Luyện tập Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Quan điểm hiện đại

    Sự chuyển động của electron theo quan điểm hiện đại được mô tả:

    Hướng dẫn:

    Theo mô hình hiện đại, trong nguyên tử, electron chuyển động rất nhanh, không theo quỹ đạo xác định. Người ta có thể xác định được vùng không gian xung quanh hạt nhân mà ở đó xác suất có mặt electron là lớn nhất (khoảng 90%).

  • Câu 2: Nhận biết
    Khái niệm Orbital nguyên tử

    Orbital nguyên tử là

    Hướng dẫn:

    Orbital nguyên tử (Atomic Orbital, viết tắt AO) là khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà tại đó xác suất tìm thấy electron là lớn nhất (khoảng 90%).

  • Câu 3: Thông hiểu
    Electron nào quyết định tính chất hóa học

    Electron nào quyết định tính chất hóa học của một nguyên tố.

    Hướng dẫn:

    Trong nguyên tử, những electron ở lớp ngoài cùng quyết định tính chất hoá học của nguyên tử nguyên tố.

    Thí dụ: Sodium có 1e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính chất của kim loại, oxygen có 6e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính chất của phi kim.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Số e tối đa phân bố trên lớp M

    Số electron tối đa có thể phân bố trên lớp M là

    Hướng dẫn:

    Lớp M là lớp thứ 3

    Lớp thứ 3 có 3 phân lớp là 3s, 3p, 3d

    Phân lớp s tối đa 2e, phân lớp p tối đa 6e, phân lớp d tối đa 10e

    ⇒ Số e tối đa ở lớp M = 2 + 6 + 10 = 18

  • Câu 5: Nhận biết
    Lớp electron thứ 3

    Lớp electron thứ 3 có bao nhiêu phân lớp?

    Hướng dẫn:

    Lớp thứ n có n phân lớp (với n ≤ 4).

    Vậy lớp thứ 3 có 3 phân lớp.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Chọn phát biểu đúng

    Phát biểu nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Lớp N (n = 4) có 4 phân lớp: 4s; 4p; 4d; 4f. 

    Lớp M (n = 3) có 3 phân lớp: 3s, 3p, 3d 

    Số orbital trong lớp thứ n bằng n2 (với n ≤ 4).

    ⇒ Lớp thứ 4 (lớp N) có 42 = 16 orbital 

    Lớp thứ 3 (lớp M) có 32 = 9 orbital 

  • Câu 7: Thông hiểu
    Xác định số đơn vị điện tích hạt nhân

    Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên ba lớp, lớp thứ ba có 5 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là

    Hướng dẫn:

    Theo chiều tăng của mức năng lượng: 1s 2s 2p 3s 3p 4s …

    Lớp thứ 3 có 5 electron ⇒ 2 electron được điền vào 3s và 3 electron được điền vào 3p

    Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p3

  • Câu 8: Nhận biết
    Nhận định nào đúng

    Phát biểu nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Các electron trên cùng phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.

    Lớp K gần hạt nhân nhất.

    Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau.

    Lớp N (n = 4) có n2 = 42 = 16 AO.

  • Câu 9: Vận dụng
    Xác định nguyên tố hóa học dựa vào cấu hình e

    Nguyên tử của nguyên tố hoá học nào có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p64s1?

    Hướng dẫn:

    Tổng số e = 2 + 2 + 6 + 2 + 6 + 1 = 19 = Z

    Vậy nguyên tố đó là K có số hiệu nguyên tử là 19.

  • Câu 10: Vận dụng
    Cấu hình electron của ion M-

    Hạt nhân nguyên tử M có 17 proton, 18 notron. Cấu hình electron của ion M- là :

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron của M là: 1s22s22p63s23p5

    Ta có: M + 1e → M-

    Vậy cấu hình electron của M là: 1s22s22p63s23p6

  • Câu 11: Thông hiểu
    Phân lớp 3d có số electron tối đa

    Phân lớp 3d có số electron tối đa là

    Hướng dẫn:

    Số electron tối đa trên phân lớp s = 2, p = 6, d = 10, f = 14.

