Luyện tập Liên kết cộng hóa trị

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Liên kết cộng hóa trị

    Liên kết cộng hóa trị là liên kết hóa học được hình thành giữa hai nguyên tử bằng

    Hướng dẫn:

    Liên kết cộng hóa trị là liên kết hóa học được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung

  • Câu 2: Nhận biết
    Liên kết tạo thành do sự góp chung electron

    Liên kết tạo thành do sự góp chung electron thuộc loại liên kết:

    Hướng dẫn:

    Liên kết tạo thành do sự góp chung electron thuộc loại liên kết cộng hóa trị.

  • Câu 3: Nhận biết
    Liên kết cộng hóa trị không phân cực

    Liên kết cộng hóa trị không phân cực thường là liên kết giữa?

    Hướng dẫn:

    Liên kết cộng hóa trị không phân cực thường là liên kết giữa hai phi kim giống nhau.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Chất có liên kết cộng hóa trị không phân cực

    Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không phân cực?

    Hướng dẫn:

    Hiệu độ âm điện trong phân tử N2 bằng 0.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Số hợp chất mà phân tử chứa liên kết ion

    Cho các hợp chất sau: NH3, Al2O3, H2S, NaCl, H2O. Số hợp chất mà phân tử chứa liên kết ion là?

    Hướng dẫn:

    Hợp chất mà phân tử chứa liên kết ion là: Al2O3, NaCl.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Chất có liên kết cộng hóa trị phân cực

    Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực?

    Hướng dẫn:

    Cl2 và Ncó hiệu độ âm điện bằng 0 ⇒ Có liên kết cộng hóa trị không phân cực.

    Hợp chất CHCl3 gồm 1 liên kết C-H và 3 liên kết C-Cl

    Hợp chất CH4 gồm 4 liên kết C-H

    Δ\chi(C-H) = |2,55 – 2,2| = 0,35 ⇒ Liên kết cộng hóa trị không phân cực

    Δ\chi(C-Cl) = |2,55 – 3,16| = 0,61 ⇒ Liên kết cộng hóa trị phân cực.

    Vậy hợp chất CHCl3 có liên kết cộng hóa trị không phân cực

  • Câu 7: Nhận biết
    Liên kết σ

    Liên kết σ là liên kết hình thành do:

    Hướng dẫn:

    Liên kết σ là liên kết hình thành do sự xen phủ trục của hai orbital

  • Câu 8: Vận dụng
    Tìm số liên kết σ và π trong phân tử C2H2

    Số liên kết σ và π có trong phân tử C2H2 lần lượt là?

    Hướng dẫn:

    Ta có công thức cấu tạo của C2H2 là: H-C≡C-H

    Liên kết 3 gồm 1 liên kết σ và 2 liên kết π.

    Vậy tổng số liên kết σ và π có trong phân tử C2H2 lần lượt là: 3 và 2

  • Câu 9: Thông hiểu
    Hợp chất cộng hóa trị

    Hợp chất nào sau đây là hợp chất cộng hóa trị?

    Hướng dẫn:

    Các hợp chất NaCl, K2O, MgO là các hợp chất ion được hình thành từ kim loại điển hình và phi kim điển hình.

    HCl là hợp chất cộng hóa trị. Nguyên tử hydrogen liên kết với nguyên tử chlorine bằng cách mỗi nguyên tử góp chung 1 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung trong phân tử HCl.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Liên kết cho - nhận

    Phân tử chất nào sau đây có liên kết cho - nhận?

    Hướng dẫn:

    Ta có:

     

  • Câu 11: Thông hiểu
    Số hợp chất chứa liên kết cộng hóa trị

    Cho các hợp chất sau: Cl2, KCl, HCl, CO2, NaBr. Số hợp chất chứa liên kết cộng hóa trị là?

    Hướng dẫn:

    Các hợp chất chứa liên kết cộng hóa trị là: Cl2, HCl, CO2.

    NaCl và NaF được tạo thành bởi kim loại điển hình và phi kim điển hình nên có liên kết ion.

  • Câu 12: Nhận biết
    Các chất có chứa liên kết cộng hóa trị có thể tồn tại ở trạng thái

    Các chất có chứa liên kết cộng hóa trị có thể tồn tại ở trạng thái nào:

    Hướng dẫn:

    Tính chất chung của hợp chất ion là: Thường là chất rắn, có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao, có khả năng dẫn điện khi tan trong nước hay khi nóng chảy.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Chọn phát biểu sai về sự xen phủ các orbital

    Phát biểu nào sau đây sai về các liên kết được tạo thành bởi sự xen phủ các orbital nguyên tử

    Hướng dẫn:

    Liên kết ba gồm một liên kết σ và hai liên kết π

  • Câu 14: Thông hiểu
    Trong phân tử CO2 có chứa loại liên kết nào

    Trong phân tử CO2 có chứa loại liên kết nào (biết độ âm điện của tử C là 2,55 và O là 3,44)

    Hướng dẫn:

    Δ\chi(C-O) = |2,55 – 3,44| = 0,89 ⇒ Liên kết cộng hóa trị phân cực.

    Tuy nhiên, do phân tử CO2 có cấu tạo thẳng nên độ phân cực của hai liên kết đôi (C=O) triệt tiêu nhau, dẫn đến toàn bộ phân tử không bị phân cực.

  • Câu 15: Vận dụng
    Xác định công thức hợp chất tạo thành

    Cho hai nguyên tố X (Z = 20) và Y (Z = 17). Công thức hợp chất tạo thành từ nguyên tố X, Y và liên kết trong phân tử là:

    Hướng dẫn:

    X (Z = 20): 1s22s22p63s23p64s2

    Y (Z = 17): 1s22s22p63s23p5

    Nguyên tử X là kim loại mạnh, có xu hướng nhường đi 2 electron lớp ngoài cùng tạo thành cation X2+.

    Nguyên tử Y là phi kim điển hình, có xu hướng nhận thêm 1 electron và lớp ngoài cùng tạo thành anion Y-.

    Ion X2+ và Y- trái dấu hút nhau tạo thành phân tử XY2. Liên kết được tạo thành là liên kết ion.

    X2+ + 2Y- → XY2.

  • Câu 16: Vận dụng
    Liên kết trong phân tử nào dưới đây hình thành nhờ sự xen phủ orbital p-p

    Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital p – p:

    Hướng dẫn:

    H (Z = 1): 1s1

    Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5

    N (Z = 7): 1s22s22p3

    Liên kết trong phân tử H2 được hình thành nhờ sự xem phủ orbital s – s

    Liên kết trong phân tử Cl2 được hình thành bởi sự xen phủ orbital p – p

    Liên kết trong phân tử NH3 được hình thành bởi sự xen phủ orbital s – p

    Liên kết trong phân tử HCl được hình thành bởi sự xen phủ orbital s – p

  • Câu 17: Thông hiểu
    Dãy hợp chất nào chứa liên kết cộng hóa trị

    Dãy hợp chất nào dưới đây chứa liên kết cộng hóa trị

    Hướng dẫn:

    BaCl2 và NaCl, Na2O, CaCl2 chứa liên kết ion.

    Vậy dãy hợp chất chứa liên kết cộng hóa trị là SO3, H2S, H2O.

  • Câu 18: Thông hiểu
    Đặc trưng cho độ bền của liên kết

    Yếu tố nào đặc trưng cho độ bền của liên kết:

    Hướng dẫn:

    Năng lượng liên kết đặc trưng cho độ bền của liên kết. Năng lượng liên kết càng lớn thì liên kết càng bền và phân tử càng khó bị phân hủy.

  • Câu 19: Nhận biết
    Liên kết π

    Liên kết π là liên kết hình thành do:

    Hướng dẫn:

    Liên kết π là liên kết hình thành do sự xen phủ bên của hai orbital.

  • Câu 20: Thông hiểu
    Các liên kết trong phân tử O2 gồm

    Các liên kết trong phân tử oxygen gồm:

    Hướng dẫn:

    Trong phân tử oxygen (O2) hai nguyên tử O liên kết với nhau bằng 1 liên kết đôi (O=O).

    1 liên kết đôi gồm 1 liên kết σ, 1 liên kết π.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (55%):
    2/3
  • Vận dụng (15%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 6 lượt xem
Sắp xếp theo