Đề thi giữa học kì 1 Hóa 10 Kết nối tri thức Đề 1

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 40 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 40 điểm
  • Thời gian làm bài: 50 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
50:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Ion không có cấu hình electron của khí hiếm

    Ion nào sau đây không có cấu hình electron của khí hiếm?

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron nguyên tử

    Cấu hình electron ion tương ứng

    K (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1

    K+: 1s22s22p63s23p6

    Al (Z = 13): 1s22s22p63s23p1

    Al3+: 1s22s22p6

    Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5

    Cl-: 1s22s22p63s23p6

    Fe (Z = 26): 1s22s22p63s23p63d64s2

    Fe2+: 1s22s22p63s23p63d6

     

  • Câu 2: Thông hiểu
    Cấu hình electron của ion X2+

    Một nguyên tử X có 26 electron. Khi mất 2 electron, cấu hình electron của ion X2+

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23p63d64s2 hay [Ar]3d64s2

    Khi mất electron, nguyên tử sẽ mất electron lần lượt từ phân lớp ngoài vào trong. 

    \Rightarrow Cấu hình electron của ion X2+ là [Ar]3d6.

  • Câu 3: Vận dụng
    Công thức oxide cao nhất, hydroxide tương ứng

    Nguyên tố R có hoá trị I trong hợp chất khí với hydrogen. Trong hợp chất oxide cao nhất thì R chiếm 38,8% về khối lượng. Công thức oxide cao nhất, hydroxide tương ứng của R là :

    Hướng dẫn:

    Theo đề bài hóa trị của R trong hợp chất với H là I

    Hóa trị của R trong oxide cao nhất là VII ⇒ Công thức tổng quát: R2O7.

    Ta có: 

    \%R=\frac{2.R}{2.R+16.7} .100\%=38,8\%

    ⇒ R= 35,5 Chính là nguyên tố Chlorine 

    Oxide cao nhất của R: Cl2O7

    Hydroxide tương ứng R là: HClO4

  • Câu 4: Vận dụng cao
    Xác định kim loại X

    Ở nhiệt độ 20oC, khối lượng riêng của kim loại X bằng 10,48 g/cm3 và bán kính nguyên tử X là 1,446.10-8 cm. Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử X có dạng hình cầu và có độ rỗng là 26%. Biết số Avogadro NA= 6,022.1023. Kim loại X là

    Hướng dẫn:

    Thể tích 1 nguyên tử X là: {\mathrm V}_{\mathrm{nguyên}\;\mathrm{tử}}=\frac43\mathrm{πr}^3

    Thể tích nguyên tử (phần đặc) trong 1cm3 tinh thể là: 1.(100% - 26%) = 0,74 cm3

    1cm3 tinh thể có số nguyên tử là: 0,74 : \frac43\mathrm{πr}^3= 5,843.1022 nguyên tử

    Khối lượng 1 nguyên tử: 10,48 : 5,843.1022 = 1,79.10-22 (g)

    Khối lượng 1 mol nguyên tử: 1,79.10-22.6,022.1023 = 108 g/mol

    \Rightarrow X là Ag.

  • Câu 5: Nhận biết
    Khí hiếm nằm ở nhóm

    Trong bảng tuần hoàn hóa học, khí hiếm nằm ở nhóm nào?

    Hướng dẫn:

    Các nguyên tố khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA.

    Các kim loại kiềm và hydrogen nằm ở nhóm IA.

    Các kim loại kiềm thổ nằm ở nhóm IIA.

    Các nguyên tố halogen nằm ở nhóm VIIA.

  • Câu 6: Nhận biết
    Sự biến đổi của bán kính nguyên tử theo chiều tăng của điện tích hạt nhân

    Trong bảng tuần hoàn hóa học, trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử

    Hướng dẫn:

    Trong bảng tuần hoàn hóa học, trong 1 chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử giảm dần.

  • Câu 7: Nhận biết
    Tìm khẳng định đúng

    Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

    Hướng dẫn:

    - Các electron trên cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau.

    - Các electron trên cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.

  • Câu 8: Nhận biết
    Công thức chung của các oxide kim loại nhóm IIA

    Công thức chung của các oxide kim loại nhóm IIA là

    Hướng dẫn:

    Công thức chung của các oxit kim loại nhóm IIA là RO.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Xác định số hiệu nguyên tử của nguyên tố

    Một nguyên tử có 4 electron, số electron ở lớp ngoài cùng là 7, các lớp trong đều đã bão hòa electron. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố này là

    Hướng dẫn:

    Sự phân bố electron trên các lớp là 2/8/18/7.

    Vậy số hiệu nguyên tử của nguyên tố này là 35.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Sắp xếp tính base theo chiều giảm dần

    Sắp xếp tính base của KOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 theo chiều giảm dần là dãy nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    K, Mg, Al cùng thuộc chu kì 3 theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của hydroxide có xu hướng giảm dần theo thứ tự KOH, Mg(OH)2, Al(OH)3

  • Câu 11: Nhận biết
    Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương

    Hạt nhân nguyên tử tích điện tích dương vì nó được cấu tạo bởi:

    Hướng dẫn:

    Hạt nhân nguyên tử gồm các hạt proton mang điện tích dương và neutron không mang điện tích.

    \Rightarrow Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương.

  • Câu 12: Nhận biết
    Xác định công thức tính số khối

    Công thức tính số khối là

    Hướng dẫn:

    Công thức tính số khối là: A = Z + N

    Trong đó Z là số proton, N là số neutron.

  • Câu 13: Vận dụng
    Tính số electron và số neutron của M

    Một ion M3+ có tổng số hạt proton, neutron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Số electron và số neutron của M là

    Hướng dẫn:

    Gọi số hạt proton, nơtron và electron trong M lần lượt là p, n và e.

    Tổng số các loại hạt proton, nơtron và electron của ion M3+ là 79

    p + n + e -3 = 79 \Rightarrow 2p + n = 82                (1)

    Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19

    p + e – 3 – n = 19 hay 2p – n = 22            (2)

    Từ (1), (2) ta có p = e = 26, n = 30

  • Câu 14: Nhận biết
    Mối quan hệ giữa số khối và khối lượng nguyên tử

    Mối quan hệ giữa số khối và khối lượng nguyên tử một cách gần đúng (tính theo đơn vị amu) là

    Hướng dẫn:

    Khối lượng của một nguyên tử bằng tổng khối lượng của proton, neutron và electron trong nguyên tử đó. Do khối lượng của electron quá nhỏ so với hạt nhân nên có thể bỏ qua. Vì vậy có thể coi khối lượng nguyên tử có giá trị bằng số khối.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Chọn phát biểu đúng

    Quan sát hình vẽ sau mô tả thí nghiệm tìm ra hạt nhân nguyên tử năm 1911 của nhà vật lí người NewZealand là E.Rutherford. Hãy cho biết phát biểu đúng:

    Hướng dẫn:

    - Nguyên tử có cấu tạo rỗng nên hầu hết các hạt α xuyên qua lá vàng .

    - Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương nên đẩy các hạt α cũng mang điện dương khiến chúng bị lệch quỹ đạo.

    - Hạt nhân có kích thước rất nhỏ nên hạt α mới hầu hết xuyên qua.

  • Câu 16: Nhận biết
    Xác định hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với oxygen

    Trong một chu kì nhỏ, đi từ trái sang phải thì hoá trị cao nhất của các nguyên tố trong hợp chất với oxygen

    Hướng dẫn:

    Trong một chu kì nhỏ, đi từ trái sang phải thì hoá trị cao nhất của các nguyên tố trong hợp chất với oxygen tăng lần lượt từ 1 đến 7.

  • Câu 17: Vận dụng
    Nhận định nào chưa đúng

    Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 95, trong đó số hạt không mang điện ít hơn số hạt mang điện là 25. Nhận định nào dưới đây về X là không đúng?

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 95

    ⇒ 2Z + N = 95 (1)

    Số hạt không mang điện ít hơn số hạt mang điện là 25

    ⇒ 2Z - N = 25 (2)

    Giải hệ phương trình (1) và (2)

    Z = 30; N = 35

    Số khối A = Z + N = 65

    Số hạt mang điện 2Z = 60.

  • Câu 18: Nhận biết
    Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn

    Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn bằng:

    Hướng dẫn:

     Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn bằng số hiệu nguyên tử.

  • Câu 19: Nhận biết
    Kí hiệu của các phân lớp trong mỗi lớp electron

    Các phân lớp trong mỗi lớp electron được kí hiệu bằng các chữ cái viết thường theo thứ tự là

    Hướng dẫn:

    Các phân lớp trong mỗi lớp electron được kí hiệu bằng các chữ cái viết thường theo thứ tự là s, p, d, f, … 

  • Câu 20: Vận dụng
    Tính số khối đồng vị X của nguyên tố Ar

    Biết rằng, nguyên tố argon có ba đồng vị khác nhau, ứng với số khối 36; 38 và X. Phần trăm các đồng vị tương ứng lần lượt bằng: 0,34%; 0,06% và 99,6%. Số khối của đồng vị X của nguyên tố argon là bao nhiêu? Biết rằng, nguyên tử khối trung bình của argon bằng 39,98.

    Hướng dẫn:

    Số khối của đồng vị X là:

    39,98=\frac{36.0,34+38.0,06+{\mathrm M}_{\mathrm X}.99,6}{100}

    \Rightarrow MX \approx 40

  • Câu 21: Vận dụng
    Tính số electron và số neutron của M

    Một ion M3+ có tổng số hạt proton, neutron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Số electron và số neutron của M là

    Hướng dẫn:

    Gọi số hạt proton, nơtron và electron trong M lần lượt là p, n và e.

    Tổng số các loại hạt proton, nơtron và electron của ion M3+ là 79

    p + n + e -3 = 79 \Rightarrow 2p + n = 82                (1)

    Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19

    p + e – 3 – n = 19 hay 2p – n = 22            (2)

    Từ (1), (2) ta có p = e = 26, n = 30

  • Câu 22: Thông hiểu
    Xác định công thức của của hợp chất Z với H

    Nguyên tố Z thuộc nhóm A của bảng tuần hoàn. Oxide ứng với hóa trị cao nhất của Z có công thức hóa học ZO3. Công thức của hợp chất Z với H là: 

    Hướng dẫn:

    Hóa trị cao nhất với oxi là 6, nên hóa trị của Z với H là 8 – 6 = 2

    Công thức hợp chất của Z với H là ZH2.

  • Câu 23: Thông hiểu
    Công thức oxide cao nhất của R

    Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm VIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức oxide cao nhất của R là:

    Hướng dẫn:

    R thuộc nhóm VIIA nên có 7e lớp ngoài cùng. Trong công thức oxide cao nhất của R, R có hóa trị VII.

    Vậy công thức oxide cao nhất của R là R2O7.

  • Câu 24: Vận dụng
    Tính số đơn vị điện tích hạt nhân của nitrogen

    Nitrogen giúp bảo quản tinh trùng, phôi, máu và tế bào gốc. Biết nguyên tử nitrogen có tổng số hạt là 21. Số hạt mang điện chiếm 33,33%. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nitrogen là:

    Hướng dẫn:

    Gọi p, n và e lần lượt là số proton, neutron và electron của nitrogen. Trong đó p = e.

    Số hạt không mang điện chiếm 33,33%:

    ⇒ số neutron = n =21.33,33% =7               (1)

    Lại có: p + e + n = 21 ⇒ 2p + n = 21           (2)

    Thế n = 7 vào (2) được p = 7.

    Vậy nguyên tử nitrogen có số đơn vị điện tích hạt nhân là 7.

  • Câu 25: Vận dụng
    Xác định số hạt của hạt nhân nguyên tử X

    Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40.Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt. Hạt nhân nguyên tử X có số hạt là:

    Hướng dẫn:

    Gọi số hạt proton, neutron, electron lần lượt là p, n, e. Ta có hệ phương trình:
    \left\{\begin{array}{l}\mathrm p\;=\;\mathrm e\\\mathrm p+\mathrm e+\mathrm n=40\\(\mathrm p+\mathrm e)-\mathrm n=12\end{array}ight.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm n=14\\\mathrm p=\mathrm e=13\end{array}ight.

    \Rightarrow p + n = 27

  • Câu 26: Nhận biết
    Hình dạng của orbital p

    Hình dạng của orbital p là gì?

    Hướng dẫn:

    Các orbital s có dạng hình cầu và orbital p có dạng hình số 8 nổi cân đối.

  • Câu 27: Thông hiểu
    Xác định loại nguyên tố của Mn

    Cho cấu hình electron của Mn là: [Ar]3d54s2. Mn thuộc nguyên tố nào?

    Hướng dẫn:

    Phân mức năng lượng của Mn là: [Ar]4s23d5

    \Rightarrow Electron đang xếp (electron điền cuối cùng) ở phân lớp d \Rightarrow Mn thuộc nguyên tố d.

  • Câu 28: Nhận biết
    Các nguyên tố từ Li đến F, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân

    Các nguyên tố từ Li đến F, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì

    Hướng dẫn:

    Từ Li đến F, các nguyên tố thuộc cùng chu kì, điện tích tăng dần thì bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng.

  • Câu 29: Thông hiểu
    Chọn phát biểu đúng

    Ion X2+, Y3- và nguyên tử R đều có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Phát biểu nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    X2+ có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6

    ⇒ Cấu hình eletron của X: 1s22s22p63s23p64s2

    ⇒ X ở chu kì 4, nhóm IIA

    Y3- có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6

    ⇒ Cấu hình eletron của Y: 1s22s22p63s23p3

    Y ở chu kì 3 nhóm VA

  • Câu 30: Thông hiểu
    Thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử của kim loại kiềm

    Chọn thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử của các kim loại kiềm :

    Hướng dẫn:

     Xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử: Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. 

    Thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử của các kim loại kiềm là

    Li < Na < K < Rb < Cs.

  • Câu 31: Vận dụng cao
    Xác định nguyên tố Y

    Hợp chất Z được tạo bởi hai nguyên tố X và Y có công thức XY2 trong đó Y chiếm 72,73% về khối lượng. Biết rằng trong phân tử Z, tổng số hạt (proton, neutron, electron) là 66, số proton là 22. Nguyên tố Y là

    Hướng dẫn:

    Gọi số hạt proton, neutron của X là pX, nX; số hạt proton, neutron của Y là pY và nY.

    Theo bài ra ta có:

    \left\{\begin{array}{l}\frac{2({\mathrm p}_{\mathrm Y}+{\mathrm n}_{\mathrm Y})}{2({\mathrm p}_{\mathrm Y}+{\mathrm n}_{\mathrm Y})\;+\;({\mathrm p}_{\mathrm X}+{\mathrm n}_{\mathrm X})}.100\%=72,73\%\\2(2{\mathrm p}_{\mathrm Y}+{\mathrm n}_{\mathrm Y})\;+\;({\mathrm p}_{\mathrm X}+{\mathrm n}_{\mathrm X})\;=\;66\\2{\mathrm p}_{\mathrm Y}+{\mathrm p}_{\mathrm X}=22\end{array}ight.

    \Rightarrow\left\{\begin{array}{l}0,5454.({\mathrm p}_{\mathrm Y}+{\mathrm n}_{\mathrm Y})=0,7273.({\mathrm p}_{\mathrm X}+{\mathrm n}_{\mathrm X})\\2({\mathrm p}_{\mathrm Y}+{\mathrm n}_{\mathrm Y})+({\mathrm p}_{\mathrm X}+{\mathrm n}_{\mathrm Y})=44\end{array}ight.

    \Rightarrow pY + nY = 16; pX + nX = 12

    Vậy Y là oxygen và X là carbon

    Giá trị pY = nY = 8; pX = nX =6 thỏa mãn

  • Câu 32: Vận dụng
    Xác định nguyên tố B

    Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt cơ bản là 34. Số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. Nguyên tố B là :

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử nguyên tố B có: p + n + e = 34     

    Vì p = e nên 2p + n = 34    (1)

    Số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hát không mang điện nên:

    \frac{2\mathrm p\;}{\mathrm n}\;=1,8333\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;(2)

    Từ (1) và (2) ta được p = 11 và n = 12.

  • Câu 33: Vận dụng
    Xác định loại nguyên tố X, Y

    Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có số electron ở mức năng lượng 3p và một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Y có mức năng lượng 3p và có 1 electron lớp ngoài cùng:

    \Rightarrow Cấu hình electron Y: 4s1

    \Rightarrow Cấu hình của Y là [Ar]4s1

    \Rightarrow ZY = 19.

    \Rightarrow có 1 electron ở lớp ngoài cùng \Rightarrow Y là kim loại.

    Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2 và mức năng lượng cao nhất của X là 3p:

    \Rightarrow ZX = 19 - 2 = 17

    \Rightarrow Cấu hình của X là [Ne]3s23p5

    \Rightarrow có 7 electron ở lớp ngoài cùng \Rightarrow X là phi kim.

  • Câu 34: Nhận biết
    Xác định kí hiệu của nguyên tử X

    Một nguyên tử nguyên tố X có 11 electron và 12 neutron. Nguyên tố X có kí hiệu nguyên tử là:

    Hướng dẫn:

    X có số khối là: 12 + 11 = 23 đvC

    Vậy X có kí hiệu là {}_{11}^{23}\mathrm X.

  • Câu 35: Nhận biết
    Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học được phân biệt

    Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học được phân biệt bởi

    Hướng dẫn:

    Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học được phân biệt bởi số neutron.

  • Câu 36: Nhận biết
    X có tính chất gì

    Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1. X có tính chất gì sau đây?

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1. X chính là kim loại

  • Câu 37: Thông hiểu
    Tìm phát biểu đúng

    Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 29, 37.

    Phát biểu nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

     Cấu hình electron:

    X: 1s22s22p63s1

    Y: 1s22s22p63s23p63d104s1

    Z: 1s22s22p63s23p63d104s24p65s1

    \Rightarrow Các nguyên tố này không thuộc cùng một chu kì do có số lớp electron khác nhau.

  • Câu 38: Thông hiểu
    Tính số phát biểu đúng về nguyên tố A

    Một nguyên tố A thuộc chu kì 3, nhóm IIIA của bảng tuần hoàn. Có những phát biểu sau đây về nguyên tố A:

    (1) Nguyên tố này tạo được hợp chất khí có công thức hóa học AH3.

    (2) Oxide tương ứng với hóa trị cao nhất của A có công thức hóa học A2O3.

    (3) Hợp chất hydroxide của A có công thức hóa học A(OH)3.

    (4) Hydroxide của A có tính base mạnh.

    Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng

    Hướng dẫn:

     Theo bài ra ta có: A thuộc chu kì 3, nhóm IIIA của bảng tuần hoàn

    \Rightarrow ZA = 13, cấu hình electron của A: 1s22s22p63s23p1

    (1) sai vì A không tạo hợp chất khí với hydrogen.

    (2) đúng.

    (3) đúng.

    (4) sai vì hydroxide của A có tính base yếu.

  • Câu 39: Thông hiểu
    Dãy gồm các ion và nguyên tử đều có cấu hình electron 1s22s22p6

    Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là:

    Hướng dẫn:

    X nhường 1e tạo thành ion X+ có cấu hình 1s22s22p6

    \Rightarrow cấu hình e của X là 1s22s22p63s1 \Rightarrow ZX = 11 (Na)

    Y nhận 1e tạo thành ion Y- có cấu hình 1s22s22p6

    \Rightarrow cấu hình e của Y là 1s22s22p5 \Rightarrow ZY = 9 (F)

    Z có cấu hình 1s22s22p6 \Rightarrow ZZ = 10 (Ne)

  • Câu 40: Nhận biết
    Tìm khẳng định đúng về số khối

    Khi nói về số khối, điều khẳng định nào sau đây luôn đúng ? Trong nguyên tử, số khối

    Hướng dẫn:

    Trong nguyên tử, số khối bằng tổng số hạt các hạt proton và nơtron.

    A = Z + N = P + N

    Trong đó:

    A là số khối.

    P là tổng số hạt proton.

    N là tổng số hạt nơtron.

    Z là số đơn vị điện tích hạt nhân.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (32%):
    2/3
  • Vận dụng (22%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 28 lượt xem
Sắp xếp theo