Đề kiểm tra 45 phút Hóa 10 Chương 1: Cấu tạo nguyên tử

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 40 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 40 điểm
  • Thời gian làm bài: 45 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
45:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Cách biểu diễn electron trong AO

    Cách biểu diễn electron trong AO nào sau đây không tuân theo nguyên lí Pauli?

    Hướng dẫn:

    Nguyên lí Pauli: Trong 1 orbital chỉ chứa tối đa 2 electron có chiều tự quay ngược nhau.

    Nếu orbital có 1 electron thì biểu diễn bằng 1 mũi tên đi lên, nếu orbital có 2 electron thì được biểu diễn bằng 2 mũi tên ngược chiều nhau, mũi tên đi lên viết trước.

  • Câu 2: Nhận biết
    Những đặc trưng cơ bản của một nguyên tử

    Những đặc trưng cơ bản của một nguyên tử là

    Hướng dẫn:

    Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố hóa học (còn được gọi là số hiệu nguyên tử (Z) của nguyên tố đó) và số khối (A) là những đặc trưng cơ bản của một nguyên tử.

  • Câu 3: Vận dụng
    Xác định số hiệu của nguyên tử nguyên tố X

    Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, neutron, electron là 52 và có số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là

    Hướng dẫn:

    Tổng số hạt proton, neutron và electron trong 1 nguyên tử nguyên tố X là 52:

    \Rightarrow p + e + n = 52 hay 2p + n = 52 (do p = e)            (1)

    Số khối bằng 35:

    \Rightarrow p + n = 35                                                             (2)

    Từ (1), (2) ta có p = e = 17; n = 18

    Vậy số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là 18.

  • Câu 4: Vận dụng cao
    Xác định hàm lượng % của đồng vị phóng xạ Co-60

    Đồng vị phóng xạ cobalt (Co-60) phát ra tia \gamma có khả năng đâm xuyên mạnh, dùng điều trị các khối u ở sâu trong cơ thể. Cobalt có ba đồng vị: _{27}^{59}{Co} (chiếm 98%), _{27}^{58}{Co}_{27}^{60}{Co}, nguyên tử khối trung bình là 58,982. Xác định hàm lượng % của đồng vị phóng xạ Co-60.

    Hướng dẫn:

    Gọi hàm lượng 5827Co và 6027Co lần lượt là x% và y%.

    Ta có: 98 + x + y = 100   (1)

    \bar A = 58,982 = \frac{{59.98 + 58.x + 60.y}}{{100}} (2)

    Giải hệ hai phương trình (1) và (2) ta được:

    x = 1,9 và y = 0,1

    Vậy hàm lượng % của đồng vị phóng xạ Co – 60 là 0,1%.

  • Câu 5: Vận dụng cao
    Tính thành phần phần trăm khối lượng của M trong MX

    Tổng số hạt trong phân tử MX là 108 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. Số khối của M nhiều hơn số khối của X là 8 đơn vị. Số hạt trong M2+ lớn hơn số hạt trong X2- là 8 hạt. Phần trăm khối lượng của M trong MX là

    Hướng dẫn:

    Gọi số proton, neutron và electron trong M lần lượt là pM, nM, eM.

    Gọi số proton, neutron và electron trong X lần lượt là pX, nX, eX.

    Trong đó pM = eM; pX = eX.

    • Ta có tổng số hạt trong phân tử MX là 108 

    \Rightarrow 2pM + nM + 2pX + nX = 108                                                  (1)

    Trong MX, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36:

    \Rightarrow 2pM + 2pX - (nM + nX) = 36                                                  (2)

    Từ (1) và (2) ta có pM + pX = 36 và nM + nX = 36                    (1')

    Số khối của M nhiều hơn số khối của X là 8:

    \Rightarrow pM + nM - (pX + nX) = 8                                                         (3)

    Số hạt trong M2+ lớn hơn số hạt trong X2- là 8 hạt

    \Rightarrow 2pM + nM - 2 - (2pX + nX + 2) = 8

    \Rightarrow 2pM + nM - 2pX - nX = 12                                                       (4)

    Từ (3) và (4) ta có pM - pX = 4 và nM - nX = 4                           (2')

    Từ (1') và (2') có pM = 20; pX = 16; nM = 20 và nX = 16

    Coi số lượng bằng số khối ta có:

    MM = 20 + 20 = 40; MX = 16 + 16 = 32

    Thành phần phần trăm về khối lượng của M trong hợp chất là

    \%{\mathrm m}_{\mathrm M}=\frac{40}{40+32}.100\%=55,56\%

  • Câu 6: Vận dụng cao
    Xác định công thức phân tử của T

    Hợp chất vô cơ T có công thức phân tử XY2. Tổng số các hạt trong phân tử T là 66, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số khối của Y nhiều hơn X là 4. Số hạt trong Y nhiều hơn số hạt trong X là 6 hạt. Công thức phân tử của T là:

    Hướng dẫn:

    Gọi tổng số hạt proton, neutron và electron của nguyên tử X là: pX, nX, eX và y là pY, nY, eY.

    Tổng số hạt proton, neutron và electron của nguyên tử XY2 là 66:

    \Rightarrow pX + nX + ex + 2.(py + ny + ey) = 66

    Hay 2pX + nX + 4py +2ny = 66                                                            (1) 

    Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22:

    pX + ex + 2py + 2ey – nX - 2ny = 22 \Rightarrow 2pX + 4py - nX - 2ny = 22      (2)

    Số khối của Y nhiều hơn X là 4:

    \Rightarrow pX + nX – (py + ny) = 4                                                                  (3)

    Số hạt trong Y nhiều hơn số hạt trong X là 6 hạt

    py + ny + ey – (pX + nX + ex) = 6

    Hay 2py + ny – (2pX + nX) = 6                                                            (4)

    Từ (1), (2), (3), (4) ta có: pX = 6 (C) và py = 8 (O).

  • Câu 7: Vận dụng
    Xác định kí hiệu nguyên tử nguyên tố X

    Nguyên tử của nguyên tố X có 56 electron trong lớp vỏ, 82 neutron trong hạt nhân.Kí hiệu nguyên tử nguyên tố X là

    Hướng dẫn:

     Nguyên tử của nguyên tố X có 56 electron

    \Rightarrow Số e = số p = 56

    \Rightarrow Z = 56

    Số khối:

    A = Z + N

    \Rightarrow A = p + n = 56 + 82 = 138

    Vậy kí hiệu của nguyên tử nguyên tố X là: {}_{56}^{138}\mathrm A.

  • Câu 8: Nhận biết
    Kí hiệu phân lớp sai

    Kí hiệu phân lớp nào sau đây là sai?

    Hướng dẫn:

    Lớp thứ hai có 2 phân lớp là 2s và 2p.

    Lớp thứ ba có 3 phân lớp là 3s, 3p và 3d không có phân lớp 3f.

    Lớp thứ tư có 4 phân lớp là 4s, 4p, 4d và 4f.

  • Câu 9: Vận dụng
    Tìm số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử

    Nguyên tố X có Z = 17. Electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X thuộc lớp

    Hướng dẫn:

    Xcó Z = 17 nên nguyên tử X có 17 electron.

    ⇒ Cấu hình electron của nguyên tử X là: 1s22s22p63s23p5.

    ⇒ Electron lớp ngoài cùng của X thuộc lớp thứ 3 (lớp M).

  • Câu 10: Thông hiểu
    Xác định các nguyên tử là đồng vị

    Cho các nguyên tử: X (Z = 17, A = 35); Y (Z = 12, A = 24), E (Z = 17, A = 37); G (Z = 15, A = 31). Các nguyên tử nào là đồng vị của nhau?

    Hướng dẫn:

    Đồng vị là những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân (cùng số proton) nhưng có số neutron khác nhau.

    \Rightarrow X và E là đồng vị của nhau (đều có Z = 17 và số neutron khác nhau).

  • Câu 11: Nhận biết
    Số electron tối đa của lớp L

    Lớp L có số electron tối đa là

    Hướng dẫn:

    Lớp thứ n (n ≤ 4) chứa tối đa 2n2 electron.

    \Rightarrow Lớp L (n = 2) có số electron tối đa là: 2n2 = 2.22 = 8.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Xác định nguyên tố X

    Nguyên tử nguyên tố X có Z = 16. Nguyên tố X là

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron của nguyên tử X là: 1s22s22p63s23p4 hoặc [Ne]3s23p4.

