Ca2+.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Ion fluorine có cấu hình electron của khí hiếm

    Ion fluorine có cấu hình electron của khí hiếm tương ứng nào:

    Hướng dẫn:

    Fluorine (Z = 9): 1s22s22p5 có 7 electron lớp ngoài cùng. Xu hướng nhận thêm 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất là Ne: 1s22s22p6

  • Câu 3: Thông hiểu
    Chất gồm 2 liên kết

    Chất vừa có liên kết cộng hóa trị phân cực, vừa có liên kết cộng hóa trị không phân cực là

    Hướng dẫn:

    Phân tử C2F6 vừa có liên kết cộng hóa trị phân cực (liên kết giữa C và F), vừa có liên kết công hóa trị không phân cực (liên kết giữa C với C)

  • Câu 4: Nhận biết
    Liên kết cộng hóa trị

    Liên kết cộng hóa trị là liên kết

    Hướng dẫn:

     Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.

  • Câu 5: Nhận biết
    Trạng thái tồn tại của hợp chất ion

    Ở điều kiện thường, hợp chất ion thường tồn tại ở dạng

    Hướng dẫn:

    Trong điều kiện thường, các hợp chất ion thường tồn tại ở trạng thái rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi và không dẫn điện ở trạng thái rắn.

  • Câu 6: Vận dụng cao
    Tính số hạt trong hạt nhân nguyên tử và xác định loại liên kết

    Hai nguyên tố M và X tạo thành hợp chất có công thức là M2X. Cho biết:

    - Tổng số proton trong hợp chat M2X bằng 46.

    - Trong hạt nhân của M có n – p = 1, trong hạt nhân của X có n’ = p’.

    - Trong hợp chất M2X, nguyên tố X chiếm 8/47 khối lượng phân tử.

    Số hạt proton trong hạt nhân nguyên tử M, X và liên kết trong hợp chất M2X lần lượt là

    Hướng dẫn:

    Theo bài ra ta có: nM - p M = 1 và nX = pX

    Phân tử khối của M2X: 2(pM + nM) + (pX + nX) = 2.2pM + 2pX + 2 = 94

    X chiếm 8/47 phần khối lượng ⇒ Nguyên tử khối X = 16 và M = 39

    ⇒ Số proton trong X là 8 (oxi), trong M là 19 (kali)

    Hợp chất K2O có liên kết ion.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Để đạt được quy tắc octet nguyên tử Potassium phải nhường đi

    Để đạt được quy tắc octet, nguyên tử Potassium (Z=19) phải nhường đi:

    Hướng dẫn:

    Potassium (Z= 19) có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p64s1

    → Có 1 electron lớp ngoài cùng.

    Khí hiếm gần nhất là: Ar (Z = 18): 1s22s22p63s23p6

    Do đó, nguyên tử potassium phải nhường đi 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững với 8 electron lớp ngoài cùng theo quy tắc octet.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Cấu hình electron của khí hiếm tương ứng

    Ion lithium có cấu hình electron của khí hiếm tương ứng nào

    Hướng dẫn:

    Lithium (Z = 3): 1s22s1 ⇒ Có 1 electron lớp ngoài cùng.

    Khí hiếm gần nhất là: He (Z = 2): 1s2

    Do đó, nguyên tử Li có xu hướng nhường 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.

    Li ⟶ Li+ + 1e

    1s22s11s2

    Vậy ion lithium có cấu hình electron của khí hiếm He.

  • Câu 9: Nhận biết
    Hợp chất ion

    Hợp chất nào dưới đây là hợp chất ion?

    Hướng dẫn:

    Hợp chất ion là hợp chất thường được hình thành từ kim loại điển hình với phi kim điển hình.

    Na là kim loại điển hình, Cl là phi kim điển hình ⇒ NaCl là hợp chất ion.

  • Câu 10: Nhận biết
    Liên kết hydrogen

    Liên kết hydrogen là loại liên kết hóa học được hình thành giữa các nguyên tử nào sau đây?

    Hướng dẫn:

     Liên kết hydrogen là loại liên kết hóa học được hình thành giữa F, O, N,.. có độ âm điện lớn đồng thời có cặp electron hóa trị chưa kiên kết và nguyên tử hydrogen linh động.

  • Câu 11: Nhận biết
    Hợp chất cộng hóa trị

    Hợp chất nào sau đây là hợp chất cộng hóa trị?

    Hướng dẫn:

    - Các hợp chất CaO, NaCl, KCl là các hợp chất ion được hình thành từ kim loại điển hình và phi kim điển hình \Rightarrow Là hợp chất ion.

    - HCl là hợp chất cộng hóa trị. Nguyên tử hydrogen liên kết với nguyên tử chlorine bằng cách mỗi nguyên tử góp chung 1 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung trong phân tử HCl.

  • Câu 12: Vận dụng
    Công thức của hợp chất

    Z là một nguyên tố mà nguyên tử có chứa 12 proton, còn Y là một nguyên tố mà nguyên tử có chứa 9 proton. Công thức của hợp chất hình thành giữa các nguyên tố này là

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron của Z là: 1s22s22p63s2 \Rightarrow Z là kim loại (Mg). Z có xu hướng nhường 2 electron để được cấu hình bền.

    Cấu hình electron của Y là: 1s22s22p5 \Rightarrow Y là phi kim (Cl). Y có xu hướng nhận 1 electron để được cấu hình bền

    \Rightarrow Liên kết với Y và Z là liên kết ion (tạo thành từ kim loại điển hình và phi kim điển hình), tạo phân tử ZY2.

  • Câu 13: Vận dụng
    HF có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so với HCI, HBr, HI

    Vì sao HF có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so với HCI, HBr, HI.

    Hướng dẫn:

    Liên kết hydrogen mạnh mẽ hơn rất nhiều so với tương tác van der Waals

    Giữa các phân tử hydrogen fluoride (HF) có liên kết hydrogen:

    Giữa các phân tử HCl cũng như HBr và HI không có liên kết hydrogen.

    Điều này ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi của HF cao hơn hẳn so với HCl, HBr, HI.

  • Câu 14: Vận dụng
    Chất không thể tạo được liên kết hydrogen

    Chất nào sau đây không thể tạo được liên kết hydrogen?

    Hướng dẫn:

    Điều kiện cần và đủ để tạo thành liên kết hydrogen:

    Nguyên tử hydrogen liên kết với các nguyên tử có độ âm điện lớn như F, O, N,...

    Nguyên tử F, O, N,... liên kết với hydrogen phải có ít nhất một cặp electron hóa trị chưa liên kết.

    CH4 không tạo được liên kết hydrogen với nhau vì C không có cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết.

    IMG_256

  • Câu 15: Vận dụng
    Xác định vị trí của nguyên tố M trong BTH

    Cation M2+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Xác định vị trí của nguyên tố M trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron của cation M2+: 1s22s22p63s23p6.

    Nguyên tử M nhường 2 electron để tạo thành ion M2+:

    M → M2+ + 2e.

    → Cấu hình electron của nguyên tử R: 1s22s22p63s23p64s2 (Z = 20).

    → M nằm ở ô 20, chu kì 4, nhóm IIA.

  • Câu 16: Thông hiểu
    Công thức cấu tạo của CO2

    Công thức cấu tạo của CO2

    Hướng dẫn:

    Trong hân tử CO2, mỗi nguyên tử O góp chung 2 electron, nguyên tử C góp chung 4 electron chia đều cho 2 nguyên tử O.

    \Rightarrow Công thức cấu tạo của CO2 là O=C=O.

  • Câu 17: Nhận biết
    Hình thành liên kết ion

    Liên kết ion thường được hình thành khi

    Hướng dẫn:

    Liên kết ion thường được hình thành khi kim loại điển hình tác dụng với phi kim điển hình.

  • Câu 18: Vận dụng
    Tính thành phần phần trăm khối lượng của R trong oxide

    Cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Thành phần phần trăm khối lượng của R trong oxide cao nhất là 

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron của R+: 1s22s22p6.

    \Rightarrow Nguyên tử R nhường 1 electron để tạo thành cation R+:

    R → R+ + 1e.

    \Rightarrow Cấu hình electron của nguyên tử R: 1s22s22p63s1 (Z = 11).

    \Rightarrow R là Na, có hóa trị I.

    Oxide cao nhất của R là: Na2O.

    \Rightarrow\%{\mathrm m}_{\mathrm R}=\frac{2.23}{62}.100\%\approx74,19\%

  • Câu 19: Vận dụng
    Phân tử có liên kết phân cực mạnh nhất

    Cho các phân tử: HCl, HBr, HI, HF. Phân tử có liên kết phân cực mạnh nhất là

    Hướng dẫn:

    HF có: \triangle_{\mathrm\chi} = 3,98 - 2,2 = 1,78

    HCl có: \triangle_{\mathrm\chi} = 3,16 - 2,2 = 0,96

    HBr có: \triangle_{\mathrm\chi} = 2,96 - 2,2 = 0,76

    HCl có: \triangle_{\mathrm\chi} = 2,66 - 2,2 = 0,46

    Chất có liên kết phân cực mạnh nhất thì \triangle_{\mathrm\chi} lớn nhất 

    \Rightarrow HF có liên kết phân cực lớn nhất.

  • Câu 20: Vận dụng cao
    Xác định loại liên kết

    M thuộc nhóm IIA, X thuộc nhóm VIA. Trong oxit cao nhất M chiếm 71,43% khối lượng, còn X chiếm 40% khối lượng. Liên kết giữa X và M trong hợp chất thuộc loại liên kết nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    M thuộc nhóm IIA \Rightarrow oxit cao nhất của M có dạng MO.

    \%{\mathrm m}_{\mathrm M}\;=\;\frac{{\mathrm M}_{\mathrm M}}{{\mathrm M}_{\mathrm{MO}}}.100\%=\;71,43\%

    ⇒ MM = 40 (Ca)

    Oxit của X có dạng XO3

    Tương tự, ta có:

    40=\frac{{\mathrm M}_{\mathrm X}}{{\mathrm M}_{\mathrm X}+16.3}.100\%\;\Rightarrow{\mathrm M}_{\mathrm X}=32\;(\mathrm S)

    ⇒ Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi M và X là: CaS

    ⇒ Hợp chất có liên kết ion .

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
Sắp xếp theo