Bài học: Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất nhóm VIIA đã giới thiệu cho các em lí thuyết về vị trí, trạng thái tự nhiên, cấu hình electron, tính chất vật lí, hóa học và ứng dụng các halogen. Bên cạnh là các ví dụ và bài tập có lời giải chi tiết, xây dựng dựa trên kiến thức trọng tâm chương trình hóa 10 Chân trời sáng tạo
Nhóm halogen gồm những nguyên tố thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: fluorine (F); chlorine (Cl); bromine (Br); iodine (I); astatine (At) và tennessine (Ts).
Trong đó astatine (At) và tennessine (Ts) là các nguyên tố phóng xạ.
Hình 1: Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn
Halogen trong tự nhiên không tồn tại ở dạng đơn chất, chủ yếu tồn tại dưới dạng muối của các ion halide (F-, Cl-, Br-, I-).
Hình 2: Một số khoáng chất chứa ion halide
Ví dụ:
Kết luận: Đơn chất halogen tồn tại ở dạng phân tử X2, liên kết trong phân tử là liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Các halogen ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực như hexane (C6H14), carbon tetrachloride (CCl4), …
Từ fluorine đến iodine:
Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của đơn chất halogen bị ảnh hưởng bởi tương tác van der Waals giữa các phân tử. Từ fluorine đến iodine, khối lượng phân tử và bán kính nguyên tử tăng, làm tăng tương tác van der Waals, dẫn đến nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng.
Halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np5, nên nguyên tử có xu hướng nhận thêm 1 electron hoặc dùng chung electron với nguyên tử khác để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm tương ứng:
X + 1e → X-
Các halogen phản ứng với kim loại thể hiện các mức độ khác nhau:
Ví dụ:
2Ag + F2 → 2AgF
Ví dụ:
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Ví dụ:
2Na + Br2 → 2NaBr
Ví dụ:
2Al + 3I2 2AlI3
Hình 3: Thí nghiệm halogen phản ứng với kim loại
Các halogen phản ứng với hydrogen, tạo thành hydrogen halide:
Halogen tác dụng với dung dịch kiềm, sản phẩm tạo thành phụ thuộc vào nhiệt độ phản ứng.
Ví dụ:
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
3Cl2 + 6NaOH 5NaCl + NaClO3 + 3H2O
Dung dịch hỗn hợp NaCl và NaClO được gọi là nước Javel, có tính oxi hóa mạnh nên được dùng làm chất tẩy màu và sát trùng.
Trong dung dịch, các halogen có tính oxi hóa mạnh hơn sẽ phản ứng với muối halide của halogen có tính oxi hóa yếu hơn để tạo ra các halogen có tính oxi hóa yếu hơn.
Ví dụ:
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
Phương trình hoá học điều chế khí Cl2:
2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2↑ + 8H2O
Ứng dụng của fluorine trong sản xuất kem đánh răng
Ứng dụng của chlorine trong sản xuất dung môi hữu cơ
Ứng dụng bromine trong sản xuất phim cuộn