    Nguyên tử nguyên tố X có 6 electron lớp ngoài cùng \Rightarrow X là nguyên tố phi kim.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Tính khối lượng nguyên tử Be và O

    Beryllium và oxygen lần lượt có khối lượng nguyên tử bằng: mBe = 9,012u; mO = 15,999u. Khối lượng nguyên tử beryllium và oxygen tính theo gam lần lượt là

    Hướng dẫn:

    Ta có 1u = 1,6605.10-24 gam

    mBe = 9,012u = 9,012.1,6605.10-24 gam = 14,964.10-24 gam

    mO = 15,999u = 15,999.1,6605.10-24 gam = 26,566.10-24 gam

  • Câu 14: Thông hiểu
    Xác định nguyên tử X

    Nguyên tử X có chứa 29 electron và 35 neutron. Nguyên tử X là?

    Hướng dẫn:

    Trong nguyên tử X, số proton = số electron = 29 ⇒ Z = 29

    Số khối của hạt nhân nguyên tử X là: A = Z + N = 29 + 35 = 64.

    ⇒ Nguyên tử X là Copper (Cu).

  • Câu 15: Thông hiểu
    Tìm phát biểu đúng

    Cấu hình electron của:

    Nguyên tử X: 1s22s22p63s23p5.

    Nguyên tử Y: 1s22s22p63s23p64s2.

    Phát biểu nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử X: 1s22s22p63s23p5.

    \Rightarrow Nguyên tử X có 7 electron thuộc lớp ngoài cùng \Rightarrow X là nguyên tố phi kim.

    Nguyên tử Y: 1s22s22p63s23p64s2.

    \Rightarrow Nguyên tử Y có 2 electron thuộc lớp ngoài cùng \Rightarrow Y là nguyên tố kim loại.

  • Câu 16: Nhận biết
    Tính số electron trong nguyên tử sodium

    Nguyên tử sodium có 11 proton. Số electron trong nguyên tử sodium là

    Hướng dẫn:

    Trong nguyên tử sodium, số proton = số electron = 11.

  • Câu 17: Nhận biết
    Khối lượng của nguyên tử

    Khối lượng của nguyên tử tập trung hầu hết ở

    Hướng dẫn:

    Khối lượng của electron rất nhỏ, không đáng kể so với khối lượng của proton hay neutron nên khối lượng của nguyên tử tập trung hầu hết ở hạt nhân.

  • Câu 18: Thông hiểu
    Tìm phát biểu sai

    Cho ba nguyên tử có kí hiệu là {}_{12}^{24}\mathrm{Mg}, {}_{12}^{25}\mathrm{Mg}, {}_{12}^{26}\mathrm{Mg}. Phát biểu nào sau đây là sai?

    Hướng dẫn:
    • Kí hiệu của nguyên tử có dạng với Z là số hiệu nguyên tử, A là số khối.
    • Nhận thấy 3 nguyên tử đều có cùng số Z, khác số khối \Rightarrow 3 nguyên tử là đồng vị của nguyên tố Mg.
    • Ta luôn có: Z = số p = số e = 12.
  • Câu 19: Vận dụng
    Tính tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R

    Nguyên tử R tạo được cation R+. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R+ (ở trạng thái cơ bản) là 2p6. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R là

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R+ (ở trạng thái cơ bản) là 2p6

    \Rightarrow Cấu hình electron của R là 1s22s22p63s1

    \Rightarrow R có p = e = 11

    \Rightarrow tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R là: p + e = 11 + 11 = 22

  • Câu 20: Thông hiểu
    Dãy gồm các nguyên tố kim loại

    Cho các nguyên tố với số hiệu nguyên tử sau: X (Z = 1); Y (Z = 7); E (Z = 12); T (Z = 19). Dãy gồm các nguyên tố kim loại là:

    Hướng dẫn:

    1X: 1s1 \Rightarrow H

    7Y: 1s22s22p3 \Rightarrow phi kim

    12E: 1s22s22p63s2 \Rightarrow kim loại

    19T: 1s22s22p63s23p64s1 \Rightarrow kim loại

    Vậy các kim loại là E và T.

  • Câu 21: Thông hiểu
    Xác định số neutron của các đồng vị

    Số neutron của các đồng vị {}_{14}^{28}\mathrm{Si}, {}_{14}^{29}\mathrm{Si}, {}_{14}^{30}\mathrm{Si} lần lượt là:

    Hướng dẫn:
    • Nguyên tử {}_{14}^{28}\mathrm{Si} có:

    Số hiệu nguyên tử Z = 14 = Số proton.

    Số khối: A = Z + N \Rightarrow N = A – Z = 28 – 14 = 14.

    • Nguyên tử {}_{14}^{29}\mathrm{Si} có:

    Số hiệu nguyên tử Z = 14 = Số proton.

    Số khối: A = Z + N \Rightarrow N = A – Z = 29 – 14 = 15.

    • Nguyên tử {}_{14}^{30}\mathrm{Si} có:

    Số hiệu nguyên tử Z = 14 = Số proton.

    Số khối: A = Z + N \Rightarrow N = A – Z = 30 – 14 = 16.

    Vậy số neutron của các đồng vị {}_{14}^{28}\mathrm{Si}, {}_{14}^{29}\mathrm{Si}, {}_{14}^{30}\mathrm{Si} lần lượt là 14, 15, 16.

  • Câu 22: Nhận biết
    Hạt mang điện trong nguyên tử

    Nguyên tử chứa những hạt mang điện là

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử gồm hạt nhân (chứa proton mang điện tích dương và neutron không mang điện) và vỏ nguyên tử (chứa electron mang điện tích âm).

  • Câu 23: Thông hiểu
    Số phát biểu đúng

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt proton và neutron.

    (2) Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở lớp vỏ.

    (3) Trong nguyên tử, số proton bằng số electron.

    (4) Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là proton và electron.

    (5) Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.

    Số phát biểu đúng là

    Hướng dẫn:

    (1) sai vì như Hydrogen không có neutron.

    (2) sai vì khối lượng nguyên tử tập trung ở phần hạt nhân nguyên tử.

    (3) đúng.

    (4) sai vì hạt nhân chỉ có proton và neutron không có electron.

    (5) đúng.

    ⇒ có 2 phát biểu đúng.

  • Câu 24: Vận dụng
    Tính số proton, neutron và electron có trong nguyên tử aluminium

    Aluminium là kim loại phổ biến nhất trên vỏ Trái Đất, được sử dụng trong các ngành xây dựng, ngành điện, hoặc sản xuất đồ gia dụng. Hạt nhân nguyên tử aluminium có điện tích bằng +13 và số khối là 27. Số proton, neutron và electron có trong nguyên tử aluminium lần lượt là

    Hướng dẫn:

    Hạt nhân nguyên tử có điện tích là +13.

    \Rightarrow Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron = 13

    - Số khối = số proton + số neutron

    \Rightarrow 27 = 13 + số neutron

    \Rightarrow Số neutron = 27 - 13 = 14

    Số proton, neutron và electron có trong nguyên tử aluminium lần lượt là 13, 14, 13.

  • Câu 25: Thông hiểu
    Xác định câu không đúng

    Cho nguyên tử aluminium có 13 proton trong hạt nhân. Câu nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử aluminium có 13p và 13e, điện tích hạt nhân của aluminium là +13, số đơn vị điện tích hạt nhân là 13.

  • Câu 26: Nhận biết
    Khái niệm nguyên tố hóa học

    Nguyên tố hóa học là 

    Hướng dẫn:

     Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.

  • Câu 27: Vận dụng
    Tính số khối của đồng vị

    Trong tự nhiên, silver có 2 đồng vị, trong đó đồng vị {}_{107}\mathrm{Ag} chiểm 56 %. Tính số khối của đồng vị còn lại biết nguyên tử khối trung bình của silver là 107,88.

    Hướng dẫn:

    Gọi số khối của đồng vị còn lại là X.

    Thành phần phần trăm của đồng vị còn lại là 100% − 56% = 44%

    Nguyên tử khối trung bình của silver là 107,88.

    \overline{\mathrm A}=\frac{56.107+44\mathrm X}{100}=107,88\;

    \Rightarrow X = 109

  • Câu 28: Vận dụng
    Điện tích hạt nhân của nguyên tố Y

    Một nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt proton, neutron và electron là 10. Số khối bằng 7. Điện tích hạt nhân của Y là

    Hướng dẫn:

    Theo bài ra ta có: tổng số hạt proton, neutron và electron là 10

    \Rightarrow p + e + n = 10 hay 2p + e = 10          (1)

    Số khối bằng 7:

    \Rightarrow Z + N = 7 hay p + n = 7                      (1)

    Từ (1) và (2) ta có p = 3, n = 4

    Vậy điện tích hạt nhân của nguyên tố Y là 4+

  • Câu 29: Vận dụng cao
    Xác định hợp chất Y

    Hợp chất Y có công thức M4X3. Biết:

    - Tổng số hạt trong phân tử Y là 214 hạt.

    - Ion M3+ có số electron bằng số electron của ion X4-

    - Tổng số hạt proton, neutron, electron của nguyên tử nguyên tố M nhiều hơn tổng số hạt của nguyên tử nguyên tố X trong Y là 106. Y là chất nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

    Tổng số hạt trong phân tử Y là 214 hạt.

    \Rightarrow 4(2pM + nM) + 3(2pX + nX) = 214                                    (1)

    Ion M3+ có số electron bằng số electron của ion X4-

    pM - 3 = pX + 4 \Rightarrow pX = pM - 7                                              (2)

    Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử nguyên tố M nhiều hơn tổng số hạt của nguyên tử nguyên tố X trong Y là 106

    4(2pM + nM) - 3(2pX + nX) = 106 (3)

    Từ (1) và (3) ta có:

    \left\{\begin{array}{l}2{\mathrm p}_{\mathrm M}\;+\;{\mathrm n}_{\mathrm M}\;=\;40\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;(4)\;\\2{\mathrm p}_{\mathrm X}\;+\;{\mathrm n}_{\mathrm X}\;=\;18\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;(5)\end{array}ight.

    Ta có:

    ZX \leq NX \leq 1,5NX

    \Rightarrow ZX \leq 18 - 2ZX \leq 1,5ZX

    \Rightarrow 5,1 \leq ZX \leq 6

    \Rightarrow ZX = 6, X là C

    Từ (2) \Rightarrow ZM = 13, M là Al

    Vậy Y là Al4C3 (Nhôm carbua)

  • Câu 30: Thông hiểu
    Xác định cấu hình electron lớp ngoài cùng

    Cấu hình electron lớp ngoài cùng của P (Z = 15) là

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử P (Z = 15) có cấu hình electron nguyên tử là 1s22s22p63s23p5.

    Vậy nguyên tử P có 5 electron ở lớp ngoài cùng.

  • Câu 31: Thông hiểu
    Điện tích hạt nhân của ion M2+

    Ion M2+ có số electron là 18, điện tích hạt nhân của ion M2+ là

    Hướng dẫn:

    M →M2+ + 2e

    eM = 18 + 2=20;

    Mà pM2+ = pM = eM→ pM2+ = 20

  • Câu 32: Vận dụng
    Xác định nguyên tử X

    Tổng số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử nguyên tố X là 58. Trong đó tổng số hạt mang nhiều điện hơn số hạt không mang điện là 18. Xác định nguyên tố X.

    Hướng dẫn:

    Gọi số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử nguyên tố X lần lượt là p, n và e.

    Theo bài ta có:

    \left\{\begin{array}{l}\mathrm p+\mathrm e+\mathrm n=58\\(\mathrm p+\mathrm e)-\mathrm n\;=\;18\\\mathrm p=\mathrm e\end{array}ight.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}2\mathrm p+\mathrm n=58\\2\mathrm p-\mathrm n=18\\\mathrm p=\mathrm e\end{array}ight.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm p=\mathrm e=19\\\mathrm n=20\end{array}ight.

    Vậy X là potassium (K).

  • Câu 33: Vận dụng
    Tính nguyên tử khối trung bình của magnesium

     Nguyên tử magnesium có 3 đồng vị là {}_{24}\mathrm{Mg} (chiếm 78,6%), {}_{25}\mathrm{Mg} (chiếm 10,1%), {}_{26}\mathrm{Mg} (chiếm 11,3%). Nguyên tử khối trung bình của magnesium (Mg) là

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử khối trung bình của magnesium (Mg) là:

    \overline{\mathrm A}=\frac{(78,6.24)+(10,1.25)+(11,3.26)}{100}=24,3

  • Câu 34: Nhận biết
    Tìm phát biểu không đúng

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Đồng vị là những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân (cùng số proton) nhưng có số neutron khác nhau.

    Các đồng vị khác nhau về số neutron nên khác nhau về khối lượng của hạt nhân nguyên tử, đồng thời khác nhau về một số tính chất vật lí.

  • Câu 35: Nhận biết
    Tìm phát biểu không đúng

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Hạt nhân nguyên tử có đường kính khoảng 10-2 pm, kích thước nhỏ hơn nhiều so với kích thước nguyên tử.

  • Câu 36: Vận dụng
    Lớp electron trong X có mức năng lượng cao nhất

    Nguyên tử X có số hiệu nguyên tử Z = 15. Lớp electron nào trong nguyên tử X có mức năng lượng cao nhất?

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron của nguyên tử X (Z = 15): 1s22s22p63s23p3.

    Nguyên tử X có 3 lớp electron \Rightarrow Lớp electron thứ ba (n = 3, lớp M) trong nguyên tử X có mức năng lượng cao nhất.

  • Câu 37: Nhận biết
    Dãy gồm cùng 1 nguyên tố hóa học

    Dãy nào sau đây gồm các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học?

    Hướng dẫn:

    Dãy  _{14}^{28}X ; _{14}^{29}Y ; _{14}^{30}{Z.}  gồm các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học vì cùng có Z = 14.

  • Câu 38: Nhận biết
    Cấu hình electron nguyên tử phosphorus

    Nguyên tử phosphorus (Z = 15) có cấu hình electron là

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử phosphorus (Z = 15) có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p3 hoặc [Ne]3s23p3.

  • Câu 39: Nhận biết
    Sự chuyển động của electron theo quan điểm hiện đại

    Sự chuyển động của electron theo quan điểm hiện đại được mô tả

    Hướng dẫn:

    Theo mô hình hiện đại, trong nguyên tử, electron chuyển động rất nhanh, không theo quỹ đạo xác định. Người ta có thể xác định được vùng không gian xung quanh hạt nhân mà ở đó xác suất có mặt electron là lớn nhất (khoảng 90%).

  • Câu 40: Vận dụng
    Tính số phát biểu đúng

    Cho các phát biểu sau

    (1) Phân lớp d có tối đa 10 electron.

    (2) Phân lớp đã điền số electron tối đa được gọi là phân lớp electron bão hòa.

    (3) Nguyên tử nguyên tố kim loại thường có 1 hoặc 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.

    (4) Nguyên tử nguyên tố khí hiếm thường có 5 hoặc 6 hoặc 7 electron ở lớp ngoài cùng.

    (5) Các electron trên cùng một lớp có mức năng lượng bằng nhau.

    (6) Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử trung hòa điện.

    Số phát biểu đúng là

    Hướng dẫn:

    (1) Phân lớp d có tối đa 10 electron \Rightarrow đúng.

    (2) Phân lớp đã điền số electron tối đa được gọi là phân lớp electron bão hòa \Rightarrow đúng.

    (3) Nguyên tử nguyên tố kim loại thường có 1 hoặc 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng \Rightarrowđúng.

    (4) Nguyên tử nguyên tố khí hiếm thường có 5 hoặc 6 hoặc 7 electron ở lớp ngoài cùng \Rightarrow sai vì các nguyên tử nguyên tố khí hiếm có 8 electron lớp ngoài cùng, riêng He có số electron lớp ngoài cùng là 2.

    (5) Các electron trên cùng một lớp có mức năng lượng bằng nhau \Rightarrow sai vì:

    Lớp electron: chứa các electron có mức năng lượng gần bằng nhau.

    Phân lớp electron: chứa các electron có mức năng lượng bằng nhau.

    (6) Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử trung hòa điện \Rightarrow đúng.

    Số phát biểu đúng là: 4

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo