Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.
Trong các phản ứng hóa học, chỉ có các electron thuộc lớp ngoài cùng và phân lớp sát lớp ngoài cùng tham gia vào quá trình tạo thành liên kết.
Các electron hóa trị của nguyên tử một nguyên tố được quy ước biểu diễn bằng các dấu chấm đặt xung quanh kí hiệu nguyên tố.
Ví dụ:
Khi hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm. Vì các khí hiếm (trừ helium) đều có 8 electron lớp ngoài cùng nên quy tắc này được gọi là quy tắc octet.
Ví dụ 1: Xét sự hình thành liên kết hóa học trong phân tử Cl2.
Cấu hình electron của nguyên tử Cl (Z = 17): [Ne]3s23p5.
Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử Cl2, nguyên tử Cl có 7 electron hóa trị, mỗi nguyên tử Cl cần thêm 1 electron để đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet nên mỗi nguyên tử Cl góp chung 1 electron.
Phân tử Cl2 được biểu diễn:
Xung quanh mỗi nguyên tử Cl đều có 8 electron.
Ví dụ 2: Xét sự hình thành liên kết hóa học trong phân tử NaF.
Cấu hình electron của nguyên tử:
Na (Z = 11): [Ne]3s1 → có 1 electron lớp ngoài cùng.
F (Z = 9): 1s22s22p5 → có 7 electron lớp ngoài cùng.
Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử NaF, nguyên tử Na có 1 electron hóa trị, nguyên tử F có 7 electron hóa trị, nguyên tử Na nhường 1 electron hóa trị tạo thành hạt mang điện tích dương, nguyên tử F nhận 1 electron tạo thành hạt mang điện tích âm. Các hạt này đều đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet và có điện tích trái dấu nên hút nhau.