Bài học: Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng đã giới thiệu cho các em lý thuyết tốc độ phản ứng và biểu thức tốc độ phản ứng. Bên cạnh là các ví dụ và bài tập có lời giải chi tiết, xây dựng dựa trên kiến thức trọng tâm chương trình hóa 10 Chân trời sáng tạo
Tốc độ phản ứng của phản ứng hoá học là đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
Kí hiệu: ν .
Đơn vị: (Đơn vị nồng độ)/(đơn vị thời gian)
Hình 1. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi nồng độ chất phản ứng nồng độ của chất phản ứng và (màu tím) và sản phẩm (màu xanh) theo thời gian
aA + bB → bC + dD
Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng:
Trong đó:
: tốc độ trung bình của phản ứng
: sự biến thiên nồng độ
: biến thiên thời gian
C1, C2 là nồng độ của một chất tại 2 thời điểm tương ứng t1, t2.
Ví dụ: Cho phản ứng hóa học:
Sau thời gian từ giây 61 đến giây 120, nồng độ NO2 tăng từ 0,30M lên 0,40M. Tính tốc độ trung bình của phản ứng.
Hướng dẫn giải:
Biến thiên thời gian phản ứng: t = t2 - t1 = 120 − 61 = 59 (s)
Biến thiên nồng độ của NO2 trong phản ứng: CNO2 = 0,40 – 0,30 = 0,10 (M)
Tốc độ trung bình của phản ứng là:
Phản ứng đơn giản có dạng:
aA+ bB → cC + dD
Mối quan hệ giữa nồng độ và tốc độ tức thời của phản ứng hoá học được biểu diễn bằng biểu thức:
Trong đó:
k là hằng số tốc độ phản ứng.
CA, CB là nồng độ (M) chất A, B tại thời điểm đang xét.
Chú ý:
Ví dụ: Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín:
2NO(g) + O2 → 2NO2(g)
Viết biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng.
Hướng dẫn giải:
Biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng trên là: