Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là
Nguyên tố X ở chu kì 3 ⇒ Có 3 lớp electron.
Nguyên tố X thuộc nhóm IIIA ⇒ Lớp ngoài cùng có 3 electron.
⇒ 1s22s22p63s23p1
Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là
Nguyên tố X ở chu kì 3 ⇒ Có 3 lớp electron.
Nguyên tố X thuộc nhóm IIIA ⇒ Lớp ngoài cùng có 3 electron.
⇒ 1s22s22p63s23p1
Nguyên tố P (Z = 15) thuộc chu kì 3, có số lớp electron là
Số lớp electron = số thứ tự chu kì
Nguyên tố P (Z = 15) thuộc chu kì 3, có số lớp electron là 3.
Chu kì là dãy các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, nguyên tử của chúng có cùng
Chu kì là dãy các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron.
Nguyên tố X có Z = 19. Electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X thuộc lớp
X có Z = 19 nên nguyên tử X có 19 electron.
⇒ Cấu hình electron của nguyên tử X là: 1s22s22p63s23p64s1.
⇒ Electron lớp ngoài cùng của X thuộc lớp thứ tư (lớp N)
Cho các nguyên tố X, Y, T có số hiệu nguyên tử lần lượt là 6, 9, 14. Bán kính nguyên tử. Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử là:
X (Z= 6): 1s22s22p5
Y (Z= 9): 1s22s22p 5
T (Z= 14): 1s22s22p63s23p2
Trong một chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử, bán kính nguyên tử giảm dần.
X và Y cùng thuộc một chu kì ⇒ Bán kính Y < X (1)
Trong một nhóm, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử, bán kính nguyên tử tăng dần.
X và T cùng thuộc một nhóm:
⇒ Bán kính X < T (2)
Từ (1) và (2) Thứ tự sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử là:
Y < X < T
Cho các hợp chất sau: SiO2, MgO, SO3, P2O5, Cl2O7
Thứ tự giảm dần tính base là:
Oxide của các nguyên tố trên đều thuộc chu kì 3. Trong chu kì, theo chiều từ trái qua phải tính base của oxide giảm dần, đồng thời tính acid của chúng tăng dần.
⇒ Thứ tự giảm dần tính base là:
MgO, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7
Hòa tan hoàn toàn 6,645 gam hỗn hợp muối chloride của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp nhau vào nước được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được 18,655 gam kết tủa. Xác định 2 kim loại kiềm.
nAgCl = 18,655 : 143,5 = 0,13 (mol)
Gọi R là hai kim loại kiềm, có nguyên tử khối trung bình là
⇒ Hỗn hợp muối chloride có công thức là
Phương trình phản ứng tổng quát
0,13 ← 0,13 (mol)
mhh muối = 6,645 gam
⇔ ( + 35,5).0,13 = 6,645 ⇒ = 15,62
Vậy hai kim loại kiềm là lithium (Li)( M = 7) và sodium (Na) (M = 23).
Nguyên tố R có cấu hình electron 1s22s22p5. Trong bảng tuần hoàn thì R ở
Cấu hình electron của nguyên tử R: 1s22s22p5.
+ Số hiệu nguyên tử của R là 9 (Z = số p = số e = 9) → R nằm ở ô số 9.
+ Nguyên tử R có 2 lớp electron → R thuộc chu kì 2.
+ Cấu hình electron lớp ngoài cùng của R là 2s22p5 → R thuộc nhóm A.
Số thứ tự nhóm A = Số e lớp ngoài cùng = 7 → R thuộc nhóm VIIA và là nguyên tố phi kim
Vậy: Nguyên tố R ở ô số 9, chu kì 2, nhóm VIIA là nguyên tố phi kim
X và Y là hai nguyên tố trong cùng một chu kì và ở hai nhóm liên tiếp của bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hạt nhân của hai nguyên tử X và Y bằng 15. Hai nguyên tố đó là
Gọi số hiệu nguyên tử của nguyên tố X và Y lần lượt là ZX, ZY (giả sử ZX < ZY).
Tổng số proton trong hạt nhân của hai nguyên tử X và Y bằng 15.
⇒ ZX + ZY = 15 (1).
X và Y là hai nguyên tố trong cùng một chu kì và ở hai nhóm liên tiếp của bảng tuần hoàn.
⇒ ZY – ZX = 1 (2).
Từ (1) và (1), suy ra: ZX = 7; ZY = 8.
⇒ X là nguyên tố nitrogen (N); Y là nguyên tố oxygen (O).
Cấu hình electron của nguyên tử X: 1s22s22p63s23p4. Công thức hợp chất oxide ứng với hóa trị cao nhất của X và hydride (hợp chất của X với hydrogen) tương ứng là
Nguyên tố X có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4
⇒ Thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn.
⇒ Hóa trị cao nhất trong hợp chất oxide là VI và hydride là II.
⇒ Công thức hợp chất oxide ứng với hóa trị cao nhất của X và hydride (hợp chất của X với hydrogen) tương ứng là XO3 và XH2
Các nguyên tố xếp ở chu kì 3 có số lớp electron trong nguyên tử là
Các nguyên tố thuộc chu kì 3, nguyên tử của nguyên tố có 3 lớp electron. Vì số thứ tự chu kì bằng với số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố.
Nguyên tử sodium có 11 electron, hạt nhân nguyên tử sodium có điện tích là
Nguyên tử sodium có 11 electron, hạt nhân nguyên tử sodium có điện tích là +11
Nguyên tố R có hai đồng vị, nguyên tử khối trung bình là 79,91. Một trong hai đồng vị là 79R (chiếm 54,5%). Nguyên tử khối của đồng vị thứ hai là
Đặt nguyên tử khối của đồng vị thứ hai là A2
Phần trăm đồng vị A2 là 100% - 54,5% = 45,5%
Ta có:
⇒ A2 = 81
Ion Y- có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn (chu kì, nhóm) là
Y- có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6
Y nhận thêm 1 electron: Y + e → Y -
⇒ Cấu hình e của Y: 1s22s22p63s23p5
⇒ Y ở chu kì 3, nhóm VIIA
Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IIA. Cấu hình electron của nguyên tử X là
Nguyên tố X ở chu kì 4 ⇒ Có 4 lớp electron.
Nguyên tố X thuộc nhóm IIA ⇒ Lớp ngoài cùng có 2 electron.
Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p64s2
Độ âm điện của các nguyên tố biến đổi như thế nào trong bảng hệ thống tuần hoàn?
Độ âm điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron khi hình thành liên kết hóa học.
Độ âm điện của các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn biến đổi tương tự giống tính phi kim.
Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử bằng 17. Hydroxide cao nhất của nó có tính chất gì?
Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố chlorine (Cl):1s22s22p63s23p5.
→ Nguyên tố Cl nằm ở ô 17, chu kì 3, nhóm VIIA của bảng tuần hoàn.
→ Hóa trị cao nhất của nguyên tố Cl là VII.
→ Công thức hydroxide của Cl là HClO4 (có tính acid mạnh).
Cho các nguyên tố sau: X (Z = 11); Y (Z = 19); T (Z = 20); Q (Z = 17). Nguyên tố phi kim là
X (Z = 11): [Ne]3s1 ⇒ Vậy X là kim loại do có 1 electron ở lớp ngoài cùng.
Q (Z = 17): [Ne]3s23p5 ⇒ Vậy Q là phi kim do có 7 electron ở lớp ngoài cùng.
Y (Z = 19): [Ar]4s1 ⇒ Vậy Y là kim loại do có 1 electron ở lớp ngoài cùng.
T (Z = 20): [Ar]4s2 ⇒ Vậy T là kim loại do có 2 electron ở lớp ngoài cùng.
Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X có dạng 1s22s22p63s23p5. Phát biểu nào sau đây là sai?
Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23p5
X ở ô số 17 trong bảng tuần hoàn vì có 17 electron
Lớp ngoài cùng là lớp thứ 3 có tổng số electron là 2 + 5 = 7 (electron) nên nguyên tử X là phi kim
Nguyên tử của nguyên tố X có 11 electron p
Phát biểu "Nguyên tử của nguyên tố X có 3 phân lớp electron" sai vì X có 5 phân lớp: 1s; 2s; 2p; 3s; 3p.
Tổng số electron tối đa có trong mỗi lớp K và L là
Lớp n có tối đa 2n2 electron.
Lớp K là lớp thứ 1 (n=1)
Số electron tối đa trong lớp K: 2.12 = 2 electron.
Lớp L là lớp thứ 2 (n=2)
Số electron tối đa trong lớp L: 2.22 = 8 electron.
Phân tử XY3 có tổng số các hạt proton, electron, neutron bằng 196. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y trong phân tử là 76. Công thức hóa học của XY3 là
Gọi số hạt proton của X, Y lần lượt là pX, py
số hạt neutron của X, Y lần lượt là nX, ny
Ta có trong phân tử XY3 có tổng số các hạt proton, electron, neutron bằng 196
2pX + nX + 3.(2pY + nY) =196
⇔ 2pX + 6py + nX + 3nY = 196 (1)
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60
2pX + 6pY – (nX + 3nY ) = 60
⇔ 2pX + 6pY – nX - 3nY = 60 (2)
Số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y trong phân tử là 76
6pY – 2pX = 76
⇔ 3pY – pX = 38 (3)
Lấy (1) + (2) ta được:
4pX + 12pY = 254 ⇔ pX + 3pY = 64 (4)
Giải hệ phương trình (3) và (4) ta được:
pY = 17 (Cl) ; pX = 13 (Al)
Công thức hóa học của XY3 là AlCl3 .
Công thức electron nào sau đây không đủ electron theo quy tắc octet?
Trong công thức , nguyên tử B có 6 electron ở lớp ngoài cùng chưa đạt octet.
Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử F2, mỗi nguyên tử fluorine góp chung bao nhiêu electron theo quy tắc octet?
Nguyên tử fluorine có 7 electron hóa trị. Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử F2, mỗi nguyên tử fluorine cần thêm 1 electron để đạt cấu hình electron bền vững theo quy tắc octet nên mỗi nguyên tử fluorine góp chung 1 electron.
Nguyên tử potassium (Z = 19) có xu hướng tạo ra lớp electron ngoài cùng như khí hiếm
Potassium (Z = 19) có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s1
⇒ có 1 electron lớp ngoài cùng
⇒ có xu hướng nhường 1 electron tạo ra lớp ngoài cùng bền vững như khí hiếm Ar: 1s22s22p63s23p6
Nếu nguyên tử X có 3 e hoá trị và nguyên tử Y có 6 e hoá trị, thì công thức của hợp chất ion đơn giản nhất tạo bởi X và Y là :
X sẽ có xu hướng nhường 3e tạo cation X3+, Y có xu hướng nhận 2e để tạo anion Y2-
Hợp chất tạo thành có dạng: X2Y3
Cho các ion: S2-, Al3+, PO43-, NO3-, Ba2+, NH4+, Cl-. Hỏi có bao nhiêu anion?
Cation là các ion mang điện tích dương, anion là các ion mang điện tích âm.
Các anion trong dãy là: S2-, PO43-, NO3-, Cl-.
Phương trình biểu diễn sự hình thành ion nào sau đây không đúng?
Phương trình biểu diễn sự hình thành ion đúng:
Al + 3e → Al3+
Cho các phân tử: H2O, NH3, HF, H2S, CO2, HCl. Số phân tử có thể tạo liên kết hydrogen với phân tử cùng loại là
Điều kiện cần và đủ để tạo thành liên kết hydrogen:
Nguyên tử hydrogen liên kết với các nguyên tử có độ âm điện lớn như F, O, N,...
Nguyên tử F, O, N,... liên kết với hydrogen phải có ít nhất một cặp electron hóa trị chưa liên kết.
Các chất mà phân tử có thể tạo liên kết hydrogen với phân tử cùng loại: H2O, NH3, HF
Chất nào sau đây có thể tạo liên kết hydrogen?
Điều kiện cần và đủ để tạo thành liên kết hydrogen:
Nguyên tử hydrogen liên kết với các nguyên tử có độ âm điện lớn như F, O, N,...
Nguyên tử F, O, N,... liên kết với hydrogen phải có ít nhất một cặp electron hóa trị chưa liên kết
Giữa các phân tử C2H5OH tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với O có độ âm điện lớn) và nguyên tử O còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết.
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40.Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt. Hạt nhân nguyên tử X có số hạt là:
Gọi số hạt proton, neutron, electron lần lượt là p, n, e. Ta có hệ phương trình:
p + n = 27
Trong nguyên tử, hạt không mang điện là:
Trong nguyên tử: hạt electron mang điện tích âm, hạt proton mang điện tích dương, hạt neutron không mang điện.
Nhóm các nguyên tử nào dưới đây thuộc cùng một nguyên tố hóa học?
thuộc cùng một nguyên tố hóa học do có cùng số hiệu nguyên tử Z là 15.
Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron đã xây dựng đến phân lớp 3d1. Tổng số electron của nguyên tử nguyên tố X là
Electron được điền vào các lớp và phân lớp theo mức năng lượng như sau:
1s22s22p63s23p64s23d1
Sắp xếp lại: 1s22s22p63s23p63d14s2
⇒ Tổng số electron của nguyên tử nguyên tố X là 21
Cấu hình electron của ion X3+ là 1s22s22p63s23p63d5. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc
X3+: 1s22s22p63s23p63d5
Vì nguyên tử X mất 3e tạo thành ion X3+
Cấu hình X: 1s22s22p63s23p63d64s2
X thuộc chu kì 4, nhóm VIIIB.
Tìm nhận xét không đúng về nhóm VIIIA?
Nguyên tử của He chỉ có 2 electron.
Mệnh đề nào sau đây không đúng?
Mệnh đề không đúng là: Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.
Trong một chu kỳ, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
Nguyên tố X có electron phân lớp ngoài cùng là np2, nguyên tố Y có electron phân lớp ngoài cùng là np3. Hợp chất khí với hydrogen của X chứa a% khối lượng X, oxide ứng với hoá trị cao nhất của Y chứa b% khối lượng Y. Tỉ số a:b = 3,365. Hợp chất A tạo bởi X và Y có nhiều ứng dụng chỉnh hình trong lĩnh vực y khoa, vật liệu này cũng là một sự thay thế cho PEEK (polyether ether ketone) và titan, được sử dụng cho cac thiết bị tổng hợp tuỷ sống. Khối lượng mol của A là 140 g/mol. Phát biểu nào sau đây đúng?
Theo đề bài có:
- Nguyên tố X có electron phân lớp ngoài cùng là np2 Lớp electron ngoài cùng của X là ns2np2 X thuộc nhóm IVA trong bảng tuần hoàn.
- Nguyên tố Y có electron phân lớp ngoài cùng là np3 Lớp electron ngoài cùng của Y là ns2sp3 Y thuộc nhóm VA trong bảng tuần hoàn.
Hợp chất khí với hydrogen của X là XH4, oxide ứng với hoá trị cao nhất của Y là Y2O5
Hợp chất tạo bởi X và Y có dạng là X3Y4:
3X + 4Y = 140 (2)
Từ (1) và (2) X ≃ 28 và Y ≃ 14 X là Si; Y là N Hợp chất A là Si3N4
Oxide ứng với hoá trị cao nhất của Y là N2O5.
Ba nguyên tố X, Y, Z thuộc cùng nhóm A và ở ba chu kì liên tiếp. Tổng số hạt proton trong ba nguyên tử bằng 70. Ba nguyên tố là nguyên tố nào sau đây?
Vậy một nguyên tố thuộc chu kì 4 và 2 nguyên tố còn lại một thuộc chu kì 3 và một thuộc chu kì 5.
Gọi Z là số proton của nguyên tố thuộc chu kì 3. Vậy nguyên tố cùng nhóm A ở các chu kì 4 và 5 lần lượt là có số proton là Z + 8 và Z + 8 + 18
⇒ 3Z + 8 + 8 +18 = 70 ⇒ Z = 12
Ba nguyên tố có thứ tự lần lượt là 12, 20, 38 đó là Mg, Ca, Sr.
Tổng số hạt trong nguyên tử M và nguyên tử X bằng 86, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26 hạt. Số khối của X lớn hơn của M là 12. Tổng số hạt trong nguyên tử X nhiều hơn trong nguyên tử M là 18 hạt.
Cho các phát biểu sau:
(1) M là kim loại.
(2) M với X tạo với nhau liên kết cộng hóa trị.
(3) X thuộc nhóm VIIA.
(4) X có độ âm điện lớn nhất trong các nguyên tố của bảng tuần hoàn.
Số phát biểu đúng là
Gọi số p, n, e: trong nguyên tử M là P1, E1, N1
trong nguyên tử X là P2, E2, N2.
Ta có các phương trình:
2P1 + N1 + 2P2 + N2 = 86
2P1 + 2P2 - (N1 + N2) = 26
(P1 + N1) + 12 = P2 + N2
2P1 + N1 + 18 = 2P2 + N2,
Giải hệ phương trình ta được cập nghiệm thỏa mãn:
M: P1 = 11; N1 = 12, vậy M là natri
X: P2 = 17; N2 = 18, vậy X là clo.
Cấu hình electron: M: 1s2 2s2 2p6 3s1 ; X: 1s2 2s22p6 3s2 3p5.
M là kim loại điển hình (vì lớp ngoài cùng có 1 electron)
X là phi kim điển hình (vì lớp ngoài cùng có 7 electron).
Vậy liên kết hoá học giữa M và X thuộc loại liên kết ion.
Các phát biểu đúng là (1), (3).
Cho các chất sau (1) H2S, (2) SO2, (3) NaCl, (4) CaO, (5) NH3, (6) HBr, (7) CO2, (8) K2S. Dãy nào sau đây gồm các chất có liên kết cộng hoá trị
Các chất có liên kết cộng hóa trị là:
(1) H2S; (2) SO2; (5) NH3; (6) HBr; (7) CO2;
Các chất còn lại có liên kết ion