Luyện tập Liên kết cộng hóa trị

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Liên kết cộng hóa trị được chia thành

    Dựa vào số cặp electron chung, liên kết cộng hóa trị được chia thành mấy loại?

    Hướng dẫn:

    Dựa vào số cặp electron chung, liên kết cộng hóa trị được chia thành 3 loại:

    Liên kết đơn (1 cặp electron chung)

    Liên kết đôi (2 cặp electron chung)

    Liên kết ba (3 cặp electron chung).

  • Câu 2: Thông hiểu
    Công thức cấu tạo của SO2

    Công thức cấu tạo của SO2

    Hướng dẫn:

     Công thức cấu tạo của SO2 là O=S→O.

  • Câu 3: Vận dụng
    Liên kết nào bền nhất

    Cho biết năng lượng liên kết của H–F là 565 KJ mol-1; H–Cl là 431 KJ mol-1; H–Br là 364 KJ mol-1; H–I là 297 KJ mol-1. Trong các liên kết trên, liên kết nào bền nhất?

    Hướng dẫn:

    Năng lượng liên kết càng thấp, liên kết càng kém bền và càng dễ bị phá vỡ

    Năng lượng liên kết càng lớn, liên kết đó càng bền.

    → So sánh độ bền liên kết: H–F > H–Cl > H–Br > H–I

  • Câu 4: Thông hiểu
    Hợp chất cộng hóa trị

    Hợp chất nào sau đây là hợp chất cộng hóa trị?

    Hướng dẫn:

    Các hợp chất NaCl, Na2O, KCl là các hợp chất ion được hình thành từ kim loại điển hình và phi kim điển hình.

    HCl là hợp chất cộng hóa trị. Nguyên tử hydrogen liên kết với nguyên tử chlorine bằng cách mỗi nguyên tử góp chung 1 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung trong phân tử HCl.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Tính chất của các chất có liên kết cộng hóa trị

    Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính chất của các chất có chứa liên kết cộng hóa trị?

    Hướng dẫn:

    Nhận định "Tương tác giữa các phân tử có liên kết cộng hóa trị mạnh hơn nhiều so với các phân tử có liên kết ion" ⇒ Sai vì Tương tác giữa các phân tử có liên kết cộng hóa trị yếu hơn nhiều so với các phân tử có liên kết ion.

  • Câu 6: Vận dụng
    Số phát biểu đúng

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Trong phân tử HCl, cặp electron chung bị lệch về phía nguyên tử H.

    (2) Liên kết σ kém bền hơn liên kết π.

    (3) Liên kết được tạo nên từ xen phủ trục của hai AO gọi là liên kết sigma (σ).

    (4) Liên kết được tạo nên từ xen phủ bên của hai AO gọi là liên kết pi (π).

    Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

    Hướng dẫn:

    Phát biểu đúng: (3), (4).

    Phát biểu (1) không đúng, vì: Trong phân tử HCl, cặp electron chung bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn là Cl.

    Phát biểu (2) không đúng, vì: 

    Tính chất của liên kết σ là đối xứng qua trục liên kết, các nguyên tử tham gia liên kết quay quanh trục liên kết. Liên kết σ bền hơn các loại liên kết khác.

    Tính chất của liên kết π là không có tính đối xứng trục, nên hai nguyên tử tham gia liên kết không có khả năng quay quanh trục liên kết và kém bền hơn các liên kết khác.

    Vậy liên kết σ bền hơn liên kết π.

  • Câu 7: Nhận biết
    Chọn phát biểu đúng về liên kết cộng hóa trị

    Phát biểu nào sau đây đúng về liên kết cộng hóa trị?

    Hướng dẫn:

    Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.

    Ví dụ: Liên kết cộng hóa trị giữa hai nguyên tử F trong phân tử Flourine (F2).

  • Câu 8: Nhận biết
    Biểu diễn liên kết

    Nếu giữa hai nguyên tử chỉ có một cặp electron chung thì cặp electron này được biểu diễn

    Hướng dẫn:

    Giữa hai nguyên tử chỉ có một cặp electron chung thì cặp electron này được biểu diễn bằng một nối đơn (–) và gọi là liên kết đơn.

    Giữa hai nguyên tử có hai cặp electron chung thì hai cặp electron này được biểu diễn bằng một nối đôi (=) và gọi là liên kết đôi.

    Giữa hai nguyên tử có ba cặp electron chung thì ba cặp electron này được biểu diễn bằng một nối ba (≡) và gọi là liên kết ba.

  • Câu 9: Nhận biết
    Liên kết cộng hóa trị là

    Liên kết cộng hóa trị là

    Hướng dẫn:

    Liên kết cộng hóa trị là lên kết được hình thành bởi một hay nhiều cặp electron chung giữa hai nguyên tử

    Ví dụ: Sự hình thành phân tử HCl

    Nguyên tử H có 1 electron ở lớp ngoài cùng, có xu hướng nhận thêm 1 electron

    Nguyên tử Cl có 7 electron ở lớp ngoài cùng, có xu hướng nhận thêm 1 electron

    ⇒ Nguyên tử H và Cl sẽ góp 1 electron tạo thành 1 cặp electron chung

  • Câu 10: Nhận biết
    Xác định liên kết

    Liên kết mà cặp electron chung được đóng góp từ một nguyên tử được gọi là

    Hướng dẫn:

    Liên kết mà cặp electron chung được đóng góp từ một nguyên tử được gọi là liên kết cho – nhận.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không cực

    Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, KCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không cực là

    Hướng dẫn:

    Có 2 chất trong dãy chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không cực là N2, H2

  • Câu 12: Thông hiểu
    Liên kết nào bền nhất

    Cho biết năng lượng liên kết của H–F là 565 KJ mol-1; H–Cl là 431 KJ mol-1; H–Br là 364 KJ mol-1; H–I là 297 KJ mol-1. Trong các liên kết trên, liên kết nào bền nhất?

    Hướng dẫn:

    Năng lượng liên kết càng lớn, liên kết đó càng bền.

    So sánh độ bền liên kết:

    565  KJ mol-1 > 431 KJ > 364 KJ mol-1 >  297 KJ mol-1

    H–F > H–Cl > H–Br > H–I.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Liên kết cộng hóa trị phân cực

    Dãy các chất trong dãy nào sau đây chỉ có liên kết cộng hóa trị phân cực:

    Hướng dẫn:

    KCl, KHSO4, có liên kết ion.

    N2 có liên kết cộng hóa trị không phân cực.

    Vậy chỉ có dãy chất HCl, H2S, H3PO4, NO2

  • Câu 14: Vận dụng
    Số cặp e dùng chung trong phân tử NH3

    Trong phân tử ammonia (NH3), số cặp electron chung giữa nguyên tử nitrogen và các nguyên tử hydrogen là

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử H có 1 electron ở lớp ngoài cùng

    Nguyên tử N có 5 electron ở lớp ngoài cùng

    ⇒ Nguyên tử H cần thêm 1 electron và N cần thêm 3 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm

    ⇒ Khi 3 nguyên tử H và 1 nguyên tử N liên kết với nhau, mỗi nguyên tử H góp 1 electron và nguyên tử N góp ra 3 electron để tạo ra 3 đôi electron dùng chung.

    Số cặp electron chung giữa nguyên tử nitrogen và các nguyên tử hydrogen là 3.

  • Câu 15: Nhận biết
    Độ bền của liên kết

    Nhận định nào sau đây đúng với độ bền của một liên kết?

    Hướng dẫn:

     Độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết giảm.

  • Câu 16: Vận dụng
    Xác định liên kết cộng hóa trị không phân cực

    Liên kết nào dưới đây là liên kết cộng hóa trị không phân cực? Biết độ âm điện của các nguyên tố Na, O, H, C lần lượt là 0,93; 3,44; 2,20; 2,55.

    Hướng dẫn:

    Liên kết Na – O có hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử tham gia liên kết là:

    3,44 - 0,93 = 2,51 > 1,7 ⇒ Liên kết ion.

    Liên kết O – H có hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử tham gia liên kết là:

    3,44 - 2,96 = 0,48 > 4 là liên kết cộng hóa trị phân cực.

    Liên kết Na – C có hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử tham gia liên kết là:

    2,55 - 0,93 = 1,62 < 1,7 là liên kết cộng hóa trị phân cực.

    Liên kết C – H có hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử tham gia liên kết là

    (2,55 – 2,20) = 0,35 < 0,4 ⇒ là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

  • Câu 17: Thông hiểu
    Hợp chất cả liên kết cộng hóa trị và liên kết ion

    Hợp chất nào sau đây chứa cả liên kết cộng hóa trị và liên kết ion?

    Hướng dẫn:

    Hợp chất KOH chứa cả liên kết cộng hóa trị và liên kết ion.

  • Câu 18: Vận dụng
    Xác định liên kết hóa học

    Chất vừa có liên kết cộng hóa trị phân cực, vừa có liên kết cộng hóa trị không phân cực là

    Hướng dẫn:

    Phân tử C2F6 vừa có liên kết cộng hóa trị phân cực vừa có liên kết cộng hóa trị không phân cực.

    Xét liên kết giữa C và F ta có hiệu độ âm điện là: 3,98 - 2,55 = 1,43  < 1,7→  liên kết cộng hóa trị phân cực.

    Xét liên kết giữa C và C có hiệu độ âm điện bằng 0 → liên kết cộng hóa trị không phân cực.

  • Câu 19: Nhận biết
    Công thức biểu diễn cấu tạo nguyên tử

    Công thức biểu diễn cấu tạo nguyên tử qua các liên kết và các electron hóa trị riêng là

    Hướng dẫn:

    Công thức biểu diễn cấu tạo nguyên tử qua các liên kết (cặp electron dùng chung) và các electron hóa trị riêng là công thức Lewis.

    Ví dụ: Sự tạo thành phân tử HCl

  • Câu 20: Vận dụng
    Tìm số liên kết σ và π trong phân tử C2H2

    Số liên kết σ và π có trong phân tử C2H2 lần lượt là?

    Hướng dẫn:

    Ta có công thức cấu tạo của C2H2 là: H-C≡C-H

    Liên kết 3 gồm 1 liên kết σ và 2 liên kết π.

    Vậy tổng số liên kết σ và π có trong phân tử C2H2 lần lượt là: 3 và 2

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 13 lượt xem
Sắp xếp theo