Đề kiểm tra 45 phút Hóa 10 Chương 7: Nguyên tố nhóm Halogen

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 40 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 40 điểm
  • Thời gian làm bài: 45 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
45:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Số oxi hóa đặc trưng của các halogen trong hợp chất

    Số oxi hóa đặc trưng của các halogen trong hợp chất là

    Hướng dẫn:

    Các nguyên tử halogen có 7 electron ở lớp ngoài cùng, dễ nhận thêm 1 electron để đạt được cấu hình electron bền của khí hiếm gần nhất:

    ns2np5 + 1e ightarrow ns2np6

    Do vậy, số oxi hóa đặc trưng của các halogen trong hợp chất là –1.

    Chú ý: Khi liên kết với các nguyên tố có độ âm điện lớn, các halogen có thể có số oxi hóa dương (trừ fluorine).

  • Câu 2: Vận dụng
    Tìm m

    Hòa tan 10,14 gam hỗn hợp Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí A (đktc) và 6,4 gam chất rắn B, dung dịch C. Cô cạn dung dịch C thu được m gam muối. Tìm m.

    Hướng dẫn:

    Khí A là H2

    {\mathrm n}_{{\mathrm H}_2}\;=\;\frac{7,84}{22,4}=\;0,35\;(\mathrm{mol})

    Phương trình hóa học:

    Mg + 2HCl ightarrow MgCl2 + H2

    2Al + 6HCl ightarrow 2AlCl3 + 3H2

    Chất rắn B là Cu không phản ứng.

    \Rightarrow mMg + mAl = 10,14 - 1,54 = 8,6 g

    Ta có: nHCl = 2nH2 = 2.0,35 = 0,7 (mol)

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

    mMg + mAl + mHCl = mmuối + mH2

    \Rightarrow 8,6 + 0,7.36,5 = mmuối + 0,35.2

    \Rightarrow mmuối = 33,45 (g)

  • Câu 3: Vận dụng cao
    Tính hiệu suất phản ứng giữa H2 và Cl2

    Cho 1 lít (đktc) H2 tác dụng với 0,672 lít Cl2 (đktc) rồi hòa tan sản phẩm vào nước để được 20 gam dung dịch A. Lấy 5 gam dung dịch A tác dụng với AgNO3 dư được 1,435 gam kết tủa. Tính hiệu suất của phản ứng giữa H2 và Cl2 (giả sử Cl2 và H2 không tan trong nước).

     
    Hướng dẫn:

     {\mathrm n}_{{\mathrm H}_2}=\frac1{22,4}=0,0466\;(\mathrm{mol})

    {\mathrm n}_{{\mathrm{Cl}}_2}=\frac{0,672}{22,4}=0,03\;(\mathrm{mol})

    H2 + Cl2 → 2HCl                          (1)

    Vì nH2 > nCl2 nên hiệu suất phản ứng tính theo Cl2.

    AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

    \Rightarrow nHCl (trong 5g A) = nAgCl = 0,01 mol

    \Rightarrow nHCl (trong 20g A) = 0,01.4 = 0,04 mol

    Theo phương trình (1) ta có:

    nCl2 p/ứ = 0,5.nHCl = 0,5.0,04 = 0,02 mol

    \;\mathrm H\%\;=\frac{\;0,02}{0,03}\;.100\%\;=\;66,67\%\;

  • Câu 4: Vận dụng
    Xác định hai kim loại

    Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II) tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H 2 (ở đktc). Hai kim loại đó là (cho Be = 9, Mg = 24, Ca = 40, Sr = 87, Ba = 137)

    Hướng dẫn:

    Kim loại nhóm IIA, có mức oxi hóa = +2 trong hợp chất.

    nH2 = 0,03 mol

    Gọi X là kí hiệu chung của 2 kim loại

    X + 2HCl → XCl2 + H2

    0,03     ←            0,03 (mol)

    ⇒ M = 55,6

    MCa = 40 < 55,67 < MSr = 88

  • Câu 5: Vận dụng
    Xác định nồng độ của dung dịch KOH

    Cho 13,44 lít khí chlorine (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100oC. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là

    Hướng dẫn:

    nCl2 = 0,6 mol, nKCl = 0,5 mol.

    Phản ứng với KOH ở 100oC:

            3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O.

    mol: 0,3  \leftarrow   0,6    \leftarrow    0,5 

    Ta có: 0,3 < 0,6  ⇒ Cl2 dư nên số mol KOH tính theo số mol KCl

    ⇒ nKOH = 0,6 mol

    \Rightarrow\;{{\mathrm C}_{\mathrm M\;}}_{\mathrm{KOH}}\;=\;\frac{0,6}{2,5}=0,24\;\mathrm M

  • Câu 6: Nhận biết
    Nhiệt độ sôi của các hydrogen halide

    Từ HCl đến HI, nhiệt độ sôi

    Hướng dẫn:

    Từ HCl đến HI, nhiệt độ sôi tăng do:

    • Lực tương tác van der Waals giữa các phân tử tăng.
    • Khối lượng phân tử tăng.
  • Câu 7: Nhận biết
    Chất không tác dụng với dung dịch hydrochloric acid

    Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch hydrochloric acid?

    Hướng dẫn:

    Kim loại Cu không tác dụng với dung dịch hydrochloric acid.

    MgO, Cu(OH)2, AgNO3 tác dụng với dung dịch hydrochloric acid.

    Phương trình hóa học:

    MgO + 2HCl  → MgCl2 + H2O

    Cu(OH)2 + 2HCl  → CuCl2 + 2H2O

    AgNO3 + HCl  → AgCl↓ + HNO3

  • Câu 8: Vận dụng
    Tính nồng độ phần trăm của dung dịch HCl

    Cho 20 gam dung dịch HCl tác dụng với AgNO3 vừa đủ thì thu được 28,7 gam kết tủa trắng. Nồng độ phần trăm của dung dịch HCl là:

    Hướng dẫn:

    HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3

    {\mathrm n}_{\mathrm{AgCl}}=\frac{28,7}{143,5}=0,2\;(\mathrm{mol})

    \Rightarrow nHCl = 0,2 (mol) 

    \Rightarrow  mHCl = 0,2.36,5 = 7,3 (g) 

    \Rightarrow\mathrm C\%_{\mathrm{HCl}}=\frac{7,3}{20}.100\%=36,5\%

  • Câu 9: Nhận biết
    Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen

    Đi từ F2 đến I2:

    Hướng dẫn:

    Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng từ F2 đến I2 do:

    - Tương tác van der Waals giữa các phân tử tăng.

    - Khối lượng phân tử tăng.

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính phần trăm về khối lượng của chlorine đem phản ứng

    Cho 5 gam bromine có lẫn tạp chất là chlorine vào một dung dịch chứa 1,6 gam KBr. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch thì thu được 1,155 gam chất rắn khan. Xác định thành phần phần trăm về khối lượng của chlorine trong 5 gam brom đem phản ứng.

    Hướng dẫn:

    Khi cho 5 g Br2 có lẫn Cl2 phản ứng với KBr thì khối lượng muối giảm là :

    1,6 - 1,155 = 0,445 (g)

    Phương trình hóa học:

          Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2

    LT: 71g    238g     149g Khối lượng muối giảm đi 238 – 149 = 89 g

    TT: xg                0,445g khối lượng muối giảm

    Ta có:

    \frac{71}{\mathrm x}=\frac{89}{0,445}\Rightarrow\mathrm x\;=\;\frac{71.0,445}{89}=0,355\;(\mathrm{gam})

    \%{\mathrm m}_{{\mathrm{Cl}}_2}=\frac{0,355}5.100\%=7,1\%

  • Câu 11: Vận dụng
    Tính giá trị của m

    Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là:

    Hướng dẫn:

    Chất rắn không tan là Cu.

    nH2 = 0,2 (mol)

    Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

    0,2            ←               0,2 (mol)

    mZn = 0,2.65 = 13 (g)

    ⇒ mCu = 15 – 13 = 2 (g)

  • Câu 12: Nhận biết
    Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất

    Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là

    Hướng dẫn:

     Độ âm điện của các nguyên tố:

    F: 3,98

    Cl: 3,16.

