Luyện tập Quy tắc Octet

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Nguyên nhân hình thành liên kết

    Nguyên nhân hình thành liên kết giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể là?

    Hướng dẫn:

    Nguyên nhân hình thành liên kết giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể là sự giảm năng lượng của các nguyên tử khi kết hợp lại với nhau.

  • Câu 2: Nhận biết
    Theo quy tắc octet

    Theo quy tắc octet, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững của nguyên tử nào?

    Hướng dẫn:

    Theo quy tắc octet, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm với 8 electron lớp ngoài cùng (trừ helium).

  • Câu 3: Thông hiểu
    Xu hướng cơ bản của nguyên tử Flourine

    Nguyên tử Flourine có Z = 9. Xu hướng cơ bản của nguyên tử Flourine khi hình thành liên kết hóa học là

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron nguyên tử của Flourine  (F): 1s22s22p5 (có 7 electron ở lớp vỏ ngoài cùng).

    → Xu hướng cơ bản của nguyên tử Flourine khi hình thành liên kết hóa học là nhận thêm 1 electron để đạt được lớp vỏ có 8 electron ở lớp ngoài cùng như của khí hiếm Neon.

  • Câu 4: Vận dụng
    Phần trăm khối lượng của R

    Cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Phần trăm khối lượng của R trong oxide cao nhất là

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron của R+: 1s22s2 2p6 3s2 3p6.

    Nguyên tử R nhường 1 electron để tạo thành cation R+:

    R  → R+ + 1e.

    ⇒ Cấu hình electron của nguyên tử R: 1s22s22p63s23p64s1 (Z = 19).

    ⇒ R là K, có hóa trị I.

    Oxide cao nhất của R là: K2O.

    \%\;_K=\frac{39.2}{39.2+16}.100\%=82,98\%

  • Câu 5: Vận dụng
    Hình thành liên kết H2O

    Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử H2O,

    Hướng dẫn:

    Phân tử H2O được hình thành bởi 2 ion H+ và 1 ion O2-.

    Nguyên tử nguyên tố hydrogen cho đi 1 electron tạo thành H+ để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm

    Nguyên tử nguyên tố oxygen nhận 2 electron tạo thành O2- để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm Ne

  • Câu 6: Vận dụng
    Xu hướng hình thành ion của nguyên tử

    Nguyên tử Y có 15 proton. Khi hình thành liên kết hóa học Y có xu hướng hình thành ion có cấu hình electron là

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử Y có 15 proton ⇒ ZY= số proton = 15

    Cấu hình electron của Y: 1s22s22p63s23p3

    ⇒ có 5 electron lớp ngoài cùng, xu hướng nhận thêm 3 electron để đạt được cấu hình electron của khí hiếm gần nhất là Ar.

    Do đó ion được tạo thành từ Y có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p6

  • Câu 7: Vận dụng
    Nguyên tử Oxygen cần phải nhận thêm

    Để đạt được quy tắc octet, nguyên tử Oxygen (Z = 8) phải nhận thêm

    Hướng dẫn:

    Oxygen (Z= 8) có cấu hình electron là: 1s22s22p4

    ⇒ Có 6 electron lớp ngoài cùng.

    Khí hiếm gần nhất là: Ne (Z = 10): 1s22s22p6

    Do đó, nguyên tử Oxygen phải nhận thêm 2 electron để đạt được cấu hình electron bền vững với 8 electron lớp ngoài cùng theo quy tắc octet.

  • Câu 8: Vận dụng
    Quá trình hình thành phân tử NaF

    Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử NaF:

    Hướng dẫn:

    Ta có: 

    Na (Z = 11): 1s22s22p63s1 ⇒ Có 1 electron lớp ngoài cùng nên có xu hướng nhường 1 electron. 

    F (Z = 9): 1s22s22p5 ⇒ Có 7 electron lớp ngoài cùng nên có xu hướng nhận 1 electron. 

    Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử NaF: nguyên tử Na nhường 1 electron hóa trị tạo thành hạt mang điện tích dương, nguyên tử F nhận 1 electron tạo thành hạt mang điện tích âm.

    Các hạt này đều đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet và có điện tích trái dấu nên hút nhau.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Xu hướng hình thành liên kết hóa học X

    Nguyên tử X có điện tích hạt nhân là +12. Khi hình thành liên kết hóa học X có xu hướng

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử X có Z = 12. Cấu hình electron là: 1s22s22p63s2

    ⇒ Có 2 electron lớp ngoài cùng

    ⇒ Có xu hướng nhường electron lớp ngoài cùng để có cấu hình electron bền vững giống khí hiếm Ne: 1s22s22p6

  • Câu 10: Thông hiểu
    Nguyên tố nào có xu hướng nhường đi 1 e

    Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhường đi 1 electron khi hình thành liên kết hóa học?

    Hướng dẫn:

    Boron (Z = 5): 1s22s22p1

    Boron có 3 electron lớp ngoài cùng, là phi kim (trường hợp đặc biệt) nên không nhường electron.

    Potassium (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1

    Potassium có 1 electron lớp ngoài cùng nên có xu hướng nhường đi 1 electron này khi hình thành liên kết hóa học.

    Magnesium (Z = 12): 1s22s22p63s2

    Magnesium có 2 electron lớp ngoài cùng nên xu hướng nhường đi 2 electron này khi hình thành liên kết hóa học.

    Fluorine (Z = 9): 1s22s22p5

    Fluorine có 7 electron lớp ngoài cùng nên có xu hướng nhận thêm 1 electron khi hình thành liên kết hóa học.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhận thêm 1e

    Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhận thêm 1 electron khi hình thành liên kết hóa học?

    Hướng dẫn:

    Oxygen (Z = 8) có cấu hình electron: 1s22s22p4 → có 6 electron lớp ngoài cùng = có xu hướng nhận 2 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.

    Neon (Z = 10) có cấu hình electron: 1s22s22p6 → có 8 electron lớp ngoài cùng = đây là cấu hình electron bền vững nên không có xu hướng nhường hoặc nhận electron.

    Fluorine (Z = 9) có cấu hình electron: 1s22s22p5 → có 7 electron lớp ngoài cùng → xu hướng nhận 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.

    Magnesium (Z = 12) có cấu hình electron: 1s22s22p63s2 → có 2 electron lớp ngoài cùng → có xu hướng nhường 2 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhận thêm 2e

    Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhận thêm 2 electron khi hình thành liên kết hóa học?

    Hướng dẫn:

    Oxygen (Z = 8) có cấu hình electron: 1s22s22p4 → có 6 electron lớp ngoài cùng = có xu hướng nhận 2 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.

    Neon (Z = 10) có cấu hình electron: 1s22s22p6 → có 8 electron lớp ngoài cùng = đây là cấu hình electron bền vững nên không có xu hướng nhường hoặc nhận electron.

    Carbon (Z = 6) có cấu hình electron: 1s22s22p2 → có 4 electron lớp ngoài cùng = có xu hướng nhận 4 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.

    Magnesium (Z = 12) có cấu hình electron: 1s22s22p63s2 → có 2 electron lớp ngoài cùng → có xu hướng nhường 2 electron để đạt được cấu hình electron bền vững.

  • Câu 13: Nhận biết
    Các nguyên tử lại liên kết với nhau vì

    Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau thành phân tử?

    Hướng dẫn:

    Các nguyên tử liên kết với nhau thành phân tử để mỗi nguyên tử trong phân tử đạt được cơ cấu electron ổn định, bền vững.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Nguyên tử sodium có cấu hình electron bền của khí hiếm

    Trong sodium hydride, nguyên tử sodium có cấu hình electron bền của khí hiếm

    Hướng dẫn:

    Sodium có cấu hình electron: 1s22s22p63s1

    Khi tham gia hình thành liên kết hóa học, sodium có khuynh hướng nhường 1 electron để đạt được cấu hình electron giống với khí hiếm neon.

  • Câu 15: Nhận biết
    Theo quy tắc octet (bát tử)

    Theo quy tắc octet (bát tử): Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có

    Hướng dẫn:

    Theo quy tắc octet (bát tử): Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất (hoặc 2 electron với khí hiếm helium).

  • Câu 16: Nhận biết
    Các kim loại có xu hướng

    Trong các phản ứng hóa học, các kim loại thường có xu hướng:

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử kim loại có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng

    ⇒ Để đạt cấu hình bền vững của khí hiếm thì nhường electron sẽ dễ hơn

    ⇒ Trở thành phần tử mang điện dương gọi là cation.

  • Câu 17: Thông hiểu
    Sự hình thành ion của nguyên tử S theo quy tắc octet

    Mô tả sự hình thành ion của nguyên tử S (Z = 16) theo quy tắc octet là?

    Hướng dẫn:

    S (Z = 16) có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4. Có 6 electron lớp ngoài cùng. Khí hiếm gần nhất là: Ar (Z=18): 1s22s22p63s23p6

    Do đó, S có xu hướng nhận 2 electron để trở thành ion mang điện tích âm.

    S + 2e → S2-.

  • Câu 18: Nhận biết
    Cấu hình của nguyên tử khí hiếm

    Chọn cấu hình electrron của nguyên tố khí hiếm trong số các cấu hình electron của nguyên tử sau?

    Hướng dẫn:

    Khí hiếm có cấu hình dạng ns2np6 (ngoài ra có He là 1s2)

  • Câu 19: Nhận biết
    Liên kết hóa học

    Liên kết hóa học là?

    Hướng dẫn:

    Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn

  • Câu 20: Vận dụng
    Xác định xu hướng của nguyên tử X

    Tổng số hạt của nguyên tử X là 34, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Để đạt được quy tắc octet, nguyên tử X phải nhường hay nhận đi 

    Hướng dẫn:

    Đặt số p = số e = Z; số n = N

    Ta có tổng số hạt của nguyên tử X là 34: 2Z + N = 34 (1)

    Số hạt mạng điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10: 2Z – N = 10 (2)

    Giải hệ phương trình (1) và (2) thu được Z = 11 và N = 12

    Ta có thể tìm ra được X là Na (Z = 11)

    Cấu hình electron của nguyên tử Na là: 1s22s22p63s1 ⇒ Có 1 electron lớp ngoài cùng 

    Do đó, nguyên tử Na phải nhường đi 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững với 8 electron lớp ngoài cùng theo quy tắc octet. 

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (35%):
    2/3
  • Thông hiểu (35%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 4 lượt xem
Sắp xếp theo