Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 Chương 1: Cấu tạo nguyên tử

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Thời gian làm bài: 15 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
15:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Tìm khẳng định sai

    Khẳng định sai

    Hướng dẫn:

    Theo quy tắc Hund: Trong cùng một phân lớp chưa bão hòa, các electron sẽ phân bố vào các orbital sao cho số electron độc thân là tối đa.

  • Câu 2: Nhận biết
    Nguyên lí Pauli

    Theo nguyên lí Pauli:

    Hướng dẫn:

     Theo nguyên lí Pauli: Mỗi orbital chỉ chứa tối đa 2 electron và có chiều tự quay ngược nhau.

  • Câu 3: Nhận biết
    Điện tích của một eletron

    Điện tích của một electron là

    Hướng dẫn:

    Điện tích của một electron là -1,602.10-19 C (coulomb)

    Vì chưa phát hiện được điện tích nào nhỏ hơn 1,602.10-19 C nên nó được dùng làm điện tích đơn vị, điện tích của electron được quy ước là – 1.

  • Câu 4: Vận dụng
    Tính số hạt neutron

    Một nguyên tử của một nguyên tố có tổng số hạt là 28. Vậy nguyên tử đó có số neutron là

    Hướng dẫn:

    Theo đề bài ta có: 2Z + N = 28 ⇒ N = 28 – 2Z

    Nguyên tử bền: 

    Z ≤ N ≤ 1,5Z ⇒ Z ≤ 28 – 2Z ≤ 1,5Z ⇒ 8 ≤ Z ≤ 9,33.

    Z

    8

    9

    N = 28 – 2Z

    12

    10

    A = Z + N

    20 (Loại)

    19 (Nhận)

    Vậy nguyên tử đó có số neutron là 10.

  • Câu 5: Nhận biết
    Orbital nguyên tử

    Orbital nguyên tử là

    Hướng dẫn:

    Orbital nguyên tử (kí hiệu là AO) là khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà tại đó xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%).

  • Câu 6: Vận dụng cao
    Xác định đồng vị của Cu

    Trong tự nhiên, nguyên tố Chlorine có 2 đồng vị 35Cl và 37Cl có phần trăm số lượng tương ứng là 75% và 25%. Nguyên tố Cu có 2 đồng vị trong đó 63Cu chiếm 73% số lượng. Biết Cu và Cl tạo được hợp chất CuCl2 trong đó Cu chiếm 47,228% khối lượng. Đồng vị còn lại của Cu là

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    \overline {{A_{Cl}}}  = \frac{{35,75 + 37,25}}{{100}} = 35,5

    Gọi a là số khối trung bình của Cu

    \overline {{A_{Cl}}}  = \frac{{35,75 + 37,25}}{{100}} = 35,5

    => a = 63,54%

    Đồng vị 63Cu chiếm 73% => đồng vị còn lại có số khối là x chiếm 27%

    \Rightarrow \frac{{63.73 + x.27}}{{100}} = 63,54 =  > x = 65

    Vậy đồng vị còn lại là 65Cu.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Tính số hạt có trong 5 gam electron

    Trong 5 gam electron có số hạt là

    Hướng dẫn:

    Ta có khối lượng của 1 hạt electron: me = 9,11.10−28 g

    Trong 5 gam electron có số hạt là:

    \frac5{9,11.10^{-28}}=5,5.10^{27}\;(\mathrm{hạt})

  • Câu 8: Vận dụng
    Xác định cấu hình của nguyên tử

    Ion R2- có cấu hình e của phân lớp ngoài cùng là 2p6. Cấu hình electron của nguyên tử R là:

    Hướng dẫn:

    Ta có: 

    R + 2e → R2-

    Cấu hình electron của R là: 1s22s22p4.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Tính số khối của nguyên tử

    Nguyên tử sodium (Na) có 11 electron; 11 proton và 12 neutron. Số khối nguyên tử của Na là

    Hướng dẫn:

     Số khối A = số proton + số neutron = 11 + 12 = 23.

  • Câu 10: Vận dụng
    Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố carbon

    Nguyên tố carbon có hai đồng vị bền: {}_6^{12}\mathrm C chiếm 98,89% và {}_6^{13}\mathrm C chiếm 1,11%. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố carbon là

    Hướng dẫn:

     Ta có:  {}_6^{12}\mathrm C chiếm 98,89% và {}_6^{13}\mathrm C chiếm 1,11%.

    \Rightarrow{\mathrm M}_{\mathrm C}=\frac{98,89.12+1,11.13}{100}=12,011

    Vậy nguyên tử khối trung bình của carbon là 12,011.

  • Câu 11: Vận dụng
    Phân loại nguyên tố X, Y

    Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có mức năng lượng là 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là

    Hướng dẫn:

    - Y có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng
    \Rightarrow Cấu hình electron của Y là 1s22s22p63s23p64s1 \Rightarrow Y là kim loại.

    - X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p theo bài ra thì X kém Y 2 electron
    \Rightarrow Cấu hình electron của X là 1s22s22p63s23p5 \Rightarrow X là phi kim.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Tìm số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử

    Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên ba lớp, lớp thứ ba có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là

    Hướng dẫn:

    Lớp thứ 3 có 6 electron ⇒ 2 electron được điền vào 3s và 4 electron được điền vào 3p

    Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p4

    X có số đơn vị điện tích hạt nhân = số electron = 16.

  • Câu 13: Vận dụng
    Tính phần trăm khối lượng của e trong nguyên tử Helium

    Nguyên tử helium có 2 proton, 2 neutron và 2 electron. Khối lượng của các electron chiếm bao nhiêu % khối lượng nguyên tử helium?

    Hướng dẫn:

    Ta có: me = 0,00055u; mn ≈ mp ≈ 1u.

    \% {m_e} = \frac{{0,00055.2}}{{2 + 2 + 0,00055.2}}.100\%  \approx 0,0272\% .

  • Câu 14: Vận dụng
    Xác định cấu hình của nguyên tử

    Ion M2+ có cấu hình phân lớp cuối cùng là 3d9. Cấu hình electron của nguyên tử M là:

    Hướng dẫn:

    Cấu hình e của M2+ là 1s22s22p63s23p63d9 (số e = 2 + 2 + 6 + 2 + 6 + 9 = 27)

    Vậy Z (M) = 27 + 2 = 29

    Cấu hình của M là:

    1s22s22p63s23p63d104s1 hay [Ar]3d104s1.

  • Câu 15: Nhận biết
    Cấu hình electron của nguyên tử oxygen

    Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử oxygen (Z = 8)?

    Hướng dẫn:

    Oxygen (Z = 8), cấu hình electron: 1s22s22p4

  • Câu 16: Vận dụng cao
    Tìm số proton mỗi loại lần lượt

    Tổng số hạt trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 177. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 8. Số proton mỗi loại lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Đặt số proton, neutron của A lần lượt là pA, nA

    Đặt số proton, neutron của A lần lượt là pB, nB

    ­Nguyên tử trung hòa về điện nên số proton = số neutron

    ⇒ eA = pA ; eB = pB

    Tổng số hạt p, n, e trong 2 nguyên tử A, B là 142 nên ta có phương trình:

    (pA + eA + nA) + (pB + eB + nB) = 177

    ⇒ 2pA + nA + 2pB + nB = 177

    ⇒ 2pA + 2pB + nA + nB = 177 (1)

    Trong A, B số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47 nên ta có phương trình

    (pA + eA + pB + eB) – (nA + nB) = 47

    ⇒ (2pA + 2pB) – (nA + nB) = 47 (2)

    Số hạt mang điện của B nhiều hơn A là 8 nên ta có phương trình

    (pB + eB) – (pA + eA) = 8

    ⇒ 2pB – 2pA = 8

    ⇒ pB – pA = 4 (3)

    Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

    \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\left( {2{p_A} + 2{p_B}} ight) + \left( {{n_A} + {n_B}} ight) = 177}\\{\left( {2{p_A} + 2{p_B}} ight) - \left( {{n_A} + {n_B}} ight) = 47}\end{array}} ight. =  > \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{2{p_A} + 2{p_B} = 112(4)}\\{{n_A} + {n_B} = 65}\end{array}} ight.

    Từ (3) và (4) kết hợp ta có hệ phương trình:

    \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{ - {p_A} + 2{p_B} = 4(3)}\\{2{p_A} + 2{p_B} = 47}\end{array}} ight. =  > \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{p_A} = 26}\\{{p_B} = 30}\end{array}} ight.

    Số proton mỗi loại lần lần là 26 và 30.

  • Câu 17: Thông hiểu
    Tính đường kính nguyên tử

    Nguyên tử có đường kính gấp khoảng 10000 lần đường kính hạt nhân. nếu phóng đại hạt nhân lên thành một quả bóng có đường kính 6 cm thì đường kính nguyên tử sẽ là

    Hướng dẫn:

    Đường kính nguyên tử sau khi phóng đại là:

    6.10000 = 60000 cm = 600 m

  • Câu 18: Thông hiểu
    Xác định số neutron trong nguyên tử

    Số neutron trong nguyên tử {}_9^{19}\mathrm F là

    Hướng dẫn:

    Ta có: {}_9^{19}\mathrm F

    \Rightarrow Số khối A = 19, số hiệu nguyên tử Z = 9

    Mà A = Z + N \Rightarrow N = A - Z = 19 - 9 = 10 

  • Câu 19: Nhận biết
    Hạt mang điện tích dương

    Trong nguyên tử hạt mang điện tích dương là

    Hướng dẫn:

    Trong nguyên tử hạt mang điện tích dương là proton, electron mang điện tích âm và neutron không mang điện.

  • Câu 20: Nhận biết
    Số electron tối đa trong lớp thứ n

    Số electron tối đa trong lớp thứ n (n ≤ 4) là

    Hướng dẫn:

    Số electron tối đa trong lớp thứ n (n ≤ 4) là 2n2

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 7 lượt xem
Sắp xếp theo