    Br: 2,96

    I: 2,66

  • Câu 13: Vận dụng cao
    Tính phần trăm về khối lượng của muối NaCl

    Một hỗn hợp ba muối NaF, NaCl, NaBr nặng 4,68 gam hòa tan hoàn toàn trong nước được dung dịch A. Sục khí Cl2 vào dung dịch A rồi cô cạn hoàn toàn sau phản ứng thu được 3,345 gam muối khan. Lấy 1/10 lượng muối khan này hòa tan vào nước rồi cho phản ứng với dung dịch AgNO3 dư thu được 0,7175 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng muối NaCl trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với giá trị là

    Hướng dẫn:

    Sơ đồ phản ứng:

    \left\{\begin{array}{l}\mathrm{NaF}\\\mathrm{NaCl}\\\mathrm{NaBr}\end{array}+{\mathrm{Cl}}_2ightarrowight.\left\{\begin{array}{l}\mathrm{NaF}\\\mathrm{NaCl}\end{array}ight.+{\mathrm{AgNO}}_3\;ightarrow\mathrm{AgCl}:\;0,7175\;\mathrm g

    Lấy 1/10 lượng muối khan này hòa tan vào nước rồi cho phản ứng với dung dịch AgNO3 dư thu được 0,7175 gam kết tủa:

    {\mathrm n}_{\mathrm{AgCl}}=\frac{0,7175}{143,5}=5.10^{-3}(\mathrm{mol})

    NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl↓

    5.10-3               \leftarrow               5.10-3

    \Rightarrow Khối lượng NaCl trong 1/10 (0,3345 gam) lượng muối khan là:

    5.10-3.58,5 = 0,2925 gam

    \Rightarrow Khối lượng NaCl trong 3,345 gam muối khan là:

    \frac{0,2925.3,345}{0,3345}=2,925\;\mathrm{gam} \Rightarrow{\mathrm n}_{\mathrm{NaCl}}=\frac{2,925}{58,5}=0,05\hspace{0.278em}(\mathrm{mol})

    \Rightarrow Khối lượng NaF trong 3,345 gam muối khan ban đầu là:

    3,345 - 2,925 = 0,42 gam 

    Gọi số mol của NaCl, NaBr trong hỗn hợp đầu lần lượt là x (mol) và y (mol)

    \Rightarrow 58,5x + 103y + 0,42 = 4,68                           (1)

     2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br

       y           →           y

    \Rightarrow x + y = 0,05 (Bảo toàn NaCl)                         (2)

    Từ (1) và (2) ta có: x = 0,02 và y = 0,03

    Phần trăm khối lượng của NaCl trong hỗn hợp đầu là:

    \frac{0,02.58,5}{4,68}.100\%=25\%

  • Câu 14: Thông hiểu
    Xác định chất X

    X là một loại muối halide, là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp hóa chất để điều chế Cl2, H2, NaOH, nước Gia-ven,.. đặc biệt quan trọng trong bảo quản thực phẩm và làm gia vị thức ăn. X là

    Hướng dẫn:

    Muối sodium chloride (NaCl) là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp hóa chất để điều chế Cl2, H2, NaOH, nước Gia-ven, … Đặc biệt, NaCl có vai trò quan trọng trong bảo quản thực phẩm và làm gia vị thức ăn. 

  • Câu 15: Vận dụng
    Tính giá trị m

    Hoà tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    Gọi số mol của FeCl2 là x \Rightarrow Số mol của NaCl là 2x:

    127x + 58,5.2x = 24,4 ⇒ x = 0,1 (mol)

    Phương trình hóa học:

    FeCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl\downarrow + Fe(NO3)2

    0,1              →              0,2

    NaCl + AgNO3 → AgCl\downarrow + NaNO3

    0,2             →          0,1

    Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag\downarrow

    0,1            →                                   0,1

    m = mAgCl + mAg = (0,2 + 0,2).143,5 + 108.0,1 = 68,2 (g)

  • Câu 16: Nhận biết
    Hydrohalic acid không đựng được bằng lọ thuỷ tinh

    Hydrohalic acid nào sau đây không đựng được bằng lọ thuỷ tinh?

    Hướng dẫn:

     Dung dịch nước của hydrogen fluoride là hydrofluoric acid có khả năng hòa tan silicon dioxide nên có khả năng ăn mòn thủy tinh:

     SiO2(s) + 4HF(aq) ightarrow SiF4(g) + 2H2O(l

  • Câu 17: Vận dụng cao
    Tính tỉ lệ của m1 và m2

    Cho V lít Cl2 (đktc) tác dụng với dung dịch NaOH loãng nguội, dư thu được m1 gam tổng khối lượng 2 muối. Cho V lít Cl2 (đktc) tác dụng với NaOH đặc, nóng thu được m2 gam tổng khối lượng 2 muối. Tỉ lệ m1 : m2 bằng

    Hướng dẫn:

    Giả sử ở mỗi phản ứng có 1 mol Cl2 phản ứng.

    Ở nhiệt độ thường:

    Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO + H2O

    1          →            1 →      1                 mol

    Ở nhiệt độ cao:

    m1 = 58,5 + 74,5 = 133 gam                                  (1)

    3Cl2 + 6NaOH \overset{t{^\circ}}{ightarrow} 5NaCl + NaClO3 + 3H2O

    1 → \frac{5}{3}\frac{1}{3}                                      mol

    {\mathrm m}_2\;=\frac53\;.58,5\;+\frac13\;.106,5\;=\;133\;\mathrm{gam}\;\;\;\;\;\;\;\;(2)

    Từ (1) và (2) ta được m1 : m2 = 1 : 1

  • Câu 18: Vận dụng
    Tính khối lượng nước nhà máy cần dùng để khử trùng

    Một nhà máy nước sử dụng 5 mg Cl2 để khử trùng 1 lít nước sinh hoạt. Tính khối lượng Cl2 nhà máy cần dùng để khử trùng 100 m3 nước sinh hoạt.

    Hướng dẫn:

    100 m3 = 100 000 dm3 = 100 000 lít

    Khử trùng 1 lít nước sinh hoạt cần 5 mg Cl2

    \Rightarrow Khử trùng 100 000 lít nước sinh hoạt cần khối lượng Cl2 là:

    5.100 000 = 500 000 mg Cl2 = 500 g 

  • Câu 19: Thông hiểu
    Tính tổng hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng

    Cho phản ứng: aNaI + bH2SO4 → cNaHSO4 + dI2 + eH2S + fH2O. Tổng hệ số cân bằng là

    Hướng dẫn:

    \mathrm Na\overset{-1}{\mathrm I}+{\mathrm H}_2\overset{+6}{\mathrm S}{\mathrm O}_4\overset{t^{\circ} }{ightarrow}  {\overset0{\mathrm I}}_2\;+\;{\mathrm H}_2\overset{-2}{\mathrm S}\;+\;{\mathrm Na}_2{\mathrm{SO}}_4\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O

    \Rightarrow 8NaI + 9H2SO4 ⟶ 4I2 + H2S + 8NaHSO4 + 4H2O

    \Rightarrow Tổng hệ số cân bằng là: 8 + 9 + 8 + 4 + 1 + 4 = 34 

  • Câu 20: Thông hiểu
    Vai trò của Cl2 trong phản ứng

     Trong phản ứng nung đỏ dây sắt rồi cho phản ứng với khí Cl2, chlorine đóng vai trò gì?​ 

    Hướng dẫn:

     2\overset0{\mathrm{Fe}}\;+\;3{\overset0{\mathrm{Cl}}}_2\;ightarrow2\overset{+3}{\mathrm{Fe}}{\overset{-1}{\mathrm{Cl}}}_3\;

    Trong phản ứng, chlorine là chất nhận electron nên là chất oxi hóa.

