Đề thi giữa học kì 1 Hóa 10 Kết nối tri thức Đề 3

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 40 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 40 điểm
  • Thời gian làm bài: 50 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
50:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Phát biểu luôn đúng về M và L

    Cho hai nguyên tố L và M có cùng cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2. Phát biểu nào sau đây về M và L luôn đúng?

    Hướng dẫn:

    - L và M đều là những nguyên tố kim loại \Rightarrow sai vì nguyên tố có cấu hình 1s2 là khí hiếm (He).

    - L và M thuộc cùng một nhóm trong bảng tuần hoàn \Rightarrow sai vì số thứ tự nhóm được xác định dựa theo số electron hóa trị.

    - L và M đều là những nguyên tố s \Rightarrow sai vì nguyên tố có 2 electron lớp ngoài cùng có thế là nguyên tố s hoặc nguyên tố d hoặc nguyên tố f …

  • Câu 2: Thông hiểu
    Nhóm nguyên tố mà nguyên tử của nó có cấu hình electron lớp ngoài cùng 4s1

    Nhóm nguyên tố mà nguyên tử của nó có cấu hình electron lớp ngoài cùng 4s1

    Hướng dẫn:

    Các nguyên tố có cấu hình e lớp ngoài cùng 4s1 là:

    1s22s22p63s23p64s1 \Rightarrow nguyên tố K

    1s22s22p63s23p63d54s1 \Rightarrow nguyên tố Cr

    1s22s22p63s23p63d104s1 \Rightarrow nguyên tố Cu

  • Câu 3: Nhận biết
    Thứ tự tăng dần tính acid

    Dãy nào sau đây sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính acid?

    Hướng dẫn:

    13 Al, 15P, 16S, 17Cl cùng thuộc chu kì 2.

    Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính acid của oxide cao nhất có xu hướng tăng dần

    ⇒ Thứ tự tăng dần tính acid là: Al2O3; P2O5; SO3; Cl2O7

  • Câu 4: Vận dụng
    Số nguyên tử đồng vị 37Cl

    Trong tự nhiên Chlorine có 2 đồng vị bền là _{17}^{35}Cl \: và\: _{17}^{37}Cl, có nguyên tử khối trung bình là 35,5. Số nguyển tử đồng vị \: _{17}^{37}Cl có trong 7,3 gam HCl (với hydrogen là đồng vị 1H) là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Gọi tỉ lệ % số nguyên tử đồng vị 35Cl và 37Cl lần lượt là x, y ta có:

    x + y = 100 (1)

    Nguyên tử khối trung bình là 35,5

    \overline{A_{Cl}}=\frac{35x+37y}{100}=35,5 (2)

    Từ (1) và (2) giải hệ phương trình:

    x = 75%; y = 25%

    MHCl = 1 + 35,5 = 36,5 gam/mol

    ⇒ nHCl =  7,3 : 36,5 = 0,2 mol

    ⇒ nCl = 0,2 mol ⇒ n37Cl = 0,2.25% -0,05 mol

    Số nguyên tử \: _{17}^{37}Cl là:

    6,02.1023.0,05 = 3,01.1022 nguyên tử

  • Câu 5: Thông hiểu
    Số phân tử hydrochloric HCl

    Có các đồng vị sau: _{1}^{1}H;\: _{1}^{2}H\: ; _{17}^{35}Cl ; \: _{17}^{37}Cl. Có thể tạo ra số phân tử hydrochloric HCl là:

    Hướng dẫn:

     Có thể tạo ra các phân tử là: 

    _{1}^{1}H _{17}^{35}Cl;\: _{1}^{2}H\: _{17}^{35}Cl;\: _{1}^{2}H\:  _{17}^{37}Cl ; \: _{1}^{1}H_{17}^{37}Cl

  • Câu 6: Nhận biết
    Phát biểu đúng về cấu tạo nguyên tử

    Phát biểu đúng về cấu tạo nguyên tử là phát biểu nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

     Nguyên tử cấu tạo bởi hạt nhân mang điện dương và lớp vỏ electron mang điện âm

  • Câu 7: Vận dụng
    Cấu hình electron của ion Y-

    Tổng số hạt cơ bản của nguyên tử Y là 52, số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện âm là 1 hạt. Cấu hình electron của ion Y- là cấu hình nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

    Tổng số hạt cơ bản của nguyên tử Y là 52

    2p + n = 52 (vì p = e)

    Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện âm là 1 hạt

    n - p = 1 (vì p = e)

    Giải hệ phương trình (1) và (2)

    p = 17 và n = 18

    Ta có p = e = 17

    Cấu hình của nguyên tử Y là: 1s22s22p63s23p5 

    Cấu hình electron của ion Y-: 1s22s22p63s23p

  • Câu 8: Vận dụng
    Tính số khối của X3

    Nguyên tố X có 3 đồng vị là X1 chiếm 92,23%, X2 chiếm 4,67% và X3 chiếm 3,1%. Tổng số khối của 3 đồng vị bằng 87. Số neutron trong X2 nhiều hơn X1 là 1 hạt. Nguyên tử khối trung bình của X là 28,0855. Số khối của X3

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử khối trung bình của X là 28,0855:

    \Rightarrow \overline{\mathrm A} = 92,23%.X1 + 4,67%.X2 + 3,1%.X3 = 28,0855              (1)

    Tổng số khối = X1 + X2 + X3 = 87                                            (2)

    Theo bài ra ta có: X1 + 1 = X2                                                  (3)

    Giải hệ phương trình (1), (2) và (3) \Rightarrow X1 = 28; X2 = 29; X­­= 30

  • Câu 9: Nhận biết
    Tính kim loại thay đổi theo chiều

    Dãy các nguyên tố nhóm IIA gồm: Mg (Z = 12), Ca (Z = 20), Sr (Z = 38), Ba (Z = 56). Từ Mg đến Ba, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại thay đổi theo chiều

    Gợi ý:

    Các kim loại Mg (Z = 12), Ca (Z = 20), Sr (Z = 38), Ba (Z = 56) đều thuộc nhóm IIA.

    Lại có: Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng dần.

  • Câu 10: Nhận biết
    Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất

    X là nguyên tố nhóm IVA. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là

    Hướng dẫn:

    Các nguyên tố thuộc nhóm IA đến VIIA (trừ fluorine) có hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxygen đúng bằng số thứ tự nhóm.

    X là nguyên tố nhóm IVA. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là XO2.

  • Câu 11: Nhận biết
    Kích thước của hạt nhân so với kích thước của nguyên tử

    Khẳng đỉnh nào sau đây là đúng khi so sánh kích thước của hạt nhân so với kích thước của nguyên tử?

    Hướng dẫn:

     Kích thước hạt nhân rất nhỏ so với kích thước nguyên tử. 

  • Câu 12: Vận dụng
    Công thức hợp chất khí với hydrogen

    Oxide ứng với hóa trị cao nhất của hai nguyên tố X và Y đều có dạng RO2. Hợp chất khí với hydrogen của X chứa 25% hydrogen về khối lượng, còn hợp chất khí với hydrogen của Y chứa 87,5% Y về khối lượng. Công thức hợp chất khí với hydrogen của các nguyên tố X và Y lần lượt là

    Hướng dẫn:

    Oxide ứng với hóa trị cao nhất của hai nguyên tố X và Y đều có dạng RO2

    Vậy công thức hợp chất khí với hydrogen của X và Y có dạng XH4 và YH4.

    Ta có:

    \frac{X}{4} =\frac{75}{25} ⇒ X = 12 ⇒ X là 6C (Carbon)

    Công thức hợp chất khí với hydrogen của X là CH4.

    \frac{Y}{4} =\frac{87,5}{12,5} ⇒ X = 28 ⇒ X là 14Si  (silicon) 

    Công thức hợp chất khí với hydrogen của D là SiH4

  • Câu 13: Vận dụng
    Số proton của nguyên tử X

    Cho nguyên tử X có tổng số hạt là 82, trong đó hạt mang điện âm ít hơn số hạt không mang điện là 4 hạt. Số proton của nguyên tử X là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Tổng số hạt là 82

    2p + n = 82 (số p = e) (1)

    Hạt mang điện âm ít hơn số hạt không mang điện

    n - p = 4 (số p = số e) (2)

    Từ (1) và (2) ta được: 

    n = 30

    p = 26

    Vậy số hạt proton của nguyên tử X là 26

  • Câu 14: Thông hiểu
    Tính số phát biểu đúng về nitrogen

    Nitrogen (N) là nguyên tố thuộc nhóm VA, chu kì 2 của bảng tuần hoàn. Cho các phát biểu sau:

    (a) Nguyên tử N có 2 lớp electron và có 5 electron lớp ngoài cùng.

    (b) Công thức oxide cao nhất của N có dạng NO2 và là acidic oxide.

    (c) Nguyên tố N có tính phi kim mạnh hơn nguyên tố O (Z = 8).

    (d) Hydroxide ứng với oxide cao nhất của N có dạng HNO3 và có tính acid.

    Số phát biểu đúng

    Hướng dẫn:

    Các phát biểu đúng: a, d.

    Ta có cấu hình electron N (Z = 7): 1s22s22p3

    (b) sai vì công thức oxide cao nhất của N có dạng N2O5.

    (c) Sai vì N và O cùng chu kì. Trong cùng chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân tính phi kim tăng dần nên tính phi kim O mạnh hơn N.

  • Câu 15: Nhận biết
    Số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì 5

    Nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kỳ 5 có số lớp electron trong nguyên tử là:

    Gợi ý:

    Trong bảng tuần hoàn, số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì.

  • Câu 16: Nhận biết
    Phát biểu đúng

    Chọn phát biểu đúng?

    Hướng dẫn:

     Khối lượng riêng của hạt nhân lớn hơn khối lượng riêng của nguyên tử.

  • Câu 17: Thông hiểu
    Số phát biểu sai

    Cho các phát biểu sau

    (1) Điện tích của proton và electron có cùng độ lớn nhưng ngược dấu.

    (2) Có những nguyên tử không chứa neutron nào.

    (3) Một số nguyên tử không có bất kì proton nào.

    (4) Điện tích của proton và neutron có cùng độ lớn nhưng ngược dấu.

    (5) Trong nguyên tử, số hạt proton luôn bằng số hạt electron.

    Số phát biểu sai:

    Hướng dẫn:

     Phát biểu (3) và (4) sai

    (3) Một số nguyên tử không có bất kì proton nào.

    Các nguyên tử đều có proton

    (4) Điện tích của proton và neutron có cùng độ lớn nhưng ngược dấu.

    Neutron không mang điện tích

  • Câu 18: Thông hiểu
    Xác định loại nguyên tố và tính chất của X

    Cho cấu hình electron của nguyên tử X: 1s22s22p5. X là nguyên tố nào và có tính chất gì?

    Hướng dẫn:

    - X là nguyên tố p vì electron cuối cùng được điền vào phân lớp p.

    - X thuộc nhóm A có 7 electron lớp ngoài cùng nên X là phi kim.

  • Câu 19: Thông hiểu
    Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện trong phân tử H2SO4

    Trong phân tử H2SO4 tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là: (Cho _{1}^{1}H;\: _{16}^{32}S\: ; _{8}^{16}O)

    Hướng dẫn:

     Số hạt mang điện trong phân tử H2SOlà:

    2.2ZH + 2ZS + 4.2ZO = 2.2 + 2.16 + 4.2.8 = 100

    Số hạt không mang điện trong phân tử H2SOlà:

    2.(AH-ZH) + (AS - ZS) + 4(AO - ZO)

    = 2.(1-1) + (32-16) + 4.(16-8) = 48 

    Trong phân tử KNO3 số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 100 - 48 = 52 

  • Câu 20: Thông hiểu
    Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

    Cấu hình electron của ion X3+ là 1s22s22p63s23p63d5. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc

    Hướng dẫn:

    X3+: 1s22s22p63s23p63d5

    Vì nguyên tử X mất 3e tạo thành ion X3+

    \Rightarrow Cấu hình X: 1s22s22p63s23p63d64s2

    \Rightarrow X thuộc chu kì 4, nhóm VIIIB.

  • Câu 21: Nhận biết
    Nhóm nguyên tử thuộc cùng 1 nguyên tố

    Nhóm các nguyên tử nào dưới đây thuộc cùng một nguyên tố hóa học?

    Hướng dẫn:

    _{31}^{15}M ;_{32}^{15}Z . thuộc cùng một nguyên tố hóa học do có cùng số hiệu nguyên tử Z là 15. 

  • Câu 22: Thông hiểu
    Điện tích hạt nhân

    Nguyên tử X có 19 proton và 20 neutron thì điện tích hạt nhân của nguyên tử X là bao nhiêu.

    Hướng dẫn:

     Nguyên tử X có 19 proton điện tích hạt nhân của nguyên tử X +19

  • Câu 23: Vận dụng cao
    Xác định công thức phân tử của X

    Chất X có công thức phân tử ABC (với A, B, C là kí hiệu của 3 nguyên tố). Tổng số hạt mang điện và không mang điện trong phân tử X là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22, hiệu số khối giữa B và C gấp 10 lần số khối của A, tổng số khối của B và C gấp 27 lần số khối của A. Công thức phân tử của X là?

    Hướng dẫn:

    Gọi tổng số proton và neutron của phân tử X là p, n. Ta có hệ:

     \left\{\begin{array}{l}2\mathrm p\;+\;\mathrm n\;=\;82\\2\mathrm p\;-\;\mathrm n\;=\;22\end{array}ight.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm p\;=\;26\\\mathrm n\;=\;30\end{array}ight.

    Gọi tổng số khối của A, B, C lần lượt là a, b, c. Ta có hệ:

    \left\{\begin{array}{l}\mathrm b\;-\;\mathrm c\;=\;10\mathrm a\\\mathrm b\;+\;\mathrm c\;=\;27\mathrm a\\\mathrm a\;+\;\mathrm b\;+\;\mathrm c\;=\;26\;+\;30\end{array}ight.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm a\;=\;2\\\mathrm b\;=\;37\\\mathrm c\;=\;17\end{array}ight.

    A có số khối là 2 \Rightarrow pA + nA = 2, mà pA, nA là các số nguyên dương

    \Rightarrow pA = 1 (H)

    B có số khối là 37 \Rightarrow pB + nB = 37

    Luôn có: pB ≤ nB ≤ 1,5pB \Rightarrow 2pB ≤ pB + nB = 37 ≤ 2,5pB

    \Rightarrow 14,8 ≤ pB ≤ 18,5

    Suy ra: pB = 15 (P), 16 (S), 17 (Cl)

    C có số khối là 17 \Rightarrow pC + nC = 37

    Luôn có pC ≤ nC ≤ 1,5pC; 2pC ≤ pC + nC = 17 ≤ 2,5pC

    \Rightarrow 6 ≤ pC ≤ 8,5 \Rightarrow pC = 7 (N), 8 (O)

    Để chất X có công thức ABC thì X có công thức là HClO.

  • Câu 24: Nhận biết
    Nguyên tố Y có tính chất

    Nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d104s1. Nguyên tố Y có tính chất gì sau đây?

    Hướng dẫn:

     + Nguyên tố mà nguyên tử đủ 8 electron lớp ngoài cùng là khí hiếm (trừ He).

    + Nguyên tố mà nguyên tử có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng thường là nguyên tố kim loại.

    + Nguyên tố mà nguyên tử có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng thường là nguyên tố phi kim.

    Nguyên tố Y là kim loại nên có tính chất kim loại

  • Câu 25: Nhận biết
    Dữ kiện trong kết quả thí nghiệm của Rutherford chứng minh nguyên tử có cấu tạo rỗng

    Dữ kiện nào trong kết quả thí nghiệm của Rutherford chứng minh nguyên tử có cấu tạo rỗng?

    Hướng dẫn:

    Kết quả thí nghiệm của Rutherford chứng minh nguyên tử có cấu tạo rỗng là hầu hết các hạt α đều xuyên thẳng qua lá vàng. 

  • Câu 26: Nhận biết
    Số electron hóa trị của chlorine

    Nguyên tố chlorine (Z = 17) thuộc nhóm VIIA, có số electron hóa trị là

    Hướng dẫn:

    Đối với các nguyên tố nhóm A, số electron hóa trị cũng chính là số electron ở lớp ngoài cùng.

    Nguyên tố chlorine ở nhóm VIIA, có số electron hóa trị là 7.

  • Câu 27: Thông hiểu
    Điện tích hạt nhân  của X

    Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của nguyên tố X là 40. Điện tích hạt nhân  của X là:

    Hướng dẫn:

    Tổng hạt = p + e + n = 40 => n = 40 – 2p

    Điều kiện bền của nguyên tử: số p ≤ số n ≤ 1,5.số p

    ⇒p ≤ 40 – 2p ≤ 1,5p => 11,42 ≤ p ≤ 13,33

    ⇒ p = 12 hoặc p = 13

    Với p = 12 ⇒ n = 16 ⇒ A = 28 (loại vì Si có A = 28 nhưng p = 14)

    Với p = 13 ⇒ n = 14 => A = 27 (Al)

    Ta có số điện tích hạt nhân = số p = 13

    Vậy điện tích hạt nhân của X là +13

  • Câu 28: Vận dụng
    Xác định tổng số e trong phân tử XY và X3Y4

    Tổng số electron phân tử X2Y3 là 76 trong đó số proton của X nhiều hơn Y là 28. Tổng số electron trong các phân tử XY và X3Y4 lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Trong hợp chất X2Y3

    Tổng số electron phân tử X2Y3 là 76

    2ZX + 3ZY = 76 (1)

    Số proton của X nhiều hơn Y là 28

    2ZX - 3ZY = 28 (2)

    Giải hệ (1) và (2) ta được: 

    ZX = 26 (X là Fe)

    ZY = 8 (Y là O)

    Số electron trong FeO = 26 + 8 = 34

    Số electron trong Fe3O4 = 26.3 + 8.4 = 110

  • Câu 29: Thông hiểu
    Vị trí của nguyên tố M trong bảng tuần hoàn

    Nguyên tử của nguyên tố M tạo được cation M2+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vị trí của nguyên tố M trong bảng tuần hoàn là vị trí nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    M + 2e → M2+

    \Rightarrow Cấu hình electron phải là 1s22s22p63s2 và ở ô số 12 chu kì 3 nhóm IIA.

  • Câu 30: Vận dụng
    Tìm số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử Z

    Nguyên tử của nguyên tố Z được cấu tạo bởi 36 hạt. Trong hạt nhân, hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Số đơn vị điện tích hạt nhân Z là:

    Hướng dẫn:

    Gọi số hạt proton, electron và nơtron lần lượt là p, e và n.

    Ta có:

    \left\{\begin{array}{l}\mathrm p\;=\;\mathrm e\\\mathrm p\;+\;\mathrm e\;+\;\mathrm n\;=\;36\\\mathrm p\;=\;\mathrm n\end{array}ight.

    \Rightarrow p = e = n = 12

    \Rightarrow  Số đơn vị điện tích hạt nhân Z = Số proton = 12. 

  • Câu 31: Thông hiểu
    Nguyên tử nguyên tố luôn nhường 2e trong các phản ứng hóa học

    Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây luôn nhường 2 electron trong các phản ứng hóa học?

    Hướng dẫn:

    Cấu hình e của các nguyên tử các nguyên tố:

    Mg: 1s22s22p63s2 \Rightarrow dễ nhường 2e

    Na: 1s22s22p63s1 \Rightarrow dễ nhường 1e

    Cl: 1s22s22p63s23p5  \Rightarrow dễ nhận 1e

    O: 1s22s22p4 \Rightarrow dễ nhận 2e

  • Câu 32: Vận dụng
    Khối lượng mảnh Cu

    Mảnh copper có 2 mol Cu, biết Cu có hai đồng vị _{29}^{63}Cu_{29}^{65}Cu với phần trăm tương ứng lần lượt là 75% và 25%. Khối lượng mảnh Cu là:

    Hướng dẫn:

     Ta có nguyên tử khối trung bình của copper là:

    \overline{A_{Cu}}=\frac{63.75+65.25}{100}=63,5

    Khối lượng mảnh Cu là:

    mCu = 2.63,5 = 127 gam

  • Câu 33: Nhận biết
    Số electron tối đa trong lớp 3

    Số electron tối đa trong lớp 3 là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

     Lớp thứ 3 có 3 phân lớp là 3s, 3p, 3d

    Số e tối đa trên các phân lớp là: s (2e), p(6e) d(10e)

    Số e tối đa trong lớp thứ 3 là: 2 + 6 + 10 = 18

  • Câu 34: Vận dụng
    Xác định cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố M

    Trong ion M3- có tổng số hạt là 49, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố M là

    Hướng dẫn:

    Trong ion M3- có tổng số hạt là 49 => trong nguyên tử M có tổng số hạt = 49 – 3 = 46

    \Rightarrow p + e + n = 2p + n = 46            (1)

    Trong ion M3-, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17

    \Rightarrow p + e + 3 – n = 17

    \Rightarrow 2p – n = 14                               (2)

    Từ (1) và (2) \Rightarrow p = e = 15 và n = 16

    \Rightarrow Cấu hình e của M là: 1s22s22p63s23p3

  • Câu 35: Nhận biết
    Đặc điểm xác định nguyên tố nhóm A hoặc nhóm B

    Nguyên tố nhóm A hoặc nhóm B được xác định dựa vào đặc điểm nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Nguyên tố nhóm A là các nguyên tố s hoặc nguyên tố p.

    Nguyên tố nhóm B là các nguyên tố d hoặc nguyên tố f.

    Do vậy đặc điểm sắp xếp là dựa vào nguyên tố s, nguyên tố p hoặc nguyên tố d, nguyên tố f.

  • Câu 36: Nhận biết
    Đại lượng của nguyên tố hóa học biến thiên tuần hoàn

    Đại lượng nào của nguyên tố hóa học biến thiên tuần hoàn?

    Hướng dẫn:

    Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử biến thiên tuần hoàn.

  • Câu 37: Vận dụng
    Tính bán kính nguyên tử gần đúng của iron

    Giả thiết trong tinh thể, các nguyên tử iron là những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể, phần còn lại là các khe rỗng giữa các quả cầu, cho khối lượng nguyên tử của iron là 55,85 ở 20oC. Khối lượng riêng của iron là 7,78 g/cm3. Cho Vhc = 4r3/3. Bán kính nguyên tử gần đúng
    của iron là :

    Hướng dẫn:

    1 mol Fe có thể tích:

    {\mathrm V}_{\mathrm{Fe}}=\frac{55,85}{7,87}=7,097\;\mathrm{cm}^3

    Thể tích của 1 nguyên tử Fe:

    {\mathrm V}_{\mathrm{Fe}}=\frac{7,097.0,75}{6,023.10^{23}}=8,48.10^{-24}

    Bán kính nguyên tử:

    \mathrm r\;=\sqrt[3]{\frac{3.{\mathrm V}_{\mathrm{Fe}}}{4\mathrm\pi}}=1,29.10^{-8}

  • Câu 38: Thông hiểu
    Cấu hình e giống cấu hình e của nguyên tử Ne

    Ion nào dưới đây có cấu hình electron giống cấu hình electron của nguyên tử Ne?

    Hướng dẫn:

    Cấu hình e của Ne: 1s22s2 2p6 

    Cấu hình e của ion Mg2+: 1s22s22p6 

  • Câu 39: Nhận biết
    Nhóm nguyên tố bắt đầu hầu hết các chu kì

    Hầu hết các chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học đều bắt đầu bằng 

    Hướng dẫn:

    Hầu hết các chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học đều bắt đầu bằng kim loại kiềm.

  • Câu 40: Vận dụng
    Kí hiệu của nguyên tử X

    Tổng số hạt cơ bản của một nguyên tử X là 22. X có kí hiệu nguyên tử như thế nào?

    Hướng dẫn:

    Tổng hạt = p + e + n = 22 ⇒ n = 22 – 2p

    Điều kiện bền của nguyên tử: số p ≤ số n ≤ 1,5.số p

    ⇒ p ≤ 22 – 2p ≤ 1,5p ⇒ 6,29 ≤ p ≤ 7,33

    ⇒ p = 6 hoặc p = 7

    Với p = 6 ⇒ n = 10 ⇒ A = 16 (loại vì C có A = 12)

    Với p = 7 ⇒ n = 8 ⇒ A = 15 (N)

    X có kí hiệu nguyên tử là {}_7^{15}N.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (38%):
    2/3
  • Thông hiểu (32%):
    2/3
  • Vận dụng (28%):
    2/3
  • Vận dụng cao (2%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo