Đề kiểm tra 45 phút Hóa 10 Chương 3 Liên kết hóa học

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 40 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 40 điểm
  • Thời gian làm bài: 45 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
45:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Chất có thể tạo liên kết hydrogen với chính nó

    Chất nào sau đây có thể tạo liên kết hydrogen với chính nó?

    Hướng dẫn:

    Điều kiện cần và đủ để tạo thành liên kết hydrogen:

    • Nguyên tử hydrogen liên kết với các nguyên tử có độ âm điện lớn như F, O, N,...
    • Nuyên tử F, O, N liên kết với hydrogen phải có ít nhất một cặt electron hóa trị chưa liên kết.

    \Rightarrow CO2, F2, H2 không có liên kết hydrogen.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Mô tả sự hình thành ion Mg2+ theo quy tắc octet

    Mô tả sự hình thành ion của nguyên tử Mg (Z = 12) theo quy tắc octet là

    Hướng dẫn:

    Mg (Z = 12) có cấu hình electron: 1s22s22p63s2 ⇒ Có 2 electron lớp ngoài cùng.

    Khí hiếm gần nhất là: Ne (Z = 10): 1s22s22p6

    Do đó, Mg có xu hướng nhường 2 electron lớp ngoài cùng để trở thành ion mang điện tích dương.

    Mg ⟶ Mg2+ + 2e

  • Câu 3: Nhận biết
    Khi tạo liên kết hóa học thì nguyên tử có xu hướng

    Khi tạo liên kết hóa học thì nguyên tử có xu hướng

    Hướng dẫn:

    Khi tạo liên kết hóa học thì nguyên tử có xu hướng đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị phân cực

    Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị phân cực là

    Hướng dẫn:

    Liên kết cộng hóa trị có: 0,4 < \triangle\mathrm\chi < 1,7.

    \Rightarrow Các chất trong phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị phân cực là: H2O, HF, H2S.

  • Câu 5: Nhận biết
    Tính số cation trong dãy ion

    Cho dãy các ion: Na+, Al3+, SO42-, NH4+, NO3-, Cl-, Ca2+. Số cation trong dãy trên là

    Hướng dẫn:

    Cation là các ion mang điện tích dương, anion là các ion mang điện tích âm.

    \Rightarrow Các cation trong dãy là: Na+, Al3+, NH4+, Ca2+.

  • Câu 6: Vận dụng cao
    Tính số nhận định đúng

    Trong phân tử hợp chất Y gồm 2 nguyên tử của nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử oxygen và có phân tử khối là 62 amu. Hãy xác định số nhận định đúng dưới đây?

    (a) Nguyên tố X là Na.

    (b) Số oxi hóa của X trong Y là +1.

    (c) Nguyên tử X có 2 electron ở lớp ngoài cùng.

    (d) Liên kết hóa học trong phân tử Y là liên kết ion.

    (e) Hòa tan Y vào nước được dung dịch base.

    Hướng dẫn:

     Gọi công thức hóa học của Y là X2O, ta có:

    MY = 2MX + MO = 62 amu

    \Rightarrow MX = 23 

    Vậy X là nguyên tố sodium (Na)

    Xét các nhận định:

    (a) đúng.

    (b) đúng.

    (c) sai vì cấu hình electron của X là 1s22s22p63s1 nên X chỉ có 1 electron ở phân lớp ngoài cùng.

    (d) đúng.

    (e) đúng.

  • Câu 7: Nhận biết
    Cấu hình electron của ion Mg2+

    Nguyên tử Mg có Z = 12. Cấu hình electron của ion Mg2+

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron của nguyên tử Mg (Z = 12): 1s22s22p63s2.

    Nguyên tử Mg nhường 2 electron để tạo thành ion Mg2+: Mg ightarrow Mg2+ + 2e.

    \Rightarrow Cấu hình electron của ion Mg2+ là 1s22s22p6 (giống khí hiếm Neon).

  • Câu 8: Vận dụng
    Xác định loại liên kết trong hợp chất C

    Cho biết tổng số electron trong anion AB32- là 42. Trong các hạt nhân A cũng như B có số proton bằng với số neutron. Khi đốt hỗn hợp A, B thu được một hợp chất C. Cho biết C thuộc loại liên kết gì?

     
    Hướng dẫn:

    Tổng số electron trong anion AB32- là 42 \Rightarrow eA + 3.eB + 2 = 42 \Rightarrow pA + 3.pB = 40

    Trong hạt nhân A cũng như B có số proton bằng số neutron \Rightarrow nA = pA ; nB = pB

    \Rightarrow pA = 16 (S) và pB = 8 (O) vì hạt nhân S và O có số p = số n

    \Rightarrow hợp chất C là SO2

    Hiệu độ âm điện = 3,44 – 2,58 = 0,86

    \Rightarrow Liên kết trong C là liên kết cộng hóa trị có cực.

  • Câu 9: Nhận biết
    Tìm phát biểu sai

    Phát biểu nào sau đây sai?

    Hướng dẫn:

    Ở trạng thái rắn, các ion không di chuyển tự do được nên hợp chất ion không dẫn điện. Tuy nhiên, ở trạng thái nóng chảy, các ion có thể chuyển động khá tự do nên hợp chất ion dẫn điện.

  • Câu 10: Nhận biết
    Chọn phát biểu không đúng

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

     Liên kết ion thường được tạo thành từ các nguyên tử kim loại điển hình và phim kim điển hình.

  • Câu 11: Vận dụng
    Năng lượng liên kết

    Năng lượng liên kết của phân tử H2 là 436 kJ/mol cho biết điều gì?

    Hướng dẫn:

    Năng lượng liên kết của phân tử H2 là 436 kJ/mol cho biết: Để phá vỡ 1 mol liên kết H-H thành các nguyên tử H (ở thể khí) cần năng lượng là 432 kJ.

  • Câu 12: Nhận biết
    Tính số electron hóa trị của nguyên tử chlorine

    Nguyên tử chlorine có Z = 17. Số electron hóa trị của nguyên tử chlorine là

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron của nguyên tử chlorine (Z = 17): 1s22s22p63s23p5.

    Electron cuối cùng điền vào phần lớp p \Rightarrow Chlorine thuộc nhóm A.

    \Rightarrow Số electron hóa trị = Số electron lớp ngoài cùng = 7.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Tính tổng số cặp electron lớp ngoài cùng của C và S

    Trong công thức CS2, tổng số cặp electron lớp ngoài cùng của C và S chưa tham gia liên kết là

    Hướng dẫn:

     Phân tử CS2 được biểu diễn:

    \Rightarrow Tổng số cặp electron lớp ngoài cùng của C và S chưa tham gia liên kết là 4. 

  • Câu 14: Vận dụng
    Nhận xét về X, Y đúng

    X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 33. Nhận xét nào sau đây về X, Y là đúng?

    Hướng dẫn:

    Theo bài ra ta có:

    \left\{\begin{array}{l}{\mathrm Z}_{\mathrm X}+{\mathrm Z}_{\mathrm Y}=33\\{\mathrm Z}_{\mathrm Y}-{\mathrm Z}_{\mathrm X}=1\end{array}ight.\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}{\mathrm Z}_{\mathrm X}=16\;(\mathrm S)\\{\mathrm Z}_{\mathrm Y}=17\;(\mathrm{Cl})\end{array}ight.

    \Rightarrow X là sulfur, Y là chlorine

    Nhận xét:

    • Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường \Rightarrow Sai vì đơn chất X ở điều kiện thường là chất rắn màu vàng.
    • Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y \Rightarrow Sai vì trong một chu kì khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần điện tích thì độ âm điện tăng nên độ âm điện của Y lớn hơn của X.
    • Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 5 electron \Rightarrow Sai vì cấu hình của Y là 1s22s22p63s23p5 nên lớp ngoài cùng của Y có 7 electron.
    • Phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron \Rightarrow Đúng vì cấu hình của X là 1s22s22p63s23p4 nên phân lớp ngoài cùng của X chứa 4 lớp electron.
  • Câu 15: Nhận biết
    Sự liên kết giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể

    Theo thuyết cấu tạo hóa học, sự liên kết giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể được giải thích bằng

    Hướng dẫn:

    Theo thuyết cấu tạo hóa học, sự liên kết giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể được giải thích bằng sự giảm năng lượng khi các nguyên tử kết hợp lại với nhau.

  • Câu 16: Thông hiểu
    Tính số nguyên tử có xu hướng nhận thêm electron để đạt cấu hình bền vững

    Trong các nguyên tử của các nguyên tố sau: Ca, Cl, Fe, O, Mg. Có bao nhiêu nguyên tử có xu hướng nhận thêm electron để đạt tới cấu hình bền vững?

    Hướng dẫn:

    Các nguyên tử của các nguyên tố phi kim có xu hướng nhận thêm electron để đạt tới cấu hình bền vững: Cl, O.

    Cấu hình electron của Ca: 1s22s22p63s23p64s2

    \Rightarrow Ca có xu hướng nhường 2 electron để đạt tới cấu hình bền vững.

    Cấu hình electron của Cl: 1s22s22p63s23p5

    \Rightarrow Cl có xu hướng nhận 1 electron để đạt tới cấu hình bền vững.

    Cấu hình electron của Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2

    \Rightarrow Fe có xu hướng nhường 2 hoặc 3 electron để đạt tới cấu hình bền vững.

    Cấu hình electron của O: 1s22s22p4

    \Rightarrow O có xu hướng nhận 2 electron để đạt tới cấu hình bền vững.

    Cấu hình electron của Mg: 1s22s22p63s2

    \Rightarrow Mg có xu hướng nhường 2 electron để đạt tới cấu hình bền vững.

  • Câu 17: Vận dụng cao
    Sắp xếp nhiệt độ sôi phù hợp vào đúng mỗi chất

    Cho ba chất C2H5OH, HCOOH, CH3COOH và các giá trị nhiệt độ sôi là 118,2oC; 78,3oC; 100,5oC. Hãy sắp xếp nhiệt độ sôi phù hợp vào đúng mỗi chất?

     
    Hướng dẫn:

    Chất nào tạo được nhiều liên kết hydrogen trong phân tử thì có nhiệt độ sôi cao

    Một phân tử C2H5OH tạo được 2 liên kết hydrogen với các phân tử C2H5OH xung quanh

    Một phân tử HCOOH tạo được 3 liên kết hydrogen với các phân tử HCOOH xung quanh

    Một phân tử CH3COOH tạo được 3 liên kết hydrogen với các phân tử CH3COOH xung quanh

    ⇒ Độ sôi của C2H5OH nhỏ hơn của HCOOH và CH3COOH.

    Có diện tích tiếp xúc giữa các phân tử trong CH3COOH lớn hơn trong HCOOH hay khối lượng mol của CH3COOH lớn hơn khối lượng mol của HCOOH.

    ⇒ Độ sôi của HCOOH nhỏ hơn của CH3COOH.

    ⇒ Thứ tự tăng dần về nhiệt độ sôi: C2H5OH, HCOOH, CH3COOH.

    Gán giá trị nhiệt độ: C2H5OH: 78,3oC; HCOOH: 100,5oC; CH3COOH: 118,2oC.

  • Câu 18: Nhận biết
    Số electron hóa trị của nguyên tử nguyên tố aluminium

    Nguyên tố aluminium thuộc nhóm IIIA. Số electron hóa trị của nguyên tử nguyên tố aluminium là

    Hướng dẫn:

    Số electron hóa trị = Số thứ tự nhóm A = 3.

    \Rightarrow Nguyên tử aluminium có 3 electron hóa trị.

  • Câu 19: Vận dụng
    Tìm phát biểu không đúng

    Cho các phát biểu sau:

    (a) Liên kết trong phân tử HCl, H2O là liên kết cộng hóa trị có cực.

    (b) Trong phân tử CH4, nguyên tố C có cộng hóa trị là 4.

    (c) Dãy sắp xếp thứ tự tăng dần độ phân cực liên kết trong phân tử: H2O, H2S, Na2O, K2O (biết ZO = 8; ZS = 16).

    (d) Trong phân tử C2H2 có một liên kết ba.

    Phát biểu không đúng là

    Hướng dẫn:

    (c) Sai vì:

    + Độ âm điện O > S \Rightarrow \mathrm\chiO\mathrm\chiH > \mathrm\chiS\mathrm\chiH \Rightarrow H-O phân cực hơn H-S

    + Độ âm điện Na > K \Rightarrow \mathrm\chiO\mathrm\chiNa < \mathrm\chiO\mathrm\chiK \Rightarrow Na-O kém phân cực hơn K-O

  • Câu 20: Thông hiểu
    Tính số hợp chất chứa liên kết cộng hóa trị có cực

    Cho độ âm điện của các nguyên tố: O = 3,44; Cl = 3,16; N = 3,04; C = 2,55; H = 2,20. Trong các hợp chất: H2O, NH3, HCl, CH4. Số hợp chất chứa liên kết cộng hóa trị có cực là:

    Hướng dẫn:
    • H2O có: 0,4 < \triangle\mathrm\chi = 1,24 < 1,7 \Rightarrow Liên kết là liên kết cộng hóa trị có cực.
    • NH3 có: 0,4 < \triangle\mathrm\chi = 0,84 < 1,7 \Rightarrow Liên kết là liên kết cộng hóa trị có cực.
    • HCl có: 0,4 < \triangle\mathrm\chi = 0,96 < 1,7 \Rightarrow Liên kết là liên kết cộng hóa trị có cực.
    • CH4 có: \triangle\mathrm\chi = 0,4 < 1,7 \Rightarrow Liên kết là liên kết cộng hóa trị không có cực.
  • Câu 21: Thông hiểu
    Dãy gồm các phân tử đều có liên kết ion

    Dãy các phân tử đều có liên kết ion là

    Hướng dẫn:

    - Cl2, Br2, I2, HCl: Cả 4 chất đều là liên kết cộng hóa trị.

    - HCl, H2S, NaCl, Na2O: Dãy có HCl, H2S, Na2O là liên kết cộng hóa trị.

    - Na2O, KCl, BaCl2, Al2O3: Cả 4 chất đều là liên kết ion.

    - MgO, H2SO4, H3PO4, HCl: Trong dãy có H2SO4, H3PO4, HCl là liên kết cộng hóa trị.

  • Câu 22: Nhận biết
    Sự hình thành liên kết ion trong phân tử hay tinh thể

    Liên kết ion trong phân tử hay tinh thể được tạo thành

    Hướng dẫn:

    Lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu trong phân tử (hay tinh thể) tạo ra liên kết ion.

    Liên kết ion thường được hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình. Các hợp chất tạo nên từ các ion được gọi là những hợp chất ion.

  • Câu 23: Thông hiểu
    Số cặp electron chung giữa nguyên tử nitrogen và các nguyên tử hydrogen

    Trong phân tử NH3, số cặp electron chung giữa nguyên tử nitrogen và các nguyên tử hydrogen là?

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử N có 5 electron ở lớp ngoài cùng, nguyên tử N có xu hướng góp chung 3 electron với 3 nguyên tử H. Số cặp electron chung giữa nguyên tử nitrogen và các nguyên tử hydrogen là 3.

  • Câu 24: Vận dụng
    Số phát biểu đúng

    Cho các phát biểu sau:

    (a) Liên kết đôi được tạo nên từ hai liên kết σ.

    (b) Liên kết ba được tạo nên từ 2 liên kết σ và 1 liên kết π.

    (c) Liên kết đôi được tạo nên từ 1 liên kết σ và 1 liên kết π.

    (d) Liên kết ba được tạo nên từ 1 liên kết σ và 2 liên kết π.

    Số phát biểu đúng là:

    Hướng dẫn:

    (a) Sai, liên kết đôi được tạo nên từ 1 liên kết σ và 1 liên kết π.

    (b) Sai, liên kết ba được tạo nên từ 1 liên kết σ và 2 liên kết π.

    (c) Đúng.

    (d) Đúng.

  • Câu 25: Nhận biết
    Các electron hóa trị

    Các electron hóa trị là

    Hướng dẫn:

    Các electron hóa trị là các electron thuộc lớp ngoài cùng và phân lớp sát lớp ngoài cùng tham gia vào quá trình tạo thành liên kết.

  • Câu 26: Vận dụng cao
    Xác định liên kết hóa học trong phân tử giữa T và G

    Nguyên tử nguyên tố T có tổng số hạt cơ bản là 24 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 8 hạt. Trong ion G4+ tổng số hạt cơ bản là 14 hạt, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 2 hạt. Liên kết hoá học trong phân tử giữa T và G là:

    Hướng dẫn:

    Trong nguyên tử X:

    - Tổng số hạt: 2ZX + NX = 24

    - Số hạt mang điện nhiểu hơn số hạt không mang điện: 2ZX – NX = 8

    \Rightarrow ZX = 8 (O)

    Trong ion G4+:

    - Tổng số hạt: (2ZY – 4) + NY = 14

    - Số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện: (2ZY – 4) - NY = 2

    \Rightarrow ZY = 6 (C)

    \Rightarrow Liên kết giữa C và O là liên kết cộng hóa trị có cực.

  • Câu 27: Nhận biết
    Hợp chất ion thường là

    Trong tinh thể ion, giữa các ion có lực hút tĩnh điện rất mạnh nên các hợp chất ion thường là

    Hướng dẫn:

    Trong tinh thể ion, giữa các ion có lực hút tĩnh điện rất mạnh nên các hợp chất ion thường là chất rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi ở điều kiện thường.

    Các tinh thể ion khá rắn chắc, nhưng khá giòn. Đây là tính chất đặc trưng của tinh thể ion.

    thể ion, giữa các ion có lực hút tĩnh điện rất mạnh nên các hợp chất ion thường là chất rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi ở điều kiện thường.

    Các tinh thể ion khá rắn chắc, nhưng khá giòn. Đây là tính chất đặc trưng của tinh thể ion.

  • Câu 28: Nhận biết
    Mức độ liên kết hydrogen của hợp chất

    Mức độ liên kết hydrogen của hợp chất phụ thuộc vào

    Hướng dẫn:

    Mức độ liên kết hydrogen của hợp chất phụ thuộc vào trạng thái vật chất của hợp chất.

  • Câu 29: Vận dụng
    Công thức của hợp chất

    Z là một nguyên tố mà nguyên tử có chứa 12 proton, còn Y là một nguyên tố mà nguyên tử có chứa 9 proton. Công thức của hợp chất hình thành giữa các nguyên tố này là

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron của Z là: 1s22s22p63s2 \Rightarrow Z là kim loại (Mg). Z có xu hướng nhường 2 electron để được cấu hình bền.

    Cấu hình electron của Y là: 1s22s22p5 \Rightarrow Y là phi kim (Cl). Y có xu hướng nhận 1 electron để được cấu hình bền

    \Rightarrow Liên kết với Y và Z là liên kết ion (tạo thành từ kim loại điển hình và phi kim điển hình), tạo phân tử ZY2.

  • Câu 30: Vận dụng
    Dãy chất sắp xếp với mức độ phân cực giảm dần

    Cho các chất: HBr, HI, HCl, HF. Căn cứ vào hiệu độ âm điện của các nguyên tố, mức độ phân cực của liên kết hóa học trong phân tử các chất này được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là

    Hướng dẫn:

    Độ âm điện của H là 2,2

    Từ Cl đến I độ âm điện giảm dần

     \Rightarrow\left|{\mathrm\chi}_{\mathrm I}-{\mathrm\chi}_{\mathrm H}ight|\;<\;\left|{\mathrm\chi}_{\mathrm{Br}}-{\mathrm\chi}_{\mathrm H}ight|<\left|{\mathrm\chi}_{\mathrm{Cl}}-{\mathrm\chi}_{\mathrm H}ight|<\left|{\mathrm\chi}_{\mathrm{Cl}}-{\mathrm\chi}_{\mathrm H}ight|

     Vậy sắp xếp các chất theo thứ tự giảm dần độ phân cực của liên kết là: HF, HCl, HBr, HI.

  • Câu 31: Thông hiểu
    Xác định liên kết hóa học

    Cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của các nguyên tố ns2np5. Liên kết của các nguyên tố này với nguyên tố hydrogen thuộc loại liên kết nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Cấu hình e lớp ngoài cùng là ns2np5 có xu hướng nhận thêm 1e

    Trong hợp chất khí với H, X có hóa trị I → Công thức hóa học của hợp chất khí với H: HX

    Liên kết cộng hóa trị phân cực.

  • Câu 32: Vận dụng
    Xác định cấu hình electron và liên kết trong phân tử

    Một hợp chất có công thức XY2 trong đó Y chiếm 50% về khối lượng. Trong hạt nhân của X có n = p và hạt nhân Y có n’ = p’. Tổng số proton trong phân tử XY2 là 32. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của X, Y và liên kết trong phân tử XY2 lần lượt là

    Hướng dẫn:

    Y chiếm 50% về khối lượng nên ta có:

    MX = 2MY \Rightarrow nX + pX = 2nY + 2pY              (1)

    Theo bài ra ta có: nX = pX; nY = pY; thay vào (1) ta được:

    2pX = 4pY \Rightarrow pX = 2pY                                (2)

    Mà: pX + 2pY = 32                                       (3)

    Từ (1) và (2) ta có pX = 16; pY = 8

    pX = 16 (S): [Ne]3s23p4; pY = 8 (O): [He]2s22p4

    \Rightarrow Phân tử XY2 là SO2

    Liên kết trong phân tử SO2 là liên kết cộng hóa trị.

  • Câu 33: Vận dụng cao
    Xác định loại liên kết

    Muối X được tạo thành bởi một kim loại hóa trị II và phi kim hóa trị I. Hòa tan 4,44 gam X vào H2O rồi chia làm hai phần bằng nhau

    - Cho phần một tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 5,74 gam kết tủa.

    - Cho phần hai tác dụng với dung dịch Na2CO3 dư thu được 2 gam kết tủa.

    Liên kết trong X là liên kết

    Hướng dẫn:

    Đặt kim loại A, phi kim B ⇒ Muối X là AB2

    Khối lượng AB2 trong mỗi phần là 4,44 : 2 = 2,22 g

    AB2 + 2AgNO3 → 2AgB + A(NO3)2

    {\mathrm n}_{{\mathrm{AB}}_2}=\frac12.{\mathrm n}_{\mathrm{AgB}}\Rightarrow\frac{2,22}{\mathrm A+2\mathrm B}=\frac12.\frac{5,74}{108+\mathrm B}\;\;\;\;\;\;\;(1)

    AB2 + Na2CO3 → ACO3 + 2NaB 

    {\mathrm n}_{{\mathrm{AB}}_2}={\mathrm n}_{{\mathrm{ACO}}_3}\Rightarrow\frac{2,22}{\mathrm A+2\mathrm B}=\frac2{\mathrm A+60}\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;(2)

    Từ (1) và (2) ⇒ A = 40 (Ca); B = 35,5 (Cl)

    Ca là một kim loại điển hình, Cl là một phi kim điển hình nên liên kết của X là liên kết ion.

  • Câu 34: Thông hiểu
    Chất có liên kết cho - nhận

    Nhóm chất nào sau đây có liên kết “cho - nhận?

    Hướng dẫn:

    Nhóm có liên kết cho nhận là: NH4NO3 và HNO3

  • Câu 35: Vận dụng
    Công thức hóa học và liên kết trong hợp chất tạo thành từ X và Y

    Cho các nguyên tử X, Y:

    - Tổng số các loại hạt cơ bản trong nguyên tử X là 34. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10.

    - Kí hiệu của nguyên tử Y là {}_9^{19}\mathrm Y.

    Công thức hóa học và liên kết trong hợp chất tạo thành từ X và Y là

    Hướng dẫn:

     Xác định X:

    Theo bài ra ta có hệ phương trình:

    \left\{\begin{array}{l}\;2{\mathrm Z}_{\mathrm X}\;+\;{\mathrm N}_{\mathrm X}\;=\;34\\2{\mathrm Z}_{\mathrm X}\;-\;{\mathrm N}_{\mathrm X}\;=\;10\end{array}ight.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}{\mathrm Z}_{\mathrm X}=11\\{\mathrm N}_{\mathrm X}=12\end{array}ight.

    Cấu hình electron của X là: [Ne]3s1 \Rightarrow X là kim loại nhóm IA.

    X có xu hướng nhường 1e khi hình thành liên kết hóa học:

    X → X+ + 1e

    - Cấu hình electron của Y là: [He]2s22p5 \Rightarrow Y là phi kim nhóm VIIA hoặc từ kí hiệu nguyên tử xác định Y là fluorine.

    Y có xu hướng nhận 1e khi hình thành liên kết hóa học:

    Y + 1e → Y-

    Vậy hợp chất tạo thành là XY; liên kết trong hợp chất là liên kết ion.

  • Câu 36: Thông hiểu
    Liên kết cộng hóa trị không phân cực

    Dãy phân tử nào cho dưới đây đều có liên kết cộng hóa trị không phân cực?

    Hướng dẫn:

    Liên kết cộng hóa trị không phân cực là liên kết mà trong đó đôi electron dùng chung không bị lệch về phía nguyên tử nào cả.

    ⇒ Liên kết cộng hóa trị không cực thường được hình hình thành giữa các nguyê tử của cùng một nguyên tố.

    ⇒ Dãy phân tử đều có liên kết cộng hóa trị không phân cực là: Cl2, O2, N2, F2.

  • Câu 37: Thông hiểu
    Hợp chất có cả liên kết cộng hóa trị và liên kết ion trong phân tử

    Hợp chất nào dưới đây có cả liên kết cộng hóa trị và liên kết ion trong phân tử?

    Hướng dẫn:

    Liên kết giữa 2 nguyên tử cùng loại là liên kết cộng hóa trị không cực.

    H2S chỉ có liên kết cộng hóa trị.

    Al2O3 và NaCl chỉ có liên kết ion.

    NaOH gồm liên kết ion giữa Na+ và OH, liên kết cộng hóa trị giữa O và H.

  • Câu 38: Vận dụng
    Tính số phát biểu đúng

    Cho các nhận định sau:

    (1) Liên kết ion được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

    (2) Các hợp chất cộng hóa trị phân cực thường tan nhiều trong nước.

    (3) Hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó.

    (4) Liên kết trong phân tử H2, N2, F2 thuộc loại liên kết cộng hóa trị không phân cực.

    (5) Khi hình thành liên kết cộng hóa trị, các nguyên tử có thể góp chung 1, 2 hoặc 3 electron để hình thành 1,2 hoặc 3 cặp electron dùng chung.

    Số nhận định đúng

    Hướng dẫn:

    (1) đúng vì liên kết ion được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

    (2) đúng vì các hợp chất cộng hóa trị phân cực thường tan nhiều trong nước (dung môi phân cực).

    (3) sai vì hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị được gọi là cộng hóa trị của nguyên tố đó.

    (4) đúng vì hiệu độ âm điện của 2 nguyên tử giống nhau bằng 0 nên liên kết trong phân tử H2, N2, F2 thuộc loại liên kết cộng hóa trị không phân cực.

    (5) đúng vì khi hình thành liên kết cộng hóa trị, các nguyên tử có thể góp chung 1, 2 hoặc 3 electron để hình thành 1,2 hoặc 3 cặp electron dùng chung.

    Vậy có 4 phát biểu đúng.

  • Câu 39: Thông hiểu
    Chọn phát biểu đúng

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Cấu trúc của tinh thể ion:

    Các ion được sắp xếp theo một trật tự xác định trong không gian theo kiểu mạng lưới, trong đó ở các nút của mạng lưới là những ion dương và ion âm được sắp xếp luân phiên, liên kết chặt chẽ với nhau do sự cân bằng giữa lực hút (các ion trái dấu hút nhau) và lực đẩy (các ion cùng dấu đẩy nhau), tạo thành mạng tinh thể ion.

  • Câu 40: Vận dụng
    Sắp xếp bán kính các ion sau

    Cho các ion sau: S2-, Cl-, K+, Ca2+ đều có cấu hình là [Ne]3s23p6. Dãy sắp xếp nào sau đây về bán kính các ion là đúng:

    Hướng dẫn:

    Do các ion trên đều có cầu hình giống nhau ⇒ Số lớp electron giống nhau ⇒ Bán kính nguyên tử phụ thuộc vào lực hút giữa electron với hạt nhân nguyên tử

    Với ion dương: giá trị điện tích ion càng lớn thì lực hút càng mạnh ⇒ Bán kính giảm

    Với ion âm: giá trị điện tích ion càng lớn thì lực hút càng yếu ⇒ Bán kính tăng

    Các ion K+, S2-, Cl-, Ca2+ đều có 18 electron 

    ⇒ Chiều sắp xếp giảm dần bán kính các ion là S2− > Cl > K+ > Ca2+-.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 3 lượt xem
Sắp xếp theo