Hóa trị cao nhất của các nguyên tố nhóm A trong hợp chất với oxygen tăng từ I đến VII khi đi từ trái qua phải trong một chu kì (trừ chu kì 1 và nguyên tố fluorine ở chu kì 2), do đó thành phần của các oxide và hydroxide có sự lặp lại theo chu kì.
Nhóm | IA | IIA | IIIA | IVA | VA | VIA | VIIA | |
Oxide | Chu kì 2 | Li2O | BeO | B2O3 | CO2 | N2O5 | ||
Chu kì 3 | Na2O | MgO | Al2O3 | SiO2 | P2O5 | SO3 | Cl2O7 | |
Hydroxide | Chu kì 2 | LiOH | Be(OH)2 | H3BO3 | H2CO3 | HNO3 | ||
Chu kì 3 | NaOH | Mg(OH)2 | Al(OH)3 | H2SiO3 | H3PO4 | H2SO4 | HClO4 |
Ví dụ: Nguyên tố Barium thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Viết công thức hóa học của oxide, hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) của nguyên tố trên.
Hướng dẫn
Nguyên tố Barium (Ba) thuộc nhóm IIA.
⇒ Hóa trị cao nhất của Ba là II.
Công thức hóa học của oxide là BaO, của hydroxide là Ba(OH)2.
Cho các oxide Na2O, MgO, P2O5 vào nước, nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng.
Bảng hiện tượng
Oxide | Hiện tượng | Phương trình phản ứng |
Na2O |
Tan hoàn toàn trong nước. Quỳ tím chuyển màu xanh đậm. |
Na2O + H2O → 2NaOH |
MgO |
Tan một phần trong nước. Quỳ tím chuyển màu xanh nhạt. |
MgO + H2O → Mg(OH)2 |
P2O5 |
Tan hoàn toàn trong nước. Quỳ tím chuyển màu đỏ. |
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 |
Cho dung dịch Na2CO3 vào ống nghiệm chứa dung dịch HNO3.
Hiện tượng: sủi bọt khí CO2
Phương trình hóa học: Na2CO3 + 2HNO3 → 2NaNO3 + CO2 + H2O
Nhận xét:
Hydroxide của các nguyên tố nhóm IA thể hiện tính base mạnh, hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của các nguyên tố nhóm VIIA (trừ fluorine) thể hiện tính acid mạnh.
Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, đồng thời tính acid của chúng tăng dần.
Ví dụ: Cho các nguyên tố P (Z = 15), S (Z = 16), Cl (Z = 17). So sánh tính acid của hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) của các nguyên tố trên.
Hướng dẫn giải:
P (Z = 15): [Ne]3s23p3 ⇒ P thuộc chu kì 3, nhóm VA.
Hóa trị cao nhất của P là V ⇒ Công thức hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) là H3PO4.
S (Z = 16): [Ne]3s23p4 ⇒ S thuộc chu kì 3, nhóm VIA.
Hóa trị cao nhất của S là VI ⇒ Công thức hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) là H2SO4.
Cl (Z = 17): [Ne]3s23p5 ⇒ Cl thuộc chu kì 3, nhóm VA.
Hóa trị cao nhất của Cl là VII ⇒ Công thức hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) là HClO4.
Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, đồng thời tính acid của chúng tăng dần.
⇒ So sánh tính acid: H3PO4 < H2SO4 < HClO4.