  • Câu 12: Nhận biết
    Chọn phát biểu sai

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Phát biểu "Lớp M có 6 phân lớp" sai do lớp M (n = 3) có 3 phân lớp 3s; 3p; 3d.

  • Câu 13: Nhận biết
    Trong 1 AO chứa tối đa số e

    Trong 1 orbital chứa tối đa bao nhiêu electron?

    Hướng dẫn:

    Trong 1 orbital chứa tối đa 2 electron có chiều tự quay ngược nhau.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Cấu hình nào sau đây viết sai

    Cấu hình electron nào sau đây viết sai?

    Hướng dẫn:

    Cấu hình 1s22s22p63s23p64s24p5 sai vì

    Thiếu phân lớp 3d. Trước khi electron được điền vào phân lớp 4p phải điền vào phân lớp 3d. 

  • Câu 15: Vận dụng
    Xác định nguyên tử X, Y

    Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y có một electron ở lớp ngoài cùng 4s. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 3. Nguyên tử X, Y lần lượt là

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử của nguyên tố Y có một electron ở lớp ngoài cùng 4s

    ⇒ cấu hình electron nguyên tử Y là: 1s22s22p63s23p64s1.

    Ta thấy Y có 1 electron ở lớp ngoài cùng ⇒ Y là kim loại

    Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 3 nên số electron của X là:

    19 – 3 = 16.

    Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23p4.

    Ta thấy X có 6 electron ở lớp ngoài cùng ⇒ X là phi kim.

  • Câu 16: Vận dụng
    Xác đinh nguyên tố

    Cho nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Nguyên tố X và Y lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử nguyên tố X có tổng các electron trong các phân lớp p là 7, nên cấu hình electron nguyên tử X là: 1s22s22p63s23p1

    ⇒ ZX = 13 ⇒ X là Al (Aluminium).

    Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt nên:

    2ZY – 2ZX = 8

    ⇒ ZY = ZX + 4 = 13 + 4 =17

    ⇒ Y là Cl (Chlorine).

  • Câu 17: Thông hiểu
    Chọn phát biểu đúng

    Phát biểu nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Các nguyên tử của nguyên tố khí hiếm đều có 8 electron lớp ngoài cùng => Sai vì He là cũng khí hiếm và chỉ có 2 electron lớp ngoài cùng

    Các nguyên tố mà nguyên tử có 1, 2 hoặc 3 electron lớp ngoài cùng đều là kim loại => Sai vì phải trừ H, Be và B có 1, 2, 3 electron lớp ngoài nhưng không phải kim loại.

    Các nguyên tố mà nguyên tử có 5, 6 hoặc 7 electron lớp ngoài cùng đều là phi kim => Sai vì các nguyên tố mà nguyên tử có 5, 6 hoặc 7 electron lớp ngoài cùng thường là phi kim.

  • Câu 18: Vận dụng
    Cấu hình electron của nguyên tử Ca

    Cấu hình electron của nguyên tử Ca (Z= 20) ở trạng thái cơ bản là

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử có Z = 20 nên nguyên tử có 20 electron.

    ⇒ Cấu hình electron của nguyên tử Ca là: 1s22s22p63s23p64s2.

  • Câu 19: Nhận biết
    Kí hiệu của các lớp thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư

    Theo chiều từ hạt nhân ra ngoài lớp vỏ, các electron được sắp xếp vào các lớp electron. Kí hiệu của các lớp thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư lần lượt là

    Hướng dẫn:

    Theo chiều từ hạt nhân ra ngoài lớp vỏ, các electron được sắp xếp vào các lớp electron. Kí hiệu của các lớp như sau:

    Lớp thứ nhất được gọi là lớp K

    Lớp thứ hai được gọi là lớp L

    Lớp thứ ba được gọi là lớp M

    Lớp thứ tư được gọi là lớp N.

  • Câu 20: Vận dụng
    Số electron độc thân trong nguyên tử F

    Nguyên tử F có Z = 9. Số electron độc thân trong nguyên tử F là

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron nguyên tử của F là:

    1s22s22p5

    Cấu hình theo ô orbital của F là:

    Như vậy nguyên tử F có 1 electron độc thân thuộc AO 2p.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (35%):
    2/3
  • Thông hiểu (35%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1.033 lượt xem
Sắp xếp theo