  • Câu 21: Vận dụng
    Tính khối lượng KMnO4 cần dùng

    Cần bao nhiêu gam KMnO4 để điều chế đủ khí chlorine khi tác dụng với sắt tạo nên 16,25 gam FeCl3?

    Hướng dẫn:

    {\mathrm n}_{{\mathrm{FeCl}}_3}\;=\;\frac{16,25}{162,5}=\;0,1\;\mathrm{mol}

    {\mathrm n}_{{\mathrm{Cl}}_2}=\;\frac32{\mathrm n}_{{\mathrm{FeCl}}_3}\;=\;0,15\;\mathrm{mol}

    2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

    Theo phương trình hóa học:

    nKMnO4 = 2/5.nCl2 = 0,06 mol

    \Rightarrow mKMnO4 = 0,06.158 = 9,48 gam

  • Câu 22: Nhận biết
    Nhóm nguyên tố trong bảng tuần hoàn được gọi là halogen

    Nhóm nào trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học còn gọi là nhóm halogen?

    Hướng dẫn:

    Nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học còn gọi là nhóm halogen.

  • Câu 23: Vận dụng
    Xác định kim loại X

    Cho 1,12 gam một kim loại X tác dụng với khí chlorine dư thu được 3,25 gam muối. Kim loại đó là

    Hướng dẫn:

    Gọi X là n.

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    mX + mCl2 = mXCln \Rightarrow 1,12 + mCl2 = 3,25 \Rightarrow mCl2 = 2,13 g

    \Rightarrow{\mathrm n}_{{\mathrm{Cl}}_2}=\frac{2,13}{2.35,5}=0,03\;(\mathrm{mol})

    Phương trình phản ứng:

        2X  +  nCl2 → 2XCln

    \frac{0,06}{\mathrm n} ightarrow 0,03

    \Rightarrow\frac{0,06}{\mathrm n}.\mathrm X=1,12\Rightarrow\mathrm X\;=\;\frac{56}3\mathrm n

    n = 3 \Rightarrow X = 56 (Fe)

  • Câu 24: Nhận biết
    Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố nhóm halogen

    Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố nhóm VIIA có dạng

    Hướng dẫn:

     Mỗi nguyên tử nguyên tố nhóm VIIA đều có 7 electron lớp ngoài cùng, dạng  ns2np5.

  • Câu 25: Nhận biết
    Liên kết trong phân tử hydrogen halide

    Phân tử hydrogen halide (HX) gồm

    Hướng dẫn:

    Phân tử hydrogen halide (HX) gồm một liên kết cộng hóa trị. Các phân tử HX là phân tử phân cực.

  • Câu 26: Thông hiểu
    Tính số phản ứng hóa học xảy ra

    Cho các phản ứng hóa học sau:

    (a) I2 + NaCl

    (b) NaBr + H2SO4 (đặc)

    (c) NaF + AgNO3

    (d) NaCl (rắn) + H2SO4 (đặc)

    (e) KMnO4 + HCl

    Có bao nhiêu phản ứng hóa học xảy ra? (Biết các điều kiện có đủ).

    Hướng dẫn:

    Các phản ứng hóa học xảy ra là: (b), (d), (e).

    (b) 2NaBr + 2H2SO4 → Na2SO4 + Br2 + SO2 + 2H2O

    (d) NaCl (rắn) + H2SO4 (đặc) → NaHSO4 + HCl

    (e) 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

  • Câu 27: Thông hiểu
    Mức độ phân cực của liên kết hóa học trong các phân tử

    Mức độ phân cực của liên kết hóa học trong các phân tử được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là

    Hướng dẫn:

    Theo chiều từ F → Cl → Br → I, giá trị độ âm điện của các đơn chất giảm dần \Rightarrow Độ phân cực tăng dần.

    Thứ tự giảm dần mức độ phân cực của liên kết là: HI, HBr, HCl.

  • Câu 28: Thông hiểu
    Tính chất hóa học của chlorine

    Chlorine tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

    Hướng dẫn:

     Chlorine không  tác dụng với: I2; O2; N2

  • Câu 29: Thông hiểu
    Xác định sản phẩm tạo thành

    Có một dung dịch hỗn hợp KF, KBr, KI. Thổi một luồng khí Cl2 vào dung dịch cho đến dư. Sản phẩm nào sau đây được tạo thành?

    Hướng dẫn:

    2KBr + Cl2 → 2KCl + Br2

    2KI + Cl2 → 2KCl + I2

  • Câu 30: Thông hiểu
    Tìm nhận xét đúng

    Nhận xét nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Hầu hết các muối halide đều dễ tan trong nước, trừ một số muối không tan silver chloride, silver bromide, silver iodide và một số muối ít tan như lead chloride, lead bromide.

  • Câu 31: Thông hiểu
    Xác định phản ứng không đúng
    Phản ứng không đúng là
    Hướng dẫn:

    Phản ứng không đúng là: HF + NaCl → NaF + HCl

    Do phản ứng này không xảy ra.

  • Câu 32: Thông hiểu
    Tìm phát biểu không đúng

    Phát biểu nào sau đây không không đúng?

    Hướng dẫn:

    Sodium iodide có thể khử được sulfuric acid đặc thành hydrogen sulfide:

    8NaI + 5H2SO4 ightarrow 4Na2SO4 + 4I2 + H2S + 4H2O

  • Câu 33: Vận dụng
    Tính phần trăm số mol của NaBr trong hỗn hợp ban đầu

    Có một hỗn hợp gồm NaCl và NaBr. Cho hỗn hợp đó tác dụng với AgNO3 dư thì tạo ra kết tủa 25,975 gam kết tủa. Mặt khác, cho hỗn hợp đó tác dụng vừa đủ với 1,12 lít khí Cl2 (ở đktc). Phần trăm về số mol của NaBr trong hỗn hợp đầu là

    Hướng dẫn:

    Cho hỗn hợp NaCl và NaBr tác dụng vừa đủ với 1,12 lít khí Cl2 (ở đktc):

    {\mathrm n}_{{\mathrm{Cl}}_2}=\frac{1,12}{22,4}=0,05\;(\mathrm{mol})

    2NaBr  + Cl2 → 2NaCl + Br2 

    0,1  \leftarrow   0,05

    Cho hỗn hợp đó tác dụng với AgNO3 dư thì tạo ra kết tủa 25,975 gam kết tủa:

    AgNO3 + NaBr → AgBr↓ + NaNO3

                    0,1   →    0,1

    AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3

    \Rightarrow 0,1.188 + 143,5.nAgCl = 25,975

    ⇒ nAgCl = 0,05 mol

    Phần trăm về số mol của NaBr trong hỗn hợp đầu là

    \frac{0,1}{0,1+0,05}.100\%\approx66,67\%

  • Câu 34: Vận dụng cao
    Tính nồng độ % của chất tan trong dung dịch Z

    Cho 8,7 gam MnO2 tác dụng hết với dung dịch HCl đặc, dư thu được khí X. Cho 13 gam kẽm tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được khí Y. Trộn toàn bộ lượng X với Y, rồi đốt nóng trong bình kín đến phản ứng hoàn toàn, sau đó hòa tan hết sản phẩm thu được vào 100 gam nước thì thu dược dung dịch Z. Nồng độ % của chất tan trong dung dịch Z là (cho H = 1,O = 16, Cl = 35,5, Mn = 55, Zn = 65)

    Hướng dẫn:

    nMnO2 = 0,1 mol

    {\mathrm n}_{\mathrm{Zn}}\;=\frac{13}{65}=0,2\;\mathrm{mol}

    Phương trình hóa học:

    MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

       0,1        →                      0,1                mol

    Zn + 2HCl → H2 + ZnCl2

    0,2          →   0,2                         mol

    H2 + Cl2 → 2HCl + H2

    Lập tỉ lệ:

    \frac{0,2}1>\;\frac{0,1}1

    ⇒ Sau phản ứng H2 dư, Cl2 hết.

    ⇒ nHCl = 2nCl2 = 2.0,1 = 0,2 mol

    ⇒ mHCl = 0,2.36,5 = 7,1 g

    \Rightarrow C\%_\text{HCl}=\frac{36,5.0,2}{36,5.0,2+100}.100\%=6,8\%

  • Câu 35: Nhận biết
    Dung dịch được sử dụng làm thuốc sát trùng

    Trong y học, dung dịch nào sau đây được dùng làm thuốc sát trùng?

    Hướng dẫn:

    Trong y học, dung dịch iodine loãng trong ethanol được dùng làm thuốc sát trùng.

  • Câu 36: Nhận biết
    Màu sắc của đơn chất halogen

    Đơn chất halogen ở có màu lục nhạt là

  • Câu 37: Vận dụng
    Xác định kim loại M

    Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị II không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (đktc). Kim loại M là

    Hướng dẫn:

    mrắn sau − mM = mCl2 + mO2

    ⇒ 71nCl2 + 32nO2 = 23 − 7,2 = 15,8 g                     (1)

    ⇒ nkhí = nCl2 +nO2 = 0,25 mol                                  (2)

    Giải hệ (1) và (2) ⇒ nCl2 = 0,2; nO2 = 0,05 mol

    Gọi hóa trị của M là x.

     Bảo toàn electron ta có:

    x.nM = 2nCl2 + 4nO2

    \Rightarrow\;\mathrm x.\frac{7,2}{\mathrm M_{M} }\;=\;2.0,2\;+\;4.0,05

    ⇒ MM = 12x

    ⇒ x = 2 thỏa mãn ⇒ MM = 24 g/mol

    Vậy kim loai M là magnesium (Mg).

  • Câu 38: Thông hiểu
    Xác định nguyên tố X

    Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp p là 11. Nguyên tố X là

    Hướng dẫn:

    X có tổng số electron ở phân lớp p là 11 \Rightarrow cấu hình e của X là: 1s22s22p63s23p5

    \Rightarrow X là Cl.

  • Câu 39: Thông hiểu
    Điều chế chlorine trong phòng thí nghiệm

    Trong phòng thí nghiệm, để điều chế chlorine, ta có thể

    Hướng dẫn:

    Điều chế chlorine (Cl2) trong phòng thí nghiệm:

    Cho quặng pyrolusite (MnO2) tác dụng với hydrochloric acid đặc:

    MnO2 + 4HCl(đặc) \xrightarrow{\mathrm t^\circ} MnCl2 + Cl2 + 2H2O

    Ngoài ra, còn có thể thay MnO2 bằng KMnO4 rắn để điều chế khí Cl2:

    2KMnO4 + 16HCl(đặc) \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

  • Câu 40: Nhận biết
    Sodium bromide khử sulfuric acid đặc

    Sodium bromide khử được sulfuric acid đặc thành

    Hướng dẫn:

    Sodium bromide khử được sulfuric acid đặc thành sulfur dioxide:

    2NaBr + 2H2SO4 → Na2SO4 + Br2 + SO2 + 2H2O

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo