Đề kiểm tra 45 phút Hóa 10 Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 40 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 40 điểm
  • Thời gian làm bài: 45 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
45:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Nguyên tử có độ âm điện lớn nhất

    Theo độ âm điện của Pauling, nguyên tử có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn là

    Hướng dẫn:

    Theo độ âm điện của Pauling, nguyên tử có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn là F với độ âm điện là 3,98.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Xác định vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn

    Nguyên tố X có cấu hình electron hóa trị là 3d104s1. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:

    Hướng dẫn:

    X có 4 lớp electron \Rightarrow X thuộc chu kì 4

    X có 1 electron lớp ngoài cùng và có electron cuối cùng điền vào phân lớp d \Rightarrow X thuộc nhóm IB.

    Vậy  X thuộc chu kì 4, nhóm IB.

  • Câu 3: Vận dụng
    Xác định số hiệu nguyên tử của X, Y

    Hai nguyên tố X và Y thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong một chu kì có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 51. Số hiệu nguyên tử của X và Y lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Giả sử: ZY > ZX, ta có: ZX + ZY = 51             (1)

    Vì X, Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì nên có 2 trường hợp:

    • Trường hợp 1: ZY – ZX = 1                            (2)

    Từ (1) và (2) ta được: ZX = 25; ZY = 26

    ZX = 25: 1s22s22p63s23p63d54s2 \Rightarrow chu kì 4, nhóm VIIB

     ZY = 26: 1s22s22p63s23p63d64s2 \Rightarrow chu kì 4, nhóm VIIIB

    Trường hợp 1 loại vì 2 nguyên tố X, Y thuộc nhóm B, còn đề bài cho 2 nguyên tố X và Y thuộc nhóm A.

    • Trường hợp 2: ZY – ZX = 11                             (3)

    Từ (1) và (3) ta được: ZX = 20; ZY = 31

    ZX = 20: 1s22s22p63s23p64s2 \Rightarrow chu kì 4, nhóm IIA

    ZY = 31: 1s22s22p63s23p63d104s24p1 \Rightarrow chu kì 4, nhóm IIIA

    Trường hợp 2 cả 2 nguyên tố X và Y thuộc nhóm A nên thỏa mãn.

    Số hiệu nguyên tử của X và Y lần lượt là 20 và 31.

  • Câu 4: Nhận biết
    Số chu kì nhỏ và chu kì lớn

    Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn:

    Hướng dẫn:

    Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố gồm 7 chu kì. Trong đó 3 chu kì nhỏ (chu kì 1, 2, 3) và 4 chu kì lớn (chu kì 4, 5, 6, 7).

  • Câu 5: Vận dụng
    Xác định số hiệu nguyên tử của X

    Hai nguyên tố X và Y nằm ở 2 nhóm A liên tiếp và thuộc cùng 1 chu kì. Chúng có thể tạo được hợp chất có công thức X2Y, trong đó tổng số proton là 23. X có số hiệu nguyên tử là?

    Hướng dẫn:

    Theo bài ra ta có:

    2.ZX + ZY = 23                   (1)

    Mà X, Y thuộc cùng 1 chu kì và  2 nhóm kế tiếp nên hiệu điện tích hạt nhân là 1.

    \Rightarrow ZX - ZY = 1                     (2)

    Từ (1) và (2) ta có: ZX = 8; ZY = 7

  • Câu 6: Thông hiểu
    Dãy chất được sắp xếp theo chiều tính acid giảm dần

    Các chất H2SiO3, HClO4, H2SO4 và H3PO4 được sắp xếp theo chiều giảm dần tính acid là

    Hướng dẫn:

    Si, P, S, Cl cùng thuộc chu kì 3 theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính acid của hydroxide có xu hướng tăng dần ⇒ tính acid H2SiO3 < H3PO4 < H2SO4 < HClO4

    Thứ tự giảm dần là: HClO4, H2SO4, H3PO4, H2SiO3.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Dãy nguyên tố sắp xếp theo chiều bán kính nguyên tử tăng

    Sắp xếp các nguyên tố sau đây theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử: Li, N, O, Na, K.

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron của Li (Z = 3): 1s22s1 ⇒ chu kì 2, nhóm IA

    Cấu hình electron của N (Z = 7): 1s22s22p3 ⇒ chu kì 2, nhóm VA

    Cấu hình electron của O (Z = 8): 1s22s22p4 ⇒ chu kì 2, nhóm VIA

    Cấu hình electron của Na (Z = 11): 1s22s22p63s1 ⇒ chu kì 3, nhóm IA

    Cấu hình electron của K (Z = 19): [Ar]4s1 ⇒ chu kì 4, nhóm IA

    Trong một chu kì, theo chiều từ trái sang phải, bán kính nguyên tử giảm dần.

    Li; N và O cùng thuộc chu kì 2 theo chiều từ trái sang phải ⇒ bán kính nguyên tử của Li > N > O.

    Trong một nhóm, theo điện tích hạt nhân tăng dần, bán kính nguyên tử tăng dần.

    Li, Na, K cùng thuộc nhóm IA theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần ⇒ bán kính nguyên tử Li < Na < K.

    Vậy bán kính nguyên tử xếp theo thứ tự tăng dần là: O, N, Li, Na, K.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Cấu hình electron của nguyên tố khí hiếm thuộc chu kì 2

    Cấu hình electron của nguyên tố khí hiếm thuộc chu kì 2 là

    Hướng dẫn:

    Nguyên tố thuộc chu kì 2 ⇒ có 2 lớp electron.

    Nguyên tố kí hiếm từ chu kì 2 trở đi có 8 electron lớp ngoài cùng.

    ⇒ Cấu hình electron lớp ngoài cùng là: 2s22p6

    ⇒ Cấu hình electron: 1s22s22p6.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Tính số phát biểu đúng

    X và Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A, trong cùng một chu kì lớn. Oxide cao nhất của X và Y có công thức hóa học là X2O3 và YO2.

    Có các phát biểu sau đây:

    (1) X và Y đứng cạnh nhau.

    (2) X là kim loại còn Y là phi kim.

    (3) Độ âm điện của X nhỏ hơn Y.

    (4) Hợp chất của X và Y với hydrogen lần lượt là XH5 và YH4.

    Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng

    Hướng dẫn:

    Oxit cao nhất của X và Y có công thức hóa học là X2O3 và YO2 \Rightarrow X thuộc nhóm IIIA, Y thuộc nhóm IVA. Vậy

    Các phát biểu đún là (1) và (3).

  • Câu 10: Vận dụng
    Xác định tên của kim loại A

    Cho 20 gam kim loại A (thuộc nhóm IIA) tác dụng với nước, thu được 11,2 lít H2. Hãy xác định tên của kim loại A đã dùng.

    Hướng dẫn:

    Phương trình tổng quát

    A + 2H2O → A(OH)2 + H2

    Số mol khí H2 = 11,2 : 22,4 = 0,5 (mol)

    Theo phương trình hóa học ta có:

    nA = nH2 = 0,5 (mol)

    Ta có: MA = 20 : 0,5 = 40

    Vậy kim loại cần tìm là Ca.

  • Câu 11: Nhận biết
    Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút e

    Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của một nguyên tử khi tạo thành liên kết hóa học là

    Hướng dẫn:

    Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của một nguyên tử khi tạo thành liên kết hóa học là độ âm điện. 

  • Câu 12: Thông hiểu
    Xác định chu kì của nguyên tố

    Nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 19 thuộc chu kì nào trong bảng tuần hoàn?

    Hướng dẫn:

    Nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 19 ⇒ Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s1

    ⇒ Có 4 lớp electron.

    Mà số thứ tự chu kì = số lớp electron

    Do đó, thứ tự chu kì = số lớp electron = 4

    Vậy nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 19 thuộc chu kì 4 trong bảng tuần hoàn.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Khối nguyên tố

    Nguyên tố aluminium (Al) có số hiệu nguyên tử là 13. Al thuộc khối nguyên tố

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron nguyên tử của Al là: 1s22s22p63s23p1

    ⇒ cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p1.

    Nên Al thuộc khối nguyên tố p.

  • Câu 14: Vận dụng
    Tính nồng độ phần trăm của YOH

    Hòa tan hoàn toàn 7,30 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm X, Y (MX < MY) thuộc hai chu kì liên tiếp vào 200 gam nước thu được dung dịch Z và 7,84 lít khí khí hydrogen (đktc). Nồng độ phần trăm của YOH trong dung dịch Z là

    Hướng dẫn:

    Gọi công thức chung của 2 kim loại là M

    M + H2O → MOH + 1/2H2

    0,7                    ←    0,35    (mol)

    \mathrm M\;=\;\frac{7,3}{0,7}=\;10,43\;

    \Rightarrow X, Y lần lượt là Li và Na

    Đặt nLi = x; nNa = y (mol), ta có hệ:

    \left\{\begin{array}{l}7\mathrm x\;+\;23\mathrm y\;=\;7,3\\\mathrm x\;+\;\mathrm y\;=\;0,7\end{array}ight.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm x=0,55\\\mathrm y\;=\;0,15\end{array}ight. 

    mdd sau phản ứng = mKL + mH2O – mH2 = 7,3 + 200 – 0,35.2 = 206,6 (g) 

    \Rightarrow\mathrm C\%_{\mathrm{NaOH}}=\frac{0,15.40}{206,6}.100\%=2,904\%

  • Câu 15: Vận dụng cao
    Vị trí của M trong bảng tuần hoàn

    Cho 2,88 gam hỗn hợp gồm kim loại M và oxit MO (oxide có hóa trị lớn nhất của M) có số mol bằng nhau, tác dụng hết với H2SO­4 đặc, đun nóng. Thể tích khí SO2 (đktc) thu được là 0,448 lít. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là

    Hướng dẫn:

    nSO2 = 0,448 : 22,4 = 0,02 mol

    Phương trình hóa học tổng quát

    M + 2H2SO4 → MSO4 + SO2 + 2H2O

    0,02               ←              0,02

    MO + H2SO4 → MSO4 + H2O

    Từ phương trình (1) và (2) ta có

    => nMO = nM = 0,02 mol

    => mhỗn hợp = 0,01.(M + 16) + 0,01.M = 1,44

    => M = 64

    => M là Cu (Z = 29)

    Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d104s1

     => Cu thuộc ô 29, chu kì 4, nhóm IB.

  • Câu 16: Vận dụng
    Xác định nguyên tố X và Y

    Một hợp chất có công thức XY2 trong đó X chiếm 50% về khối lượng. Trong hạt nhân của X và Y đều có số proton bằng số nơtron. Tổng số proton trong phân tử XY2 là 32.  Xác định X và Y.

    Hướng dẫn:

    Gọi số hạt prroton, nơtron, electron của nguyên tử X là P, N, E và của Y là P’, N’, E’.

    Theo bài: P = N = E và P’ = N’ = E’ ⇒ Mx = 2P, My = 2P’

    Trong hợp chất XY2, X chiếm 50% về khối lượng nên:

    \frac{\mathrm{Mx}}{2.\;\mathrm{My}\;}\;=\frac{\;50}{50}=1\;\Rightarrow\frac{\;2\mathrm P}{2.2\mathrm P’\;}\;=1\;\Rightarrow\;\mathrm P\;=\;2\mathrm P’                                          (1)

    Tổng số proton trong phân tử XY2 là 32 nên: P + 2P’ = 32.                              (2)

    Từ (1) và (2) ⇒ P = 16 (S) và P’ = 8 (O)

    ⇒ Hai nguyên tố cần tìm là S và O.

  • Câu 17: Thông hiểu
    Vị trí của M trong bảng tuần hoàn

    Electron cuối cùng của nguyên tố M điền vào phân lớp 3d3. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là:

    Hướng dẫn:

     Electron cuối cùng của nguyên tố M điền vào phân lớp 3d3

    \Rightarrow Cấu hình electron của M là: 1s22s22p63s23p63d34s2

    \Rightarrow M thuộc chu kì 4, nhóm VB.

  • Câu 18: Vận dụng cao
    Xác định nguyên tố X

    X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn, ở trạng thái đơn chất X và Y phản ứng được với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23. Biết rằng X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn. X là

    Hướng dẫn:

    Vì pX + pY = 23 nên X và Y là những nguyên tố thuộc chu kì nhỏ.

    Ta có: X và Y là 2 nguyên tố thuộc 2 nhóm kế tiếp ⇒ Số proton của X và Y hơn kém nhau 1 hoặc 7 hoặc 9.

    Ta xét từng trường hợp:

    • Nếu pX - pY = 1 ⇒ pX = 12 (Mg), pY = 11 (Na)

    Ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này không phản ứng với nhau (loại).

    • Nếu pX - pY = 7 ⇒ pX = 15 (P), pY = 8 (O)

    Ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này phản ứng được với nhau (nhận).

    • Nếu pX - pY = 9 ⇒ pX = 16 (S), pY = 7 (N)

    Ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này không phản ứng với nhau (loại).

    Vậy X là P (phosphorus)

  • Câu 19: Vận dụng
    Xác định nguyên tố Y

    Nguyên tố Y tạo hợp chất khí với hydrogen có công thức YH3. Trong hợp chất oxide cao nhất Y chiếm 25,92% về khối lượng. Xác định Y?

    Hướng dẫn:

    Nguyên tố Y tạo hợp chất khí với hydrogen có công thức YH3 \Rightarrow Công thức hóa học của oxide cao nhất là Y2O5.

    \%{\mathrm m}_{\mathrm Y}=\frac{2{\mathrm M}_{\mathrm Y}}{2{\mathrm M}_{\mathrm Y}+5.16}.100\%\;=\;25,92\%\\

    \Rightarrow MY = 14 (N).

  • Câu 20: Nhận biết
    Số chu kì và số hàng trong bảng tuần hoàn

    Bảng tuần hoàn hiện nay có số chu kì và số hàng ngang lần lượt là

    Hướng dẫn:

    Bảng tuần hoàn hiện nay có 7 chu kì. Mỗi chu kì là 1 hàng.

    Có thêm 14 nguyên tố thuộc chu kì 6 và 14 nguyên tố thuộc chu kì 7 được xếp thành hai hàng ở cuối bảng.

    Do đó bảng tuần hoàn hiện nay có 7 chu kì và 9 hàng ngang.

  • Câu 21: Vận dụng cao
    Tìm phát biểu không đúng

    Hòa tan 60,9 gam hỗn hợp hai muối bari của hai halogen (ở hai chu kì liên tiếp) vào nước rồi cho tác dụng vừa đủ với dung dịch K2SO4. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 58,25 gam kết tủa và dung dịch muối. Cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp hai muối khan. Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    BaX2 + K2SO4 → 2KX + BaSO4

       a           →                         a

    BaY + K2SO4 → 2KY + BaSO4

       b            →                    b

    {\mathrm n}_{\mathrm{BaSO}{{}_4\;}}=\;\mathrm a+\mathrm b\;=\frac{\;58,25}{233}=\;0,25\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;(1)

    60,9 = (137 + 2X)a + (137 + 2Y)b

    ⇒ 2Xa + 2Yb = 60,9 - 137(a + b) = 26,65

    ⇒ Xa + Yb = 13,325                                                                (2)

    mmuối = (39 + X).2a + (39 + Y).2a   

               = 78.(a + b) + 2Xa + 2Yb

               = 19,5 + 26,65 = 46,15 (g)

    Nhân hai vế của (1) với X ta được: Xa + Xb = 0,25X              (1’)

    Từ (1’) và (2) ⇒ b(Y - X) = 13,325 - 0,25X

    \Rightarrow\mathrm b\;=\frac{13,325-0,25\mathrm X}{\mathrm Y-\mathrm X}

    Ta có: 0 < b < a + b = 0,25

     \Rightarrow0<\frac{13,325-0,25\mathrm X}{\mathrm Y-\mathrm X}<0,25

    Giả sử Y ở chu kì lớn hơn ⇒ Y - X > 0 ⇒ X < 53,3 < Y

    Do Y, X ở 2 chu kì liên tiếp của cùng phân nhóm ⇒ X là Cl, Y là Br.

    ⇒ Halogen có khối lượng nhỏ hơn là Cl. (F mới là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất)

    Thay vào (2), kết hợp với (1) ta có: a = 0,15 mol;  b = 0,1 mol 

    \Rightarrow\%{\mathrm m}_{{\mathrm{BaY}}_2}=\frac{0,1.297}{60,9}.100\%\approx48,77\%

  • Câu 22: Nhận biết
    Vị trí của chromium trong bảng tuần hoàn

    Nguyên tử chromium có cấu hình electron viết gọn là [Ar] 3d54s1. Vị trí của chromium trong bảng tuần hoàn là

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron của nguyên tử Chromium là: 1s22s22p63s23p63d54s1

    Vị trí của chromium là: ô số 24, chu kì 4, nhóm VIB.

  • Câu 23: Nhận biết
    Nguyên nhân các nguyên tố có tính chất tương tự nhau

    Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có

    Hướng dẫn:

     Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có số lớp electron lớp ngoài cùng là như nhau.

  • Câu 24: Nhận biết
    Trong một chu kì

    Trong một chu kì, từ trái sang phải thì điện tích hạt nhân

    Hướng dẫn:

    Trong một chu kì, từ trái sang phải thì điện tích hạt nhân tăng dần.

  • Câu 25: Thông hiểu
    Tính số phát biểu đúng

    Cho các phát biểu sau:

    (1) F là phi kim mạnh nhất.

    (2) Li là kim loại có độ âm điện lớn nhất.

    (3) He là nguyên tử có bán kính nhỏ nhất.

    (IV) Be là kim loại yếu nhất trong nhóm (IIA).

    Số các phát biểu đúng là:

    Hướng dẫn:

    Các phát biểu đúng là: (1), (3), (4).

    Phát biểu (2) sai vì Be mới là kim loại có độ âm điện lớn nhất.

  • Câu 26: Vận dụng cao
    Tìm phát biểu không đúng

    T, Q là hai nguyên tố thuộc cùng nhóm và ở hai chu kì liên tiếp. Tổng số điện tích hạt nhân của T và Q là 58. Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Theo bài ra ta có: ZT +ZQ = 58                                   (1)

    Trường hợp 1: T, Q hơn nhau 8 nguyên tố, ta có:

    ZQ = ZT + 8                                                                  (2)

    Từ (1) và (2) ⇒ ZT = 25, ZQ = 33.

    Cấu hình electron của T: 1s22s22p63s23p64s23d5 (chu kì 4, nhóm VIIB)

    Cấu hình electron của Q: 1s22s22p63s23p64s23d104p3 (chu kì 4, nhóm VA) (trái với giả thiết).

    Trường hợp 2: T, Q hơn nhau 18 nguyên tố, ta có:

    ZQ = ZT + 18                                                              (3)

    Từ (1) và (3) ⇒ ZT = 20, ZQ = 38.

    Cấu hình electron của T: 1s22s22p63s23p64s2 (chu kì 4, nhóm IIA)

    Cấu hình electron của Q: 1s22s22p63s23p64s23d104p65s2 (chu kì 5, nhóm IIA)

    T, Q phù hợp.

    Trường hợp 3: ZQ = ZT + 32. Lí luận tương tự và kết luận không phù hợp

    Nhận thấy T, Q cùng thuộc nhóm IIA nhưng khác chu kì.

    Trong một nhóm A theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần tính kim loại tăng dần ⇒ T có tính kim loại nhỏ hơn Q.

  • Câu 27: Nhận biết
    Nguyên tố argon

    Argon (Ar) có số hiệu nguyên tử là 18. Ar là nguyên tố

    Hướng dẫn:

    rgon (Ar) có số hiệu nguyên tử là 18 ⇒ Cấu hình electron nguyên tử của Ar: 1s22s22p63s23p6

    ⇒ có 8 electron lớp ngoài cùng ⇒ Ar là nguyên tố khí hiếm.

  • Câu 28: Vận dụng
    Xác định nguyên tố R

    Oxide cao nhất của nguyên tố R thuộc nhóm IVA, có tỉ lệ khối lượng các nguyên tố mR:mO = 3:8. Xác định nguyên tố R?

    Hướng dẫn:

    Oxide cao nhất của một nguyên tố R thuộc nhóm IVA ⇒ RO2:

    {\mathrm m}_{\mathrm R}\;:\;{\mathrm m}_{\mathrm O}\;=\;3\;:\;8\;\Rightarrow\frac{\mathrm R}{2.16}=\frac38\Rightarrow\mathrm R\;=\;12\;(\mathrm C)

  • Câu 29: Nhận biết
    Các electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học

    Các electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học là

    Hướng dẫn:

    Các electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học là electron hóa trị.

    Chúng thường nằm ở lớp ngoài cùng hoặc cả phân lớp sát lớp ngoài cùng nếu phân lớp đó chưa bão hòa.

  • Câu 30: Vận dụng
    Tìm phát biểu sai

    X và Y là hai nguyên tố kế tiếp nhau trong cùng một nhóm A của bảng tuần hoàn. Biết rằng tổng số electron trong nguyên tử X và Y là 30, số electron của X nhỏ hơn số electron của Y. Phát biểu nào sau đây là sai?

    Hướng dẫn:

    Ta tính được eX = 9 và eY = 19 

    Cấu hình electron nguyên tử của X: 1s22s22p63s1 (Z = 11, Na)

    Cấu hình electron nguyên tử của Y: 1s22s22p63s23p64s1 (Z = 19, K)

    • X thuộc chu kì nhỏ và Y thuộc chu kì lớn của bảng tuần hoàn \Rightarrow Đúng.
    • X và Y đều là những kim loại \Rightarrow Đúng vì X, Y đều có 1 electron lớp ngoài cùng
    • X và Y đều đứng đầu mỗi chu kì trong bảng tuần hoàn \Rightarrow Đúng
    • X và Y đều có cùng số lớp electron bão hòa \Rightarrow Sai vì X có 2 lớp electron bão hòa, Y có 3 lớp electron bão hòa. 
  • Câu 31: Thông hiểu
    so sánh tính phi kim

    So sánh tính phi kim của F, S, Cl đúng là

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron của F (Z = 9): 1s22s22p5 ⇒ chu kì 2, nhóm VIIA

    Cấu hình electron của S (Z = 16): 1s22s22p63s23p4 ⇒ chu kì 3, nhóm VIA

    Cấu hình electron của Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5 ⇒ chu kì 3, nhóm VIIA

    - Trong một chu kì, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính phi kim tăng dần.

    S, Cl thuộc chu kì 3 theo chiều điện tích hạt nhân tăng ⇒ tính phi kim S < Cl

    - Trong một nhóm, theo điện tích hạt nhân tăng dần, tính phi kim giảm dần.

    F, Cl cùng thuộc nhóm VIIA theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần ⇒ tính phi kim của F > Cl.

    Vậy tính phi kim của: F > Cl > S.

  • Câu 32: Vận dụng
    Tính tổng số hạt mang điện trong R

    Nguyên tử R tạo được anion R2-. Cấu hình e của R2- ở trạng thái cơ bản là 3p6. Tổng số hạt mang điện trong R là.

    Hướng dẫn:

    Cấu hình của R2- là 3p6 ⇒ của R sẽ là 3p4 ⇒ R có cấu hình đầy đủ là 1s22s22p63s23p4

    ⇒ Tổng hạt mang điện trong R là (p + e) = 32 

  • Câu 33: Vận dụng
    Xác định kim loại

    Nguyên tố Y tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 63,64% về khối lượng. Biết nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 3, có công thức oxide cao nhất là YO3. Kim loại M là

    Hướng dẫn:

    Ta có theo đề bài Y có công thức oxide cao nhất là YO3

    ⇒ Y có hóa trị cao nhất là VI ⇒ thuộc nhóm VIA

    Ta lại có Y thuộc chu kì 3 ⇒ nguyên tố Y là S

    Trong phân tử MS có M chiếm 63,64% về khối lượng

    \%\;M\;=\frac{\;M\;\;}{M\;+\;32}⋅\;100\%\;=\;63,64\%\\ightarrow\;M\;=\;56

     Vậy kim loại M cần tìm là Fe

  • Câu 34: Nhận biết
    Các nguyên tố nhóm A

    Nhóm B bao gồm các nguyên tố:

    Hướng dẫn:

    Khối các nguyên tố d gồm các nguyên tố thuộc nhóm B, có cấu hình electron: [Khí hiếm](n-1)d1\div10ns1\div2.

  • Câu 35: Nhận biết
    Cấu hình electron hóa trị

    Cấu hình electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm IIA trong bảng tuần hoàn đều là

    Hướng dẫn:

    Các nguyên tố nhóm IIA đều có 2 electron hóa trị ở lớp ngoài cùng

    \Rightarrow Cấu hình electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm IIA: ns2

  • Câu 36: Vận dụng
    Xác định công thức hợp chất khí với hydrogen và công thức oxide cao nhất của nguyên tố R

    Nguyên tố R có cấu hình: 1s22s22p3. Công thức hợp chất khí với hydrogen và công thức oxide cao nhất của nguyên tố R là:

    Hướng dẫn:

    Nguyên tố R thuộc nhóm VA trong bảng tuần hoàn

    \Rightarrow Khi liên kết với oxygen: R2O5

         Khi liên kết với hydrogen: RH3

  • Câu 37: Nhận biết
    Khối nguyên tố d và f

    Các khối nguyên tố d và f đều là

    Hướng dẫn:

    Các khối nguyên tố d và f đều là kim loại.

  • Câu 38: Thông hiểu
    Sắp xếp nguyên tố có số electron hóa trị tăng dần

    Cho các nguyên tố 8X, 11Y, 20Z và 26T. Số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố tăng dần theo thứ tự:

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố lần lượt là:

    X: 1s22s22p4 ⇒ 6 electron hóa trị.

    Y: 1s22s22p63s1 ⇒ 1 electron hóa trị.

    Z: 1s22s22p63s23p64s2 ⇒ 2 electron hóa trị.

    T: 1s22s22p63s23p63d64s2 ⇒ 8 electron hóa trị.

  • Câu 39: Vận dụng
    Xác định phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong oxide cao nhất

    Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của R với Hydrogen, R chiếm 94,12% khối lượng. Xác định phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong oxide cao nhất là:

    Hướng dẫn:

    R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4 → hợp chất khí của R với H là RH2

    Trong RH2, X chiếm 94,12% về khối lượng nên ta có

    \frac{x}{{\left( {x + 2} ight)}}.100\% {m{ }} = {m{ }}94,12\%

    → R= 32 → R là Sulfur

    Oxide cao nhất của S là SO3 

    → %S = 32:80.100% = 40%

  • Câu 40: Thông hiểu
    Điện tích hạt nhân của nguyên tử

    Nguyên tố A thuộc nhóm VIA, chu kỳ 3. Điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố đó là

    Hướng dẫn:

    Nguyên tố thuộc nhóm VIA ⇒ có 6 e lớp ngoài cùng

    A thuộc chu kì 3 ⇒ A có 3 lớp e

    ⇒ cấu hình e của A là: 1s22s22p63s23p4

    ⇒ số e = 16 = số p

    ⇒ Điện tích hạt nhân (Z+) = 16+

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
Sắp xếp theo