Luyện tập Thành phần của nguyên tử

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng cao
    Xác định công thức RAx

    Một hợp chất có công thức là RAx, trong đó R chiếm 46,67% về khối lượng. R là kim loại, A là phi kim ở chu kì 3. Trong hạt nhân của R có n - p = 4, trong hạt nhân của A có n’ = p’. Tổng số proton trong RAx là 58. Công thức của RAx là

    Hướng dẫn:

    Trong hợp chất RAx, R chiếm 46,67% về khối lượng nên:

    \frac{R}{{xA}} = \frac{{47,67}}{{53,33}} \Rightarrow \frac{{n + p}}{{x(n\prime  + p\prime )}} = \frac{{47,67}}{{53,33}} = \frac{7}{8}

    Thay n - p = 4 và n’ = p’ ta có :

    \frac{{2p + 4}}{{2xp'}} = \frac{7}{8}hay  4.(2p + 4)  = 7xp’

    Tổng số proton trong RAx là 58 nên: p + xp’ = 58.     

    Từ đây tìm được: p = 26 và xp’ = 32.

    Do A là phi kim ở chu kì 3 nên 15 ≤ p’ ≤  17.

    Vậy x = 2 và p’ = 16 thỏa mãn.

    Vậy R là Fe và A là S; công thức của RAx là FeS2.

  • Câu 2: Vận dụng cao
    Tìm số proton của X và Y

    Tổng số hạt proton, neutron, electron trong hai nguyên tử của nguyên tố X và Y là 96, trong đó có tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 32. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 16. Số proton của X và Y lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Tổng số hạt trong X và Y = (p + e + n) trong X và Y = 96 (1)

    Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 32 hạt 

    ⇒ (p + e – n) trong X và Y = 32 (2)

    Từ (1) và (2) suy ra n trong X và Y = 32

    Nguyên tử trung hòa về điện nên tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron.

    ⇒ p trong X và Y = etrong X và Y = (96 - 32):2 = 32

    ⇔ ptrong X + ptrong Y = 32 (3)

    Mà Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 16

    ⇒ (p + e) trong Y - (p + e) trong X = 16

    ⇒ 2.ptrong Y - 2.ptrong X = 16

    ⇒ p trong Y -  ptrong X = 8 (4)

    Từ (3) và (4) giải hệ phương trình ta có:

    p trong Y = 20;

    ptrong X = 12.

  • Câu 3: Nhận biết
    Hạt mang điện trong hạt nhân

    Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là

    Hướng dẫn:

    Hạt nhân gồm: proton (mang điện dương) và neutron (không mang điện).

  • Câu 4: Nhận biết
    Nhận xét không đúng

    Điều khẳng định nào sau đây không đúng:

    Hướng dẫn:

    Điều khẳng định không đúng là: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, neutron.

    Vì Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên chỉ bởi các hạt proton, neutron.

  • Câu 5: Vận dụng
    Tính số hiệu nguyên tử

    Một nguyên tử có 9 electron ở lớp vỏ, hạt nhân của nó có 10 neutron. Số hiệu nguyên tử đó là

    Hướng dẫn:

    Z = p = e = 9.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Giá trị điện tích -1 và khối lượng 0,00055 amu

    Giá trị điện tích -1 và khối lượng 0,00055 amu là của hạt nào dưới đây trong nguyên tử?

    Hướng dẫn:

    Giá trị điện tích -1 và khối lượng 0,00055 amu là của hạt Electron

    Điện tích +1 và khối lượng là 1 amu là của hạt Proton

    Điện tích 0 và khối lượng là 1 amu là của hạt Neutron.

  • Câu 7: Vận dụng
    Khối lượng của magnesium theo amu

    Khối lượng của nguyên tử magnesium là 39,8271.10-27 kg. Khối lượng của magnesium theo amu là

    Hướng dẫn:

    1 amu = 1,661.10-27 kg

    Khối lượng của magnesium theo amu là:

    \frac{{39,{{8271.10}^{ - 27}}}}{{1,{{661.10}^{ - 27}}}} \approx 23,978\;amu

  • Câu 8: Thông hiểu
    Phát biểu đúng

    Nguyên tử X có 26 proton trong hạt nhân. Cho các phát biểu sau về X:

    (1) X có 26 neutron trong hạt nhân.

    (2) X có 26 electron ở vỏ nguyên tử.

    (3) X có điện tích hạt nhân là 26+.

    (4) Khối lượng nguyên tử X là 26 amu.

    Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

    Hướng dẫn:

    (1) Sai

    (2) Đúng (số electron = số proton = 26)

    (3) Đúng 

    (4) Sai.

    Vậy số phát biểu đúng là 2.

  • Câu 9: Nhận biết
    Vỏ nguyên tử

    Vỏ nguyên tử được tạo nên từ loại hạt nào sau đây:

    Hướng dẫn:

    Vỏ nguyên tử được tạo nên từ loại hạt electron.

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính số proton của nguyên tử X

    Cho nguyên tử X có tổng số hạt là 82, trong đó hạt mang điện âm ít hơn hơn số hạt không mang điện là 4 hạt. Số proton của nguyên tử X là

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử trung hòa về điện nên tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron.

    ⇒ Số e = Số p 

    Tổng số hạt = Số p + Số e + Số n = 82

    ⇒ 2.Số e + Số n = 82 (1)

    Hạt mang điện âm ít hơn số hạt không mang điện là 4 hạt

    ⇒ Số n - Số e = 4 (2)

    Từ (1) và (2) suy ra Số e = 26

    ⇒ Số p = 26.

  • Câu 11: Nhận biết
    Thí nghiệm hạt nhân nguyên tử

    Hạt nhân nguyên tử được tìm ra năm 1911 bằng cách cho hạt α bắn phá một lá vàng mỏng. Thí nghiệm trên được đưa ra đầu tiên do nhà bác học nào sau đây?

    Hướng dẫn:

     Nhà bác học Rutherfor.

  • Câu 12: Vận dụng
    Tính số hạt electron của nguyên tử X

    Cho nguyên tử X có tổng số hạt là 28, trong đó số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện dương là 1 hạt. Số electron của nguyên tử X là

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử trung hòa về điện nên tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron

    ⇒ e = p 

    Tổng số hạt = p + e + n = 28

    ⇒ 2p + n = 28 (1)

    Số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện dương là 1 hạt 

    ⇒ n - p = 1 (2)

    Từ (1) và (2) giải hệ phương trình ta được:

    p = 9; n = 10

    ⇒ e = p = 9.

    Số electron của nguyên tử X là 9.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Điện tích hạt nhân của nguyên tử Gold

    Nguyên tử Gold có 79 electron ở vỏ nguyên tử. Điện tích hạt nhân của nguyên tử Gold là 

    Hướng dẫn:

    Điện tích của hạt nhân = điện tích của proton

    = 79. (+ 1,6.10-19) = + 1,26.10-17 C

  • Câu 14: Nhận biết
    Nhận định nào sau đây đúng

    Thông tin nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Vì electron mang điện tích âm nằm ở lớp vỏ nguyên tử.

    Trong hạt nhân chỉ chứa proton và neutron.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Phát biểu đúng

    Nguyên tử X có 26 proton trong hạt nhân. Cho các phát biểu sau về X:

    (1) X có 26 neutron trong hạt nhân.

    (2) X có 26 electron ở vỏ nguyên tử.

    (3) X có điện tích hạt nhân là 26+.

    (4) Khối lượng nguyên tử X là 26 amu.

    Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

    Hướng dẫn:

    (1) Sai

    (2) Đúng (số electron = số proton = 26)

    (3) Đúng 

    (4) Sai.

    Vậy số phát biểu đúng là 2.

  • Câu 16: Thông hiểu
    Phát biểu nào sau đây đúng

    Nguyên tử Phosphorus 3115P có khối lượng nguyên tử gần bằng 30,98 amu. Phát biểu đúng là:

    Hướng dẫn:

    Từ kí hiệu nguyên tử 3115P ta biết được số khối của P là 31.

    Khối lượng nguyên tử Phosphorus bằng 30,98 amu, suy ra nguyên tử khối của Phosphorus là 30,98 amu

    Vậy phát biểu “Số khối hạt nhân của Phosphorus là 31; nguyên tử khối của photpho là 30,98” là đúng.

  • Câu 17: Vận dụng
    Tính khối lượng mol nguyên tử oxygen

    Khối lượng tuyệt đối của một nguyên tử oxygen bằng 26,5595.10-27 kg. Hãy tính khối lượng mol nguyên tử (theo g) của nguyên tử này.

    Hướng dẫn:

    1 amu = 1,661.10-27 kg

    Khối lượng của nguyên tử oxygen theo amu là:

    \frac{{26,{{5595.10}^{ - 27}}}}{{1,{{661.10}^{ - 27}}}} \approx 15,99{m{ }}amu

    Khối lượng mol của oxygen là 15,99 g/mol.

  • Câu 18: Thông hiểu
    Đổi đơn vị

    Cách đổi đơn vị đúng là:

    Hướng dẫn:

    1nm = 10–10m ⇒ sai vì 1nm = 10–9m.

    1 \overset oA =10–9 m ⇒ sai vì 1 \overset oA =10–10m.

    1 \overset oA =10nm ⇒ sai 1 \overset oA =10–1nm

  • Câu 19: Vận dụng cao
    Tính số proton trong nguyên tử X

    Tổng số hạt cơ bản trong phân tử R2X là 28 hạt. Biết rằng số khối của X lớn hơn số khối của R là 15, trong nguyên tử X số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện và nguyên tử R không có neutron. Số proton trong nguyên tử X là

    Hướng dẫn:

    Gọi các hạt cơ bản trong R là: pR, eR, nR; các hạt trong X là pX, eX, nX

    Tổng số các hạt cơ bản trong R2X là 28 hạt

    ⇒ 2.(pR + eR + nR) + pX+ eX + nX= 28

    ⇒ 2.(2.pR + nR) + 2.pX + nX = 28

    ⇒ 4.pR + 2.pX+ 2.nR + nX= 28 (1)

    Số khối của X lớn hơn số khối của R là 15

    ⇒ AX – AR = 15

    ⇒ pX + nX – (pR + nR) = 15 (2)

    Trong nguyên tử X số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện

    ⇒ pX + eX = 2.nX (3)

    Nguyên tử R không có neutron ⇒ nR = 0 (4)

    Từ (1); (2), (3), (4) ta có hệ phương trình

    \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{4.{p_R} + 2{p_X} + 2{n_R} + {n_X} = 28}\\{{p_X} + {n_X} - ({p_R} + {n_R}) = 15}\\{{p_X} + {e_X} = 2{n_X}}\\{{n_R} = 0}\end{array} \Rightarrow } ight.

    \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{4.pR + 2{p_X} + {n_X} = 28}\\{ - {p_R} + {n_R} + {n_X} = 15}\\{{p_X} = {n_X}}\\{{n_R} = 0}\end{array} \Rightarrow } ight.\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{p_R} = 1}\\{{p_X} = 8}\\{{n_X} = 8}\\{{n_R} = 0}\end{array}} ight.

    Vậy số hạt proton của X là 8.

  • Câu 20: Nhận biết
    Cấu tạo thành phần nguyên tử

    Nguyên tử được cấu tạo như thế nào?

    Hướng dẫn:

    Hầu hết các nguyên tử gồm: electron (mang điện âm), proton (mang điện tích dương) và neutron (không mang điện).

    Tuy nhiên nguyên tử H chỉ được cấu tạo bởi hai loại hạt là proton và electron.

    Vậy Nguyên tử cấu tạo bởi hạt nhân mang điện dương và lớp vỏ electron mang điện âm.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (25%):
    2/3
  • Vận dụng cao (15%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 53 lượt xem
Sắp xếp theo