Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 Chương 6: Tốc độ phản ứng hóa học

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Thời gian làm bài: 15 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
15:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Trường hợp làm tốc độ phản ứng tăng lên 4 lần

    Cho phản ứng: 2SO2 + O2 \leftrightharpoons 2SO3. Biết thể tích bình phản ứng không đổi. Tốc độ phản ứng tăng lên 16 lần khi:

    Hướng dẫn:

    Gọi k là hằng số tốc độ phản ứng \Rightarrow Công thức tính tốc độ phản ứng theo k: 

    \overline{\mathrm v}=\mathrm{kC}_{\mathrm{SO}2}^2.{\mathrm C}_{{\mathrm O}_2}

    - Khi tăng nồng độ của SO2 lên 2 lần thì tốc độ phản ứng tăng lên 22 = 4 lần.

    - Khi tăng nồng độ của SO2 lên 4 lần thì tốc độ phản ứng tăng lên 42 = 16 lần.

    - Khi tăng nồng độ của O2 lên 2 lần thì tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần.

    - Khi tăng đồng thời nồng độ SO2 và O2 lên 2 lần thì tốc độ phản ứng tăng lên 22.2 = 8 lần.

  • Câu 2: Vận dụng
    Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo O2

    Cho phản ứng ở 45°C

    2N2O5(g) ⟶ O2(g) + 2N2O4(g)

    Sau 275 giây đầu tiên, nồng độ của O2 là 0,188 M. Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo O­2 trong khoảng thời gian trên.

    Hướng dẫn:

    Vì O2 là sản phẩm nên nồng độ tại thời điểm ban đầu của O2 bằng 0, do đó:

    ΔCO2 = 0,188−0 = 0,188(M)

    Theo bài ta có:

    \overline{\mathrmu}=\frac11.\frac{\triangle{\mathrm C}_{{\mathrm O}_2}}{\triangle\mathrm t}=\frac{0,188}{275}\approx6,8.10^{-4}(\mathrm M/\mathrm{giây})

  • Câu 3: Vận dụng
    Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo H2O2 trong 60 giây

    Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 33,6 ml khí O2 (ở đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 60 giây là

    Hướng dẫn:

    {\mathrm n}_{{\mathrm O}_2}=\frac{0,0336}{22,4}=0,0015\;\mathrm{mol}

    2H2O2 \xrightarrow{{\mathrm{MnO}}_2} 2H2O + O2

    Theo phương trình phản ứng:

    nH2O2 phản ứng = 2nO2 = 2.0,0015 = 0,003 mol

    Lượng H2O2 phản ứng này chính là lượng H2O2 biến đổi trong 60 giây:

    \Rightarrow\triangle{\mathrm C}_{{\mathrm H}_2{\mathrm O}_2}=\frac{0,003}{0,1}=0,03\;(\mathrm{mol}/\mathrm L)

    \Rightarrow\overline{\mathrmu}=\frac{0,03}{60}\;=5.10^{-4}\;\mathrm{mol}/(\mathrm L.\mathrm s)

  • Câu 4: Vận dụng cao
    Tính tốc độ trung bình của phản ứng và tính giá trị m

    Đổ một lượng dung dịch H2SO4 vào cốc đựng dung dịch Na2S2O3 được 40 ml dung dịch X. Nồng độ ban đầu của H2SO4 trong dung dịch X bằng 0,05M. Sau 20 giây quan sát phản ứng, thấy nồng độ H2SO4 chỉ còn 15% so với ban đầu và trong cốc xuất hiện m gam kết tủa vàng. Tốc độ trung bình của phản ứng trong 20 giây quan sát (tính theo H2SO4) và giá trị của m lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Phương trình hóa học của phản ứng xảy ra:

    Na2S2O3 + H2SO4 → S↓ + SO2 + H2O + Na2SO4

    Sau 20 giây quan sát phản ứng, thấy nồng độ H2SO4 chỉ còn 15% so với ban đầu

    ⟹ Nồng độ H2SO4 còn lại = 0,05.15% = 0,0075M.

    Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian 20 giây theo H2SO4

    \overline{\mathrmu}=-\frac11.\frac{0,0075-0,05}{20}=2,125.10^{-3}\;(\mathrm{mol}/(\mathrm l.\mathrm s))

     Nồng độ H 2 SO 4 đã phản ứng: 0,05 - 0,0075 = 0,0425M. 

     ⟹ nH2SO4 (pứ) = 0,0425.0,04 = 1,7.10 -3 (mol) 

    nS↓ = nH2SO4 pứ = 1,7.10-3 (mol)

    Vậy khối lượng kết tủa vàng là m = mS = 1,7.10-3.32 = 0,0544 (g).

  • Câu 5: Nhận biết
    Biểu diễn mối quan hệ giữa nồng độ và tốc độ tức thời

    Mối quan hệ giữa nồng độ và tốc độ tức thời của phản ứng hóa học được biểu diễn bằng biểu thức

    Hướng dẫn:

     Theo định luật tác dụng khối lượng, mối quan hệ giữa nồng độ và tốc độ tức thời của phản ứng hóa học được biểu diễn bằng biểu thức:  \mathrmu=\mathrm k\times\mathrm C_{\mathrm A}^{\mathrm a}\times\mathrm C_{\mathrm B}^{\mathrm b}.

  • Câu 6: Nhận biết
    Hiện tượng xảy ra với tốc độ nhanh nhất

    Hiện tượng nào dưới đây xảy ra với tốc độ nhanh nhất?

    Hướng dẫn:

    Hiện tượng xảy ra với tốc độ nhanh nhất là đốt gas khi nấu ăn.

  • Câu 7: Vận dụng
    Tốc độ phản ứng tăng khi nâng nhiệt độ từ 25oC lên 75oC

    Khi nhiệt độ tăng thêm 10oC, tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần. Tốc độ phản ứng đó sẽ tăng lên bao nhiêu lần khi nâng nhiệt độ từ 25oC lên 75oC.

    Hướng dẫn:

    Gọi nhiệt độ của phản ứng trước và sau khi tăng là t1, t2.

    Tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần nên: \frac{{\mathrm v}_{{\mathrm t}_2}}{{\mathrm v}_{{\mathrm t}_1}}=2

    {\mathrm v}_{{\mathrm t}_2}={\mathrm v}_{{\mathrm t}_1}.\mathrm k^\frac{{\mathrm t}_2-{\mathrm t}_1}{10}\Rightarrow\frac{{\mathrm v}_{{\mathrm t}_2}}{{\mathrm v}_{{\mathrm t}_1}}=2\;\;\;\;\;\;\;\;(1)

    Theo bài ra, nhiệt độ tăng thêm 10oC nên t2 – t1 = 10oC.

     Thay vào (1) ta có: \mathrm k^\frac{{\mathrm t}_2-{\mathrm t}_1}{10}=2\Rightarrow\mathrm k^1\;=\;2^1\;\Rightarrow\mathrm k=\;2

    Khi nâng nhiệt độ từ 25oC lên 75oC thì t2 – t1 = 50oC.

    \mathrm k^\frac{{\mathrm t}_2-{\mathrm t}_1}{10}=\frac{{\mathrm v}_{{\mathrm t}_2}}{{\mathrm v}_{{\mathrm t}_1}}\Rightarrow\frac{{\mathrm v}_{{\mathrm t}_2}}{{\mathrm v}_{{\mathrm t}_1}}=2^\frac{50}{10}=2^5=32

    \Rightarrow Tốc độ phản ứng tăng lên 32 lần.

  • Câu 8: Nhận biết
    Đại lượng dùng để đánh giá mức độ nhanh hay chậm của phản ứng

    Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của các phản ứng hoá học người ta dùng đại lượng nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

    Khái niệm tốc độ phản ứng hóa học dùng để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của một phản ứng.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Tốc độ phản ứng thay đổi

    Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 2CO(g) + O2(g) ⟶ 2CO2(g).

    Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào nếu tăng nồng độ CO gấp 2 lần, nồng độ O2 không đổi.

    Hướng dẫn:

    Theo định luật tác dụng khối lượng, tốc độ tức thời của phản ứng là:

    \mathrmu=\mathrm k.\mathrm C_{\mathrm{CO}}^2.{\mathrm C}_{{\mathrm O}_2}

    Nếu tăng nồng độ CO gấp 2 lần, ta có:

    \mathrmu'= k.(2.CCO)2.CO2 = 4.\mathrm k.\mathrm C_{\mathrm{CO}}^2.{\mathrm C}_{{\mathrm O}_2} = 4u

    Vậy tốc độ phản ứng tăng gấp 4 lần.

  • Câu 10: Vận dụng
    Xác định hệ số nhiệt độ Van't Hoff của phản ứng

    Ở nhiệt độ cao NOCl bị phân hủy theo phản ứng hóa học sau:

    2NOCl → 2NO + Cl2

    Tốc độ phản ứng ở 70oC là 2.10-7 mol/(L.s) và ở 80oC là 4,5.10-7 mol/(L.s). Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff (γ) của phản ứng là

    Hướng dẫn:

     Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff: 

    \frac{{\mathrm v}_{{\mathrm t}_2}}{{\mathrm v}_{{\mathrm t}_1}}=\mathrm\gamma^\frac{{\mathrm t}_2-{\mathrm t}_1}{10} \Rightarrow\frac{4,5.10^{-7}}{2.10^{-7}}=\mathrm\gamma^\frac{80-70}{10}\Rightarrow\mathrm\gamma=2,25

  • Câu 11: Nhận biết
    Hằng số tốc độ k

    Hằng số tốc độ phản ứng k phụ thuộc yếu tố nào sau đây:

    Hướng dẫn:

    Hằng số tốc độ k chỉ phụ thuộc vào bản chất phản ứng và nhiệt độ.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Hằng số tốc độ phản ứng k bằng vận tốc tức thời khi nào

    Hằng số tốc độ phản ứng k bằng vận tốc tức thời u khi nào?

    Hướng dẫn:

    Hằng số tốc độ phản ứng k bằng vận tốc tức thời u khi nồng độ chất phản ứng bằng đơn vị (1M), khi đó k là tốc độ phản ứng và được gọi là tốc độ riêng. 

  • Câu 13: Thông hiểu
    Cách tăng tốc độ cháy

    Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    - Đốt trong lò kín làm hạn chế sự tiếp xúc với O2 \Rightarrow củi khó cháy hơn.

    - Xếp củi chặt làm diện tích tiếp xúc của củi với không khí giảm \Rightarrow giảm khả năng cháy của củi.

    - Thổi hơi nước giúp giảm nhiệt độ cháy \Rightarrow giảm khả năng cháy của củi.

    - Thổi không khí khô giúp tăng nồng độ O2 \Rightarrow củi cháy dễ dàng hơn.

  • Câu 14: Nhận biết
    Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng vào nồng độ

    Đồ thị dưới đây biểu diễn sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng vào nồng độ chất phản ứng:

    Từ đồ thị trên, ta thấy tốc độ phản ứng

    Hướng dẫn:

    Theo đồ thị ta thấy khi nồng độ chất phản ứng tăng, tốc độ phản ứng tăng.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Yếu tố sử dụng làm tăng tốc độ phản ứng

    Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang), yếu tố nào đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng?

    Hướng dẫn:

    Không khí trước khi thổi vào lò luyện gang được nén lại để làm tăng áp suất, và được thổi qua bề mặt nóng của than cốc

    Vậy các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là nhiệt độ, áp suất.

  • Câu 16: Nhận biết
    Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

    Phương án nào dưới đây mô tả đầy đủ nhất các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?

    Hướng dẫn:

     Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:

    • Nồng độ;
    • Nhiệt độ;
    • Áp suất;
    • Chất xúc tác;
    • Diện tích bề mặt tiếp xúc.
  • Câu 17: Vận dụng
    Tốc độ phản ứng thay đổi khi tăng nhiệt độ

    Tốc độ của phản ứng: H2 + I2 \leftrightharpoons HI tăng lên bao nhiêu lần khi nhiệt độ của phản ứng tăng từ 20oC lên 170oC? Biết rằng khi tăng nhiệt độ thêm 25oC thì tốc độ phản ứng tăng lên 3 lần.

    Hướng dẫn:

    Tốc độ phản ứng tăng lên 3 lần nên: \frac{{\mathrm v}_{{\mathrm t}_2}}{{\mathrm v}_{{\mathrm t}_1}}=3

    {\mathrm v}_{{\mathrm t}_2}={\mathrm v}_{{\mathrm t}_1}.\mathrm k^\frac{{\mathrm t}_2-{\mathrm t}_1}{10}\Rightarrow\mathrm k^\frac{{\mathrm t}_2-{\mathrm t}_1}{10}=\frac{{\mathrm v}_{{\mathrm t}_2}}{{\mathrm v}_{{\mathrm t}_1}}=3\;\;\;\;(1)

    Tăng nhiệt độ thêm 25oC thì t2 – t1 = 25oC

    Thay vào (1):

    \mathrm k^\frac{{\mathrm t}_2-{\mathrm t}_1}{10}=\mathrm k^{2,5}\;=\;3\;\Rightarrow\mathrm k\;=\;1,552

     Khi phản ứng tăng từ 20oC lên 170oC thì t2 – t1 = 150oC

    \Rightarrow\frac{{\mathrm v}_{{\mathrm t}_2}}{{\mathrm v}_{{\mathrm t}_1}}=\mathrm k^\frac{{\mathrm t}_2-{\mathrm t}_1}{10}=1,552^{15}=730

    \Rightarrow Tốc độ phản ứng tăng lên 730 lần.

  • Câu 18: Thông hiểu
    Tìm câu sai

    Nội dung nào thể hiện trong các câu sau là sai?

    Hướng dẫn:

    - Nội dung: Thực phẩm bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn đúng vì khi đó nhiệt độ giảm nên tốc độ phản ứng phân hủy thực phẩm giảm, thực phẩm giữ được lâu hơn.

    - Nội dung: Nấu thực phẩm trong nồi áp suất nhanh chín hơn so với khi nấu chúng ở áp suất thường đúng vì tăng áp suất tốc độ phản ứng tăng.

    - Nội dung: Than cháy trong oxi nguyên chất nhanh hơn khi cháy trong không khí đúng vì tăng nồng độ chất phản ứng thì tốc độ phản ứng tăng.

    - Nội dung: Nhiên liệu cháy ở tầng khí quyển trên cao nhanh hơn khi cháy ở mặt đất sai vì ở tầng khí quyển trên cao khí oxi loãng hơn so với mặt đất nên nhiên liệu cháy chậm hơn.

  • Câu 19: Vận dụng
    Tính tốc độ trung bình của phản ứng

    Cho phản ứng hóa học: 2A + B → 2C

    Nồng độ ban đầu của A là 1 mol/l, của B là 0,8 mol/l. Sau 10 phút, nồng độ của B chỉ còn 20% nồng độ ban đầu. Tốc độ trung bình của phản ứng là

    Hướng dẫn:

    Sau 10 phút nồng độ của B còn lại là:

    CB' = 20%.0,8 = 1,6(M)

    Tốc độ trung bình của phản ứng là:

    \overline{\mathrm v}=-\frac11.\frac{\mathrm C'_{{}_{\mathrm B}}-{\mathrm C}_{\mathrm B}}{\triangle\mathrm t}=-\frac{0,16-0,8}{10}=0,064\;(\mathrm{mol}/\mathrm L.\mathrm{phút})

  • Câu 20: Vận dụng cao
    Tính thời gian để hòa tan hết tấm Zn

    Để hòa tan một tấm Zn trong dung dịch HCl ở 20oC thì cần 27 phút, cũng tấm Zn đó tan hết trong dung dịch HCl nói trên ở 40oC trong 3 phút. Hỏi để hòa tan hết tấm Zn đó trong dung dịch HCl trên ở 55oC thì cần bao nhiêu thời gian?

    Hướng dẫn:

    Theo bài ra ta có:

    Cứ (40 - 20) = 20oC thì tốc độ phản ứng tăng: 27/3 = 9 lần.

    Suy ra ở nhiệt độ 55oC thì tốc độ phản ứng tăng:

    9^\frac{55-20}{20}=46,77\;(\mathrm{lần})

    Vậy thời gian để hòa tan hết mẫu Zn đó ở 55 độ C là:

    \frac{27}{46,77}=\;0,577\;\mathrm{phút}\;=\;34,64\mathrm s

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo