Luyện tập Nhóm halogen

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng cao
    Xác định kim loại M

    Cho m gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thu được dung dịch X chứa HCl dư, 28,07 gam hai muối và V lít khí Cl2 (đktc). Lượng khí Cl2 sinh ra oxi hóa vừa đủ 7,5 gam hỗn hợp gồm Al và kim loại M có tỉ lệ mol Al : M = 1 : 2. Kim loại M là

    Hướng dẫn:

    16HCl + 2KMnO→ 2KCl + 2MnCl2 + 8H2O + 5Cl2

    Theo phương trình hóa học:

    nKCl  = nMnCl2 = x (mol)

    mmuối = 28,07 ⇒ mKCl  + mMnCl2 = 28,07 gam 

    ⇒ x .74,5 +  x.126 = 28,07 

    ⇒ x = 0,14 mol

    ⇒ nKCl  = nMnCl2  = 0,14 mol

    Theo phương trình hóa học:

    {\mathrm n}_{{\mathrm{Cl}}_2}\;=\frac52\;.{\mathrm n}_{\mathrm{KCl}}=\;\frac52.0,14\;=\;0,35\;\mathrm{mol}

    Theo định luật bảo toàn e:

    m.nM + 3nAl = 2.nCl2 = 0,7 mol

    Theo bài ra ta có: nAl : nM = 1 : 2 nên gọi số mol của Al là a ⇒ số mol của kim loại M là 2a (mol):

    2am + 3a = 0,7

    • Với m = 1 ⇒ a = 0,14 mol ⇒ mAl = 0,14.27 = 3,78 gam

    ⇒ mM = 7,5 – 3,78 = 3,72 gam

    \Rightarrow\;{\mathrm M}_{\mathrm M}\;=\frac{3,72}{0,14.2}\;=\;13,28\;(\mathrm{loại})

    • Với m = 2 ⇒ a = 0,1 mol ⇒ mAl = 27.0,1 = 2,7 gam

    ⇒ mM = 7,5 – 2,7 = 4,8 gam

    \Rightarrow\;{\mathrm M}_{\mathrm M}\;=\;\frac{4,8}{0,1.2}=\;24\;\;(\mathrm{Mg},\;\mathrm{thõa}\;\mathrm{mãn})

    Vậy kim loại cần tìm là Mg

  • Câu 2: Vận dụng
    Tính thể tích khí Cl2 đã phản ứng

    Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là

    Hướng dẫn:

    Bảo toàn khối lượng ta có:

    mKL + mCl- = mmuối

    ⇒ 40,3 - 11,9 = 28,4 (gam)

    nCl- = 28,4/35,5 = 0,8 mol

    ⇒ nCl2 = 0,4 mol

    VCl2 = 0,4 . 22,4 = 8,96 lít

  • Câu 3: Thông hiểu
    Xác định halogen

    Ở điều kiện thường, X2 tồn tại ở thể rắn. Ở nhiêt độ cao, X2 thăng hoa, chuyển từ thể rắn sang thể hơi dưới áp suất thường. X2 là:

    Hướng dẫn:
    • Ở điều kiện thường, I2 tồn tại ở thể rắn.

    • Ở nhiêt độ cao, I2 thăng hoa, chuyển từ thể rắn sang thể hơi dưới áp suất thường.

  • Câu 4: Vận dụng
    Xác định các chất X, Y, Z, T trong các phản ứng

    Cho các phương trình phản ứng sau:

    1. MnO2 + (X) → MnCl2 + (Y)↑ + (Z)

    2. (Y) + H2 → (X)

    3. (X) + (T) → FeCl2 + H2

    4. (Y) + (T) → FeCl3

    5. (Y) + (Z) \Leftrightarrow (X) + HClO

    Câu nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    (X): HCl, (Y): Cl2, (Z): H2O, (T): Fe.

    1. MnO2 + 4HCl (đặc) \xrightarrow{\mathrm t^\circ} MnCl2 + Cl2 + 2H2O

    2. Cl2 + H2 \xrightarrow{\mathrm{as}} 2HCl

    3. 2HCl + Fe → FeCl2+ H2

    3. 3Cl2 + 2Fe \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2FeCl3

    4. Cl2 + H2O \Leftrightarrow HCl + HClO

  • Câu 5: Vận dụng
    Xác định halogen

    Cho một halogen tác dụng với nhôm thì thu được muối trong đó khối lượng muối gấp 9,89 lần khối lượng Al đã phản ứng. Vậy halogen là:

    Hướng dẫn:

    Gọi halogen cần tìm là X2:

    2Al + 3X2 → 2AlX3

    Theo đề ra:

    \frac{2.(27+3\mathrm X)}{2.27}=9,89

    \RightarrowX = 80 \Rightarrow X là Br

  • Câu 6: Vận dụng
    Tính hiệu suất phản ứng

    Cho 26,1 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,048 lít Cl2 (ở đktc). Tính hiệu suất của phản ứng.

    Hướng dẫn:

    MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2↑ + 2H2O

    nMnO2 = 26,1/87 = 0,3 mol

    Theo phương trình phản ứng:

    nCl2 = nMnO2 = 0,3 mol

    Theo bài ra:

    nCl2 = 6,048/22,4 = 0,27 mol

    \Rightarrow\;\mathrm H\;=\;\frac{0,27}{0,3}.100\%\;=\;90\%

  • Câu 7: Nhận biết
    Trạng thái tự nhiên

    Trong tự nhiên, halogen

    Hướng dẫn:

    Trong tự nhiên, halogen chỉ tồn tạo ở dạng hợp chất, phần lớn ở dạng muối halide, phổ biến như calcium fluride, sodium chloride.

  • Câu 8: Nhận biết
    Số oxi hóa của fluorine

    Trong hợp chất, fluorine thể hiện số oxi hóa là:

    Hướng dẫn:

    Fluorine có độ âm điện lớn nhất, nên fluorine luôn có số oxi hóa bằng -1 trong mọi hợp chất.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Loại bỏ muối NaBr và NaI ra khỏi NaCl

    Trong muối NaCl có lẫn NaBr và NaI. Để loại hai muối này ra khỏi NaCl người ta có thể

    Gợi ý:

    Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

    Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2

  • Câu 10: Nhận biết
    Trạng thái tồn tại và màu sắc của đơn chất halogen

    Ở điều kiện thường, đơn chất chlorine

    Hướng dẫn:

    Ở điều kiện thường, đơn chất cholorine ở thể khí, màu vàng lục.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Tính oxi hóa của Br2

    Tính oxi hóa của Br2

    Gợi ý:

    Tính oxi hóa của các halogen giảm dần từ F2 đến I2.

  • Câu 12: Nhận biết
    Nguyên tố không thuộc nhóm halogen

    Nguyên tố nào sau đây không thuộc nhóm halogen?

    Hướng dẫn:

    Nhóm VIIA (nhóm halogen) trong bảng tuần hoàn gồm 6 nguyên tố: flourine (F), chlorine (Cl), bromine (Br), iodine (I), astatine (At) và tennessine (Ts). Bốn nguyên tố F, Cl, Br và I tồn tại trong tự nhiên, còn At và Ts là các nguyên tố phóng xạ.

    \Rightarrow Nguyên tố sulfur không thuộc nhóm halogen.

  • Câu 13: Vận dụng
    Tính phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp

    Dẫn 5,6 lít khí Cl2 (đktc) qua bình đựng Al và Mg (tỉ lệ mol 1:1) nung nóng, thấy phản ứng vừa đủ và thu được m gam muối. Phần trăm của Al trong hỗn hợp là

    Hướng dẫn:

    Theo bài ra ta có nAl : nMg = 1:1 ⇒ Gọi nAl và nMg là x (mol):

    nCl2 = 5,6/22,4 = 0,25 mol

    Mg + Cl2 → MgCl2

     x  →  x

    2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

     x  → 1,5 x

    Từ phương trình ta có:

    x + 1,5x = 0,25 ⇒ x = 0,1

    \Rightarrow\%{\mathrm m}_{\mathrm{Al}}\;=\;\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{Al}}}{{\mathrm m}_{\mathrm{Mg}}+\;{\mathrm m}_{\mathrm{Al}}}.100\%

    =\;\frac{0,1.27}{0,1.27+0,1.24}.100\%\;=\;52,9\%

  • Câu 14: Vận dụng
    Xác định kim loại

    Cho 6 gam một kim loại M chưa rõ hóa trị tác dụng với chlorine thu được 23,75 gam muối. M là:

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng:

    M + n/2Cl2 → MCln

    \frac{6}{M}       →  \frac{6}{M}

    \frac6{\mathrm M}\;.(\mathrm M\;+\;35,5\mathrm n)\;=\;23,75

    \Rightarrow M = 12n

    \Rightarrow n = 2, M = 24 (Mg) thõa mãn

  • Câu 15: Thông hiểu
    Phản ứng của Cl2 với dung dịch kiềm

    Khi đun nóng, Cl2 phản ứng với dung dịch potassium hydroxide tạo thành muối X. Biết X là chất oxi hóa mạnh, được sử dụng chế tạo thuốc nổ, hỗn hợp đầu que diêm, … Công thức hóa học của X là

    Hướng dẫn:

    Khi đun nóng, Cl2 phản ứng với dung dịch potassium hydroxide tạo thành muối chlorate (KClO3).

    3Cl2 + 6KOH \overset{t{^\circ}}{ightarrow} 5KCl + KClO3 + 3H2O

    Potassium chorate là chất oxi hóa mạnh, được sử dụng chế tạo thuốc nổ, hỗn hợp đầu que diêm, …

  • Câu 16: Nhận biết
    Cấu hình electron lớp ngoài cùng

    Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử halogen là

    Hướng dẫn:

    Các nguyên tố nhóm halogen thuộc nhóm VIIA của bảng tuần hoàn nên có 7 electron ở lớp ngoài cùng, do đó cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np5.

  • Câu 17: Nhận biết
    Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất

    Từ F2 đến I2

    Hướng dẫn:

    Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng từ F2 đến I2 do:

    - Tương tác van der Waals giữa các phân tử tăng.

    - Khối lượng phân tử tăng.

  • Câu 18: Thông hiểu
    Phản ứng thuận nghịch

    Phản ứng giữa hydrogen và chất nào sau đây thuận nghịch?

    Gợi ý:

    H2 + I2 \overset{300{^\circ}C,\ \Pt}{\Leftrightarrow} 2HI

  • Câu 19: Vận dụng cao
    Xác định phần trăm theo khối lượng của khí

    Hỗn hợp khí X gồm chlorine và oxygen. X phản ứng vừa hết với một hỗn hợp gồm 4,8 gam magnesium và 8,1 gam nhôm tạo ra 37,05 gam hỗn hợp các muối halide và oxide của hai kim loại. Thành phần phần trăm theo khối lượng của chlorine và oxygen trong hỗn hợp X lần lượt là

    Hướng dẫn:

    Các phương trình hóa học:

    Mg + Cl2 → MgCl2          (1)

    2Al + 3Cl2 → AlCl3          (2)

    3Mg + O2 → 2MgO         (3)

    4Al + 3O2 → 2AlO3         (4)

    mmuối + moxide = mKL + mCl- + mO- = 37, 05

    ⇒ mCl- + mO- = 37,05 – (4,80 + 8,10) = 24, 15 (gam)

    nMg = 4,8/24 = 0,2 (mol); nAl = 8,1/27 = 0,3 (mol)

    Gọi số mol O2 và Cl2 trong hỗn hợp lần lượt là x, y (mol):

    Phương trình nhường e:

    Al → Al3+ + 3e

    Mg → Mg2+ + 2e

    ne nhường = 0,2.2 + 0,3.3 = 1,3 (mol)

    Phương trình nhận e:

    O2 + 4e → 2O-

     x → 4x → 2x

    Cl2 + 2e → 2Cl-

     y → 2y → 2y

    ne nhận = 4x + 2y ⇒ 4x + 2y = 1,3                  (1)

    mO- + mCl- = 16.2x + 35,5.2y = 24,15           (2)

    Từ (1) và (2) ta có x = 0,2; y = 0,25

    \%{\mathrm m}_{{\mathrm O}_2}\;=\frac{32.0,2}{24,15}\;.100\%\;=\;26,5\%

    %mCl2 = 100% – 26,5% = 73,5%

  • Câu 20: Thông hiểu
    Điều chế nước Gia - ven

    Trong phòng thí nghiệm, nước Gia-ven được điều chế bằng cách

    Hướng dẫn:

    Chlorine phản ứng với dung dịch sodium hydroxide ở điều kiện thường, tạo thành nước Javel (Gia-ven):

    Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 10 lượt xem
Sắp xếp theo