Bài học: Enthalpy tạo thành và biến thiên Enthalpy của phản ứng hóa học đã giới thiệu cho các em lý thuyết phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt, biến thiên enthalpy chuẩn và enthalpy tạo thành của phản ứng. Bên cạnh là các ví dụ và bài tập có lời giải chi tiết, xây dựng dựa trên kiến thức trọng tâm chương trình hóa 10 Chân trời sáng tạo
Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường.
Ví dụ:
Fe2O3 + 2Al Al2O3 + 2Fe
C + O2 CO2
CaCO3(s) CaO(s) + CO2(g)
Nếu ngừng cung cấp nhiệt thì phản ứng sẽ không tiếp tục xảy ra
2KClO2(s) 3O2(g) + 2KCl(s)
Biến thiên enthalpy của phản ứng là lượng nhiệt tỏa ra hay thu vào của một phản ứng hóa học trong quá trình đẳng áp (áp suất không đổi).
Điều kiện chuẩn:
Áp suất 1 bar (đối với chất khí).
Nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch)
Nhiệt độ không đổi, thường chọn nhiệt độ 25°C (hay 298 K).
Phương trình nhiệt hóa học là phương trình phản ứng hoá học có kèm theo nhiệt phản ứng và trạng thái của các chất đầu (cđ) và sản phẩm (sp).
Ví dụ 1: CH4(g) + H2O(l) → CO(g) + 3H2(g) = 250kJ
Ví dụ 2: CO(g) + 1/2O2(g) → CO2(g) = -283,0kJ
Các phương trình hóa học của phản ứng trong Ví dụ 1 và 2 được gọi là phương trình nhiệt hóa học.
Chú ý: