Đề kiểm tra 45 phút Hóa 10 Chương 5: Năng lượng hóa học

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 40 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 40 điểm
  • Thời gian làm bài: 45 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
45:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Phản ứng tự xảy ra ở điều kiện thường

    Phản ứng nào sau đây có thể tự xảy ra ở điều kiện thường?

    Hướng dẫn:

    Các phản ứng: nhiệt phân Cu(OH)2, phản ứng giữa H2 và O2 trong hỗn hợp khí, phản ứng đốt cháy cồn đều cần đốt cháy để xảy ra.

    Phản ứng giữa Zn và dung dịch H2SOcó thể tự xảy ra ở điều kiện thường.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Tìm phát biểu đúng

    Cho các phản ứng sau:

    (a) 2H2S(g) + SO2(g) → 2H2O(g) + 3S(s)                  \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = −237kJ

    (b) 2H2S(g) + O2(g) → 2H2O(g) + 2S(s)                    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = -530,5 kJ

    Phát biểu nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    -  Cả hai phản ứng có biến thiên nhiệt mang giá trị âm \Rightarrow Phản ứng tỏa nhiệt 

    - Giá trị tuyệt đối của biến thiên enthalpy càng lớn thì nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng càng nhiều \Rightarrow Phản ứng (a) có trị tuyệt đối của nhiệt phản ứng nhỏ hơn phản ứng (b) \Rightarrow Phản ứng (a) tỏa ra nhiệt lượng ít hơn phản ứng (b).

    Ta có:

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0(a) = 2 \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(H2O)  −  2.\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(H2S) − \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(SO2) = -237 kJ

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0(b) = 2\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(H2O) − 2.\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(H2S) = -530,5 kJ

    \Rightarrow \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(SO2) = -530,5 − (-237) = -293,5 kJ

  • Câu 3: Nhận biết
    Tìm phát biểu không đúng

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Các phản ứng tỏa nhiệt như CO2 + CaO → CaCO3, phản ứng lên men, ... khó xảy ra hơn khi đun nóng. 

  • Câu 4: Nhận biết
    Biến thiên enthalpy của phản ứng

    Biến thiên enthalpy của phản ứng nào sau đây có giá trị âm?

    Hướng dẫn:

     Phản ứng tỏa nhiệt (hệ tỏa nhiệt ra môi trường) thì \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} < 0.

  • Câu 5: Vận dụng
    Tính giá trị của biến thiên enthalpy của phản ứng

    Cho phản ứng hydrogen hóa ethylene sau:

    H2C=CH2(g) + H2(g) → H3C-CH3(g)

    Biết năng lượng trung bình các liên kết trong các chất cho trong bảng sau:

    Liên kết

    Eb (kJ/mol)

      Liên kết Eb (kJ/mol)
     C=C  612  C-C  346 
     C-H 

    418

     H-H 

    436

     Biến thiên enthalpy (kJ) của phản ứng có giá trị là 

    Hướng dẫn:

     \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = EC=C + 4.EC-H + EH-H – EC-C – 6EC-H

                    = EC=C + EH-H – EC-C – 2EC-H

                    = 612 + 436 – 346 – 2.418

                    = -134 (kJ)

  • Câu 6: Vận dụng
    Tính nhiệt của phản ứng

    Cho 0,35 gam bột iron vào bình đựng 20 ml dung dịch CuSO4 0,1M ở 30oC. Khuấy đều dung dịch, quan sát nhiệt kế thấy nhiệt độ lên cao nhất là 37oC. Giả thiết nhiệt lượng của phản ứng tỏa ra được dung dịch hấp thụ hết, nhiệt dung của dung dịch loãng bằng nhiệt dung của nước là 4,2J/g.K. Nhiệt của phản ứng là

    Hướng dẫn:

    Nhiệt lượng của dung dịch là Q = m.c.Δt = 20.4,2.(37−30) = 588 J

    Phương trình hóa học:

    Fe(s) + CuSO4(aq) → FeSO4(aq) + Cu(s)

    Theo đề bài có: 

    {\mathrm n}_{\mathrm{Fe}}=\frac{0,35}{56}=6,25.10^{-3}\;(\mathrm{mol})

    nCuSO4 = 0,02.0,1 = 2.10−3 (mol)

    Từ phương trình hóa học \Rightarrow Fe là chất dư, CuSO4 là chất hết \Rightarrow Tính nhiệt phản ứng theo chất hết.

    \Rightarrow\triangle\mathrm H=\frac{588}{2.10^{-3}}=294000\mathrm J=294\mathrm{kJ}

  • Câu 7: Vận dụng
    Tính nhiệt độ đạt được trong lò phản ứng nhiệt nhôm

    Cho phản ứng nhiệt nhôm sau: 2Al(s) + Fe2O3(s) → Al2O3(s) + 2Fe(s)

    Biết nhiệt tạo thành, nhiệt dung của các chất (nhiệt lượng cần cung cấp để 1 kg chất đó tăng lên 1 độ) được cho trong bảng sau:

    ChấtAlFe2O3Al2O3Fe
    \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0\;(\mathrm{kJ}/\mathrm{mol})0-5,14-16,370
    C(J/g.K)  0,840,67

    Giả thiết phản ứng xảy ra vừa đủ, hiệu suất 100%; nhiệt độ ban đầu là 25oC; nhiệt lượng tỏa ra bị thất thoát ra ngoài môi trường là 40%. Nhiệt độ đạt được trong lò phản ứng nhiệt nhôm là

    Hướng dẫn:

     Biến thiên enthalpy của phản ứng:

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(Al2O3) + 2.\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(Fe) + 2.\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(Al) - \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(Fe2O3)

                   = 102.(−16,37) + 2.0 − 2.0 −160.(−5,14)                

                   = −847,34 kJ

    Nhiệt dung của sản phẩm là: C = 102.0,84 + 2.56.0,67 = 160,72 (J.K-1)

    Nhiệt độ tăng lên là

    \triangle\mathrm T=\frac{847,34.10^3.60\%}{160,72}=3163\mathrm K

    Nhiệt độ đạt được là: (25 + 273) + 3163 = 3461 K

  • Câu 8: Nhận biết
    Xác định loại phản ứng

    Một phản ứng có \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = +131,25 kJ/mol. Đây là phản ứng

    Hướng dẫn:

    Phản ứng có \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = +131,25 kJ/mol > 0 \Rightarrow Đây là phản ứng thu nhiệt.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Thứ tự sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt lượng tỏa ra

    Cho các phương trình nhiệt hóa học sau:

    (1) CH4(g) + 2O2(g) \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CO2(g) + 2H2O(l)                 \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = −890kJ

    (2) CH3OH(l) + 1,5O2(g) \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CO2(g) + 2H2O(l)         \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = −726kJ

    (3) CO(g) + 0,5O2(g) → CO2(g)                               \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = −851,5kJ

    (4) SO2(g) + 0,5O2(g) → SO3(l)                                \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = −144,2kJ

    Thứ tự sắp xếp theo chiều tăng dần về lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy 1 mol mỗi chất?

    Hướng dẫn:

    Giá trị tuyệt đối của biến thiên enthalpy càng lớn thì nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng càng nhiều

    \Rightarrow Thứ tự: (4), (2), (3), (1).

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng

    Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng:

    C3H6(g) + H2(g) → C3H8(g)

    Biết Eb (H-H) = 436 kJ/mol, Eb (C-H) = 418 kJ/mol, Eb (C-C) = 346 kJ/mol, Eb (C=C) = 612 kJ/mol.

    Hướng dẫn:

    H2C=CH-CH3 + H-H ightarrow H3C-CH2-CH2-CH3

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = Eb(C=C) + 6Eb(C−H) + Eb(C−C) + Eb(H−H) − 2.Eb(C−C) − 8Eb(C−H)

    \Rightarrow \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} =  612 + 6.418 + 346 + 436 − 2.346 − 8.418 = − 134 (kJ) 

  • Câu 11: Vận dụng
    Tìm phát biểu không đúng

    Cho phản ứng sau: CH3CH2OH(l) → CH3OCH3(l)

    Biết giá trị năng lượng liên kết được cho trong bảng sau:

    Liên kếtC-CC-HC-OO-H
    Năng lượng liên kết (kJ/mol)347413360464

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Phân tử CH3CH2OH có 1 liên kết C-C, 5 liên kết C-H, 1 liên kết C-O và 1 liên kết O-H:

    \Rightarrow Eb(CH3CH2OH) = 347 + 5.413 + 360 + 464 = 3236kJ/mol

    Phân tử CH3OCH3 có 6 liên kết C-H và 2 liên kết C-O:

    \Rightarrow Eb(CH3OCH3) = 6.413 + 2.360 = 3198 kJ/mol 

    \Rightarrow \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = Eb(CH3CH2OH) − Eb(CH3OCH3) = 3236 − 3198 = 38kJ/mol 

    \Rightarrow Tại điều kiện chuẩn CH3CH2OH bền hơn CH3OCH3.

  • Câu 12: Vận dụng
    Tính thành phần tạp chất của methanol trong hỗn hợp X

    Một mẫu cồn X (thành phần chính là C2H5OH) có lẫn methanol (CH3OH). Đốt cháy 6,2 g cồn X tỏa ra nhiệt lượng 172,8 kJ. Cho phương trình nhiệt hóa học của các phản ứng sau:

    {\mathrm{CH}}_3\mathrm{OH}\mathit(l\mathit)\;+\frac32{\mathrm O}_2\mathit(g\mathit)\;ightarrow{\mathrm{CO}}_2\mathit(g\mathit)+\;2{\mathrm H}_2\mathrm O\mathit(l\mathit)\;\;\;\;\;\;\;\;\triangle\mathrm H=-716\mathrm{KJ}/\mathrm{mol}

    {\mathrm C}_2{\mathrm H}_5\mathrm{OH}\mathit(l\mathit)\;+\;3{\mathrm O}_2\mathit(g\mathit)\mathit\;ightarrow{\mathrm{CO}}_2\mathit(g\mathit)\;+\;3{\mathrm H}_2\mathrm O\mathit(l\mathit)\;\;\;\;\;\;\;\triangle\mathrm H\;=-1370\;\mathrm{kJ}/\mathrm{mol}

    Thành phần tạp chất methanol trong X là

    Hướng dẫn:

    Gọi số mol của CH3OH và C2H5OH trong X lần lượt là a và b

    Theo bài ta có hệ hai phương trình:

    \left\{\begin{array}{l}32\mathrm a\;+\;46\mathrm b\;=\;6,2\\716\mathrm a\;+\;1370\mathrm b\;=\;172,8\end{array}ight. \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm a\;=0,05\\\mathrm b\;=\;0,1\end{array}ight.

    mCH3OH = 0,05.32 = 1,6 g 

    \Rightarrow Phần trăm methanol trong X là:

    \frac{1,6}{6,2}.100\%\;\approx25,81\%

  • Câu 13: Thông hiểu
    Xác định phương trình nhiệt hóa học của phản ứng tạo thành

    Điều chế NH3 từ N2 (g) và H2 (g) làm nguồn chất tải nhiệt, nguồn để điều chế nitric acid và sản xuất phân urea. Biết khi sử dụng 14 g khí N2 sinh ra 45,9 kJ nhiệt. Phương trình nhiệt hóa học của phản ứng tạo thành NH3

    Hướng dẫn:

     Phương trình hóa học: N2(g) + 3H2(g) → 2NH3(g)

    Theo đề bài khi sử dụng 14 g khí N2 tức 0,5 mol khí N2 sinh ra 45,9 kJ nhiệt

    \Rightarrow Khi sử dụng 1 mol khí N2 sinh ra 91,8 kJ nhiệt

    \Rightarrow Phương trình nhiệt hóa học của phản ứng tạo thành NH3

    N2(g) + 3H2(g) → 2NH3(g)         \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = −91,8kJ

  • Câu 14: Vận dụng cao
    Tính khối lượng CaO cần dùng

    Để làm nóng khẩu phần ăn, người ta dùng phản ứng giữa CaO với H2O:

    CaO(s) + H2O(l) ightarrow Ca(OH)2 (aq)                \triangle\mathrm H = -105kJ

    Giả thiết nhiệt lượng của phản ứng tỏa ra được dung dịch hấp thụ hết, nhiệt dung của dung dịch loãng bằng nhiệt dung của nước là 4,2 J/g.K. Cần cho bao nhiêu gam CaO vào 200 gam H2O để nâng nhiệt độ từ 25oC lên 80oC?

    Hướng dẫn:

    Nhiệt lượng tỏa ra là: Q = m.c.Δt = 200.4,2.(80−25) = 46200J = 46,2kJ

    \Rightarrow Số mol của CaO cần dùng cho phản ứng tỏa ra 46,2kJ là:

    \frac{46,2}{105}=0,44\;(\mathrm{mol})

    \Rightarrow Khối lượng CaO cần dùng là 0,44.56 = 24,64 (gam)

  • Câu 15: Nhận biết
    Kí hiệu biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng

    Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng được kí hiệu là

    Hướng dẫn:

     Biến thiên enthaly chuẩn của phản ứng được kí hiệu là \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}.

  • Câu 16: Nhận biết
    Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng

    Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của một phản ứng ở một điều kiện xác định được gọi là 

    Hướng dẫn:

     Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của một phản ứng ở một điều kiện xác định gọi là biên thiên enthalpy của phản ứng (nhiệt phản ứng), kí hiệu là \triangle_{\mathrm r}\mathrm H.

  • Câu 17: Nhận biết
    Loại phản ứng

    Cho phương trình nhiệt hoá học của phản ứng:

    2H2(g) + O2 (g) → 2H2O (l)                        \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = - 571,68 kJ

    Phản ứng trên là phản ứng

    Hướng dẫn:

     Phản ứng có \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = - 571,68 kJ < 0 \Rightarrow Phản ứng là phản ứng tỏa nhiệt (có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường).

  • Câu 18: Vận dụng cao
    Tính số ấm nước được đun sôi

    Cho các phản ứng đốt cháy butane sau:

    C4H10(g) + O2(g) → CO2(g) + H2O(g)

    Biết năng lượng liên kết trong các hợp chất cho trong bảng sau:

    Liên kết C-CC-HO=OC=OO-H
    Phân tửC4H10C4H10O2CO2H2O
    Eb (kJ/mol)346418495799467

    Một bình gas chứa 12 kg butane có thể đun sôi bao nhiêu ấm nước? Giả thiết mỗi ấm nước chứa 3 lít nước ở 25oC, nhiệt dung của nước là 4,2 J/g.K, có 50% nhiệt đốt cháy butane bị thất thoát ra ngoài môi trường

    Hướng dẫn:

     {\mathrm C}_4{\mathrm H}_{10}\;\mathit(g\mathit)+\;\frac{13}2{\mathrm O}_2\;\mathit(g\mathit)\mathit\;ightarrow\;4{\mathrm{CO}}_2\mathit(g\mathit)\mathit\;+\;5{\mathrm H}_2\mathrm O\mathit(g\mathit)

    Biến thiên enthalpy của phản ứng:

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = 3.EC−C + 10.EC−H + 6,5.EO=O −4.2.EC=O −5.2.EO−H

                 =  3.346 + 10.418 + 6,5.495 − 8.799 − 10.467

                 = − 2626,5 kJ

    Nhiệt lượng cần dùng để đốt cháy 12 kg butane là

    \mathrm Q\;=\;\frac{12.10^3.2626,5}{58}\approx543413,8\;\mathrm{kJ}

    \Rightarrow Nhiệt cần đun 1 ấm nước là: 3.103.4,2.(100 - 25) = 945000 J = 945 kJ

    \Rightarrow Số ấm nước cần tìm là:

    \frac{543413,8.50\%}{945}\approx287\;\mathrm{ấm}

  • Câu 19: Thông hiểu
    Tìm khẳng định sai

    Cho phản ứng sau:

    S(s) + O2(g) \xrightarrow{\mathrm t^\circ} SO2(g)                     \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(SO2, g) = -296,8 kJ/mol

    Khẳng định sai

    Hướng dẫn:

     \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(SO2, g) = -296,8 kJ/mol < 0 nên hợp chất SO2 (g) bền hơn về mặt năng lượng so với các đơn chất bền S (s) và O2 (g)

  • Câu 20: Vận dụng cao
    Tính nhiệt độ của dung dịch thu được

    Rót 100 ml dung dịch HCl 0,5M ở 25oC vào 100 ml dung dịch NaHCO3 0,5M ở 26oC. Biết nhiệt dung của dung dịch loãng bằng nhiệt dung của nước là 4,2 J/g.K và nhiệt tạo thành của các chất được cho trong bảng sau:

    ChấtHCl(aq)NaHCO3(aq)NaCl(aq)H2O(l)CO2(g)
    \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0-168-932-407-286-392

    Sau phản ứng, dung dịch thu được có nhiệt độ là

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng xảy ra:

    HCl(aq) + NaHCO3(aq) → NaCl(aq) + H2O(l) + CO2(g)

    Biến thiên enthalpy của phản ứng là:

    ΔrH = ΔfH(NaCl) + ΔfH(H2O) + ΔfH(CO2) − ΔfH(HCl) − ΔfH(NaHCO3)

           = −407 − 286 − 392 + 168 + 932

          = 15kJ

    \Rightarrow Phản ứng thu nhiệt

    Ta có: nHCl = nNaHCO3 = 0,1.0,5 = 0,05 mol

    \Rightarrow Nhiệt lượng thu vào khi cho 0,05 mol HCl tác dụng với 0,05 mol NaHCO3 là:

    Q = 0,05.15 = 0,75 kJ

     Mà:

    \mathrm Q\;=\;\mathrm m.\mathrm C.\triangle\mathrm t\Rightarrow\triangle\mathrm t=\frac{0,75.10^3}{200.4,2}\approx0,89^\circ\mathrm C

    Do phản ứng thu nhiệt nên nhiệt độ giảm đi là 0,89oC

    \Rightarrow Nhiệt độ cuối cùng là 26 – 0,89 = 25,1oC

  • Câu 21: Nhận biết
    Phản ứng tỏa nhiệt

    Phản ứng nào sau đây là phản ứng tỏa nhiệt?

    Hướng dẫn:

    Oxi hóa glucose thành CO2 và H2O, tương tự phản ứng đốt cháy glucose là phản ứng tỏa nhiệt.

  • Câu 22: Thông hiểu
    Tính số phản ứng thu nhiệt và tỏa nhiệt

    (1) C(s) + H2O(g) \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CO(g) + H2(g)                                 \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0\; = +131,25 kJ

    (2) CuSO4(aq) + Zn(s) ightarrow ZnSO4(aq) + Cu(s)                 \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0\; = -231,04 kJ

    (3) 2C2H5OH(l) + 3O2(g) \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2CO2(g) + 3H2O(l)              \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0\;= -1366,89 kJ

    (4) CH4(g) + H2O(l) \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CO(g) + 3H2(g)                           \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0\;= +250 kJ

    (5) CaCO3(s) ightarrow CaO(s) + CO2 (g)                                 \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0\; = +178,29 kJ

    Số phản ứng tỏa nhiệt và thu nhiệt lần lượt là:

    Hướng dẫn:

     Ta có: 

    Phản ứng tỏa nhiệt có \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} < 0.

    Phản ứng thu nhiệt có \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} > 0.

    \Rightarrow Phản ứng tỏa nhiệt gồm (2), (3). Phản ứng thu nhiệt gồm (1), (4), (5).

  • Câu 23: Nhận biết
    Tìm kết luận đúng

     Biến thiên enthalpy của một phản ứng được ghi ở sơ đồ dưới đây. Kết luận nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

     Từ sơ đồ ta thấy: \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(sp) < \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(cđ) nên \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0 < 0 và \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = -a kJ

     Do đó đây là phản ứng tỏa nhiệt. 

  • Câu 24: Thông hiểu
    Tính giá trị biến thiên enthalpy của phản ứng

    Dựa vào phương trình nhiệt hoá học của phản ứng sau:

    3Fe(s) + 4H2O(l) → Fe3O4(s) + 4H2(g)                             \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0 = +26,32 kJ

    Giá trị \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0 của phản ứng: Fe3O4(s) + 4H2(g)  → 3Fe(s) + 4H2O(l)

    Hướng dẫn:

    Phản ứng: 3Fe(s) + 4H2O(l) → Fe3O4(s) + 4H2(g) \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0 = +26,32 kJ

    \Rightarrow Phản ứng Fe3O4(s) + 4H2(g) → 3Fe(s) + 4H2O(l) có  \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0 = -26,32 kJ

  • Câu 25: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng:

    C(s) + O2(g) ightarrow CO2(g)                     \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = -393,5 kJ

    Ý nghĩa của \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = -393,5 kJ là gì?

    Hướng dẫn:

    Ý nghĩa của \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = -393,5 kJ là: Để đốt cháy hoàn toàn 1 mol carbon trong khí oxygen dư (ở 35oC, 1atm) tạo ra 1 mol CO2 tỏa ra một lượng nhiệt là 393,5 kJ.

  • Câu 26: Thông hiểu
    Cặp phản ứng tỏa nhiệt

    Dựa vào phương trình nhiệt hoá học của các phản ứng sau:

    CS2(l) + 3O2(g) \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CO2(g) + 2SO2(g)                  \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = - 1110,21 kJ (1)

    CO2(g) → CO(g) + O2(g)                                      \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = +280,00 kJ (2)

    Na(s) + 2H2O(l) → NaOH(aq) + H2(g)                  \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = - 367,50 kJ (3)

    ZnSO4(s) → ZnO(s) + SO2(g)                              \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}= + 235,21 kJ (4)

    Cặp phản ứng tỏa nhiệt là:

    Hướng dẫn:

    Phản ứng tỏa nhiệt có \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} < 0.

    Phản ứng thu nhiệt có \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} > 0.

    \Rightarrow Cặp phản ứng tỏa nhiệt là (1) và (3).

  • Câu 27: Nhận biết
    Biến thiên enthalpy của phản ứng

    Biến thiên enthalpy của phản ứng nào sau đây có giá trị dương?

    Hướng dẫn:

    Phản ứng tỏa nhiệt (hệ tỏa nhiệt ra môi trường) thì \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} < 0.

  • Câu 28: Thông hiểu
    Loại phản ứng

    Cho hai phương trình nhiệt hoá học sau:

    (1)\;\;\;\mathrm{CO}(\mathrm g)\;+\;\frac12{\mathrm O}_2(\mathrm g)\;ightarrow\;{\mathrm{CO}}_2(\mathrm g)                    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0=-283,00\mathrm{kJ} 

    (2)\;\;\;{\mathrm H}_2(\mathrm g)\;+\;{\mathrm F}_2(\mathrm g)\;ightarrow\;2\mathrm{HF}(\mathrm g)                      \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0=-546,00\;\mathrm{kJ}

    Kết luận nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

     Phản ứng (1) và phản ứng (2) có \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 < 0 nên đều là phản ứng tỏa nhiệt.

  • Câu 29: Nhận biết
    Dãy các chất có nhiệt tạo thành chuẩn bằng 0

    Đâu là dãy các chất có nhiệt tạo thành chuẩn bằng 0?​

    Gợi ý:

     Enthalpy tạo thành chuẩn của các đơn chất bền nhất đều bằng 0.

  • Câu 30: Vận dụng
    Tính lượng nhiệt tỏa ra

    Phương trình nhiệt hoá học:

    3H2 (g) + N2 (g) → 2NH3 (g)                     \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = - 91,80 kJ

    Lượng nhiệt toả ra khi dùng 9 gam H2 (g) để tạo thành NH3 (g) là

    Hướng dẫn:

    9 gam H2 tương đương với 4,5 mol.

    Theo đề bài, phản ứng của 3 mol H2 thể khí với 1 mol N2 thể khí tạo 2 mol NH3 thể khí giải phóng 91,8 kJ nhiệt.

    Vậy phản ứng của 9 gam H2 (tương đương với 4,5 mol) ở thể khí tạo thành NH3 ở thể khí giải phóng: 

    4,5.\frac{91,8}3=137,7\;(\mathrm{kJ})

  • Câu 31: Vận dụng cao
    Tính thời gian sử dụng hết bình gas của hộ gia đình

    Bình “ga” loại 12 cân sử dụng trong hộ gia đình Y có chứa 12 kg khí hóa lỏng (LPG) gồm propan và butan với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propan tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ và 1 mol butan tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Trung bình, lượng nhiệt tiêu thụ từ đốt khí “ga” của hộ gia đình Y là 10.000 kJ/ngày và hiệu suất sử dụng nhiệt là 67,3%. Sau bao nhiêu ngày hộ gia đình Y sử dụng hết bình ga trên?

    Hướng dẫn:

     Gọi 2a là số mol của propane trong bình gas ⇒ 3a là số mol của butane trong bình gas.

    Theo bài, ta có:

    44.2a + 58.3a = 12.1000 ⇒ a = 45,8 mol

    Tổng nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn một bình gas là:

    45,8.2.2220 + 45,8.3.2850 = 594942 kJ

    Số ngày mà hộ gia đình sử dụng hết bình gas là:

    \frac{594942.0,673}{10000}\hspace{0.278em}\approx\hspace{0.278em}40\hspace{0.278em}\text{ngày}

  • Câu 32: Nhận biết
    Nhận định đúng

    Chọn câu trả lời đúng

    Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền?

    Hướng dẫn:

    Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền bằng 0.

  • Câu 33: Vận dụng
    Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng

    Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng

    H2(g) + Cl2(g) ightarrow 2HCl(g)

    Biết: EH-H = 436kJ/mol; ECl-Cl = 243 kJ/mol; EH-Cl = 432 kJ/mol. 

    Hướng dẫn:

    Biến thiên enthalpy chuẩn của của phản ứng là:

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0={\mathrm E}_{\mathrm H-\mathrm H}\;+\;{\mathrm E}_{\mathrm{Cl}-\mathrm{Cl}}\;-\;2.{\mathrm E}_{\mathrm H-\mathrm{Cl}}

    \Rightarrow \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0=1.436+1.243-2.432

    \Rightarrow \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0=-185\;\mathrm{kJ}

  • Câu 34: Thông hiểu
    Chứng tỏ phản ứng

    Cho phản ứng hóa học xảy ra ở điều kiện tiêu chuẩn sau:

    2NO2 (g) (đỏ nâu) ightarrow N2O4 (g) (không màu)

    Biết NO2 và N2O4\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0 tương ứng là 33,18 kJ/mol và 9,16 kJ/mol. Điều này chứng tỏ phản ứng 

    Hướng dẫn:

     \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0={\textstyle\sum_{}}\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(\mathrm{sp})\;-\;{\textstyle\sum_{}}\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(\mathrm{cđ})

                    = 9,16 - 2.33,18 = -57,2 kJ/mol < 0

    \Rightarrow Phản ứng tỏa nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO.

  • Câu 35: Vận dụng
    Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đốt cháy CO

    Tính \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 của phản ứng đốt cháy 21 gam CO (g) biết các sản phẩm thu được đều ở thể khí.

    Cho enthalpy tạo thành chuẩn của các chất tương ứng là

    ChấtCO (g)CO2 (g)O2 (g)
    \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0−110,5−393,50
    Hướng dẫn:

     \mathrm{CO}\;\mathit(g\mathit)\;+\;\frac12{\mathrm O}_2\;\mathit(g\mathit)\;ightarrow{\mathrm{CO}}_2\;\mathit(g\mathit)

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 của phản ứng đốt cháy 1 mol CO (g) là:

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(CO2(g)) – \frac12\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(O2(g)) – \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(CO(g))

                  =  (-393,5) – \frac12×0 – (-110,5)

                   = −283 (kJ)

     21 gam CO có số mol là:

    {\mathrm n}_{\mathrm{CO}\;}=\frac{21}{28}=0,75\;(\mathrm{mol})

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 của phản ứng đốt cháy 21 gam CO (g) là:

    (-283) × 0,75 − 283 × 0,75 = − 212,25 (kJ)

  • Câu 36: Vận dụng
    Tính lượng nhiệt giải phóng ra

    Cho phương trình nhiệt hóa học sau: 

    {\mathrm{SO}}_2\;(\mathrm g)\;+\frac12{\mathrm O}_2\;(\mathrm g)\;\;\xrightarrow{\mathrm t^\circ,\;{\mathrm V}_2{\mathrm O}_5}\;{\mathrm{SO}}_3\;(\mathrm g)\;\;\;\;\;\;\;\;\triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0=-\;98,5\;\mathrm{kJ}

    Lượng nhiệt giải phóng ra khi chuyển 76,8 gam SO2 (g) thành SO3 (g)

    Hướng dẫn:

     {\mathrm{SO}}_2\;(\mathrm g)\;+\frac12{\mathrm O}_2\;(\mathrm g)\;\;\xrightarrow{\mathrm t^\circ,\;{\mathrm V}_2{\mathrm O}_5}\;{\mathrm{SO}}_3\;(\mathrm g)\;\;\;\;\;\;\;\;\triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0=-\;98,5\;\mathrm{kJ}

    Theo phương trình nhiệt hóa học, ta có cứ chuyển 1 mol SO2 (g) thành SO3 (g) thì lượng nhiệt giải phóng là 98,5 kJ.

    76,8 gam SO2 (g) có số mol là: 

    \frac{76,8}{64}=1,2\;(\mathrm{mol})

    Vậy chuyển 76,8 gam SO2 (g) thành SO3 (g) thì lượng nhiệt giải phóng là:

    98,5.1,2 = 118,2 (kJ)

  • Câu 37: Vận dụng
    Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng

    Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:

    CH4(g) + 2O2(g) \overset{to}{ightarrow} CO2(g) + 2H2O(g)

    Biết nhiệt tạo thành \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} của CH4(g) là -74,9 kJ/mol, của CO2 (g) là -393,5 kJ/mol, của H2O (l) là -285,8 kJ/mol.

    Hướng dẫn:

    Tổng nhiệt tạo thành các chất đầu là:

    \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(cđ) = \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(CH4(g)) + \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(O2(g)).2 = –74,9 + 0.2 = –74,9 (kJ)

    Tổng nhiệt tạo thành sản phẩm là:

    \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(sp) = \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(CO2(g)) + \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}((H2O)).2 = –393,5 + (–285,8).2 = –965,1 (kJ)

    Biến thiên enthalpy của phản ứng là:

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(sp) – \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(cđ) = –965 – (–74,9) = –890,2 (kJ)

  • Câu 38: Vận dụng
    Tính biến thiên enthalpy của phản ứng

    Cho phương trình hóa học của phản ứng:

    C2H4(g) + H2O(l) → C2H5OH(l)

    Biến thiên enthalpy của phản ứng là

    Biết:

    ChấtC2H5OHC2H4H2O
    \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}-277,63+52,47-285,84
    Hướng dẫn:

     Biến thiên enfhalpy của phản ứng tính theo nhiệt tạo thành chuẩn:

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(C2H5OH) - \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(C2H4) - \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(H2O)

                 =  - 277,63 - (+52,47) - (-285,84) = -44,26 kJ. 

  • Câu 39: Nhận biết
    Khái niệm biến thiên enthalpy của phản ứng

    Biến thiên enthalpy của phản ứng là

    Hướng dẫn:

     Biến thiên enthalpy của phản ứng là nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng ở điều kiện áp suất không đổi.

  • Câu 40: Vận dụng
    Tính biến thiên enthaly chuẩn

    Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng

    N2(g) + O2(g) → 2NO(g)

    Cho biết năng lượng liên kết trong các phân tử O2, N2 và NO lần lượt là 494 kJ/mol; 945 kJ/mol và 607 kJ/mol.

    Hướng dẫn:

     \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}=\lbrack{\mathrm E}_{\mathrm b}(\mathrm N\equiv\mathrm N).1+{\mathrm E}_{\mathrm b}(\mathrm O=\mathrm O).1brack-{\mathrm E}_{\mathrm b}(\mathrm N=\mathrm O).2

    = [945.1 + 494.1] – 607.2 = 225 (kJ)

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (28%):
    2/3
  • Vận dụng (32%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo