Đề thi giữa học kì 1 Hóa 10 Kết nối tri thức Đề 2

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 40 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 40 điểm
  • Thời gian làm bài: 50 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
50:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Thứ tự giảm dần tính base

    Thứ tự giảm dần tính base là

    Hướng dẫn:

     11 Na, 12Mg, 13Al, 14Si cùng thuộc chu kì 2.

    Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính base của oxide cao nhất có xu hướng giảm dần.

    ⇒ Thứ tự giảm dần tính base là: Na2O > MgO > Al2O3 > SiO2.

  • Câu 2: Nhận biết
    Oxide nào khi cho vào nước tạo môi trường acid

    Oxide nào sau đây tạo ra môi trường acid khi cho vào nước?

    Hướng dẫn:

    SO3 là oxide acid nên tạo ra môi trường acid khi cho vào nước.

  • Câu 3: Nhận biết
    Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất

    Cấu hình electron nào sau đây ứng với nguyên tố có độ âm điện lớn nhất?

    Hướng dẫn:

    Ta có 1s22s22p5 là cấu hình electron của F (Z = 9), đây là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn (3,98).

  • Câu 4: Thông hiểu
    Tính kim loại giảm dần

    Dãy các nguyên tố nào sau đây có tính kim loại giảm dần?

    Hướng dẫn:
      Nhóm IIA Nhóm IIIA Nhóm IVA Nhóm VA
    Chu kì 2       N
    Chu kì 3   Al Si P
    Chu kì 4        
    Chu kì 5 Sr      

    Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại trong một chu kì và trong một nhóm A, ta có tính kim loại giảm dần theo thứ tự: Sr > Al > Si > P > N.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Bán kính tăng dần của nguyên tử

    Dãy nguyên tử nào sau đây có bán kính tăng dần?

    Hướng dẫn:

    Theo quy luật biến đổi bán kính trong 1 chu kì và nhóm có bán kính các nguyên tử tăng dần theo thứ tự: F < S < Si < Ge < Ca < Rb.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Phát biểu không đúng

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Chu kì 1 có hai nguyên tố là H (Z = 1) và He (Z = 2).

    ⇒ He (Z = 2) có bán kính nhỏ hơn H (Z = 1)

    ⇒ Phát biểu "Nguyên tử có bán kính nhỏ nhất có Z = 1" là sai

  • Câu 7: Nhận biết
    Nguyên tử của nguyên tố có bán kính bé nhất

    Cho các nguyên tố sau: F, Cl, Br, I. Nguyên tử của nguyên tố có bán kính bé nhất là

    Hướng dẫn:

    F (Z = 9), Cl (Z = 17), Br (Z = 35), I ( Z = 53) cùng thuộc nhóm VIIA

    Trong 1 nhóm A, bán kính nguyên tử giảm dần theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

    ⇒ Bán kính F < Cl < Br < I

  • Câu 8: Nhận biết
    Biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân

    Đại lượng nào sau đây trong nguyên tử của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử?

    Hướng dẫn:

    Các đại lượng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử gồm:

    Số electron lớp ngoài cùng, bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính kim loại – phi kim.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Tổng số electron của nguyên tử nguyên tố X

    Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron đã xây dựng đến phân lớp 3d1. Tổng số electron của nguyên tử nguyên tố X là

    Hướng dẫn:

    Electron được điền vào các lớp và phân lớp theo mức năng lượng như sau:

    1s22s22p63s23p64s23d1

    Sắp xếp lại: 1s22s22p63s23p63d14s2

    ⇒ Tổng số electron của nguyên tử nguyên tố X là 21

  • Câu 10: Nhận biết
    Nguyên tố thuộc khối nguyên tố nào

    Cho cấu hình electron các nguyên tố sau đây: [Ar]3d54s1. Nguyên tố thuộc khối nguyên tố nào?

    Hướng dẫn:

    Nguyên tố d là nguyên tố nhóm B mà nguyên tử có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng và phân lớp sát lớp ngoài cùng là (n –1)d1÷10ns1÷2.

    Cấu hình electron: [Ar]3d54s1

    Thuộc nguyên tố thuộc khối d.

  • Câu 11: Nhận biết
    Vị trí của chlorine trong bảng tuần hoàn

    Cấu hình electron của nguyên tử chlorine là 1s22s22p63s23p5. Vị trí của chlorine trong bảng tuần hoàn là:

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron của nguyên tử chlorine là 1s22s22p63s23p5

    Chlorine có 17 electron nên Z = 17, chlorine ở ô số 17 trong bảng tuần hoàn.

    Chlorine ở chu kì 3 (do có 3 lớp electron);

    nhóm VIIA (do 7 electron hóa trị, nguyên tố p).

  • Câu 12: Nhận biết
    Nguyên tố thuộc kim loại

    Cho các cấu hình electron của một số nguyên tử nguyên tố, nguyên tố thuộc kim loại là:

    Hướng dẫn:

    Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng thường là nguyên tử của nguyên tố kim loại. 

    Vậy 1s22s22p63s23p63d14s2 là nguyên tố kim loại

  • Câu 13: Nhận biết
    Cấu hình electron của F-

    Cấu hình electron của F- tương ứng là:

    Hướng dẫn:

    F (Z = 9) có cấu hình electron: 1s22s22p5

    F nhận 1 electron để tạo thành ion F-.

    Cấu hình electron của F- là: 1s22s22p6.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Xác định số e độc thân

    Nếu 5 electron được điền vào 3 AO thì số lượng electron độc thân là

    Hướng dẫn:

    Mỗi AO chứa tối đa 2 electron, như vậy nếu 5 electron được điền vào 3 AO thì sẽ có 2 AO đã chứa đủ electron tối đa, 1AO chỉ chứa 1 electron (electron độc thân).

  • Câu 15: Nhận biết
    Số e có cùng năng lượng ở lớp thứ nhất của nguyên tử O

    Nguyên tử O có 8 electron. Theo mô hình Rutherford – Bohr, nguyên tử O có số electron có cùng năng lượng ở lớp thứ nhất là

    Hướng dẫn:

    O có số electron tối đa ở lớp thứ nhất là: 2.

  • Câu 16: Thông hiểu
    Cấu hình electron của nguyên tử A

    Nguyên tử A có electron ở phân lớp 3d chỉ bằng một nửa phân lớp 4s. Viết cấu hình electron của nguyên tử A.

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử A có electron ở phân lớp 3d nên phân lớp 4s của A đã bão hòa (với 2 electron). Vậy số electron trên phân lớp 3d của A là 1.

    Cấu hình electron nguyên tử A: 1s22s22p63s23p63d14s2.

  • Câu 17: Vận dụng
    Số khối trung bình của các đồng vị

    Nguyên tử của nguyên tố oxygen có 3 đồng vị là:  {}_{8}^{16}O; {}_{8}^{17}O; {}_{8}^{18}O với % số nguyên tử tương ứng là a, b, c. Trong đó a = 15b và a - b = 21c. Số khối trung bình của các đồng vị trên là:

    Hướng dẫn:

     Theo đề bài ta có:

    \left\{\begin{matrix} a+b+c=100 \\ a=15b \\ a-b=21c\end{matrix}ight. \Rightarrow \left\{\begin{matrix} a=90 \\ b=6 \\ c=4\end{matrix}ight.

    Số khối trung bình của các đồng vị trên là:

    \overline{A_O}=\frac{90.10+6.17+4.18}{100}=16,14

  • Câu 18: Thông hiểu
    Giá trị của x1

    Nguyên tố Bo có 2 đồng vị bền là 11B (x1 %) và 10B (x2 %), nguyên tử khối trung bình của Bo là 10,8. Giá trị của x1 % là:

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử khối trung bình của Bo là 10,8

    \overline{A_B}=\frac{11x_1+10x_2}{100}=10,8  (1)

    x1 + x2 = 100  (2)

    Từ (1) và (2) giải hệ được:

    x1 = 80; x2 = 20

  • Câu 19: Thông hiểu
    Xác định số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện

    Nguyên tử {}_{35}^{80}Br có tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là:

    Hướng dẫn:

    Ta có Z = P = E = 35 

    ⇒ Tổng số hạt mang điện là: 35 + 35 = 70 

    Số khối A = N + Z = 80 ⇒ N = 45

    Tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 70 - 45 = 25 (hạt)

  • Câu 20: Thông hiểu
    Điện tích hạt nhân của nguyên tử neutrogen

    Nguyên tử nitrogen có 7 neutron, số khối là 14. Điện tích hạt nhân của nguyên tử neutrogen

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử nitrogen có số proton = số electron = 7.

    Điện tích hạt nhân nguyên tử là: +7.

  • Câu 21: Vận dụng
    Số khối A

    Biết tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử nguyên tố là 155 hạt. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Số khối A là:

    Hướng dẫn:

    Theo tổng số hạt: 2Z + N = 115 (1)

    Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt

    2Z - N = 33 (2)

    Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được: Z = 35 và N = 45

    Số khối A là A = Z + N = 80

  • Câu 22: Nhận biết
    Số nguyên tử

    Trong một phân tử HNO3 có bao nhiêu nguyên tử?

    Hướng dẫn:

    Trong một phân tử HNO3 có 5 nguyên tử

  • Câu 23: Thông hiểu
    Có bao nhiêu loại phân tử O2

    Trong tự nhiên, oxygen có 3 đồng vị là 16O,17O, 18O. Có bao nhiêu loại phân tử O2?

    Hướng dẫn:

    Có 6 loại phân tử O2 là: 16O – 16O; 16O – 17O; 16O – 18O; 17O – 17O; 17O – 18O; 18O – 18O; 

  • Câu 24: Thông hiểu
    Phát biểu đúng về các đồng vị

    Có những phát biểu sau đây về các đồng vị của một nguyên tố hóa học:

    (1) Các đồng vị có tính chất hóa học giống nhau.

    (2) Các đồng vị có tính chất vật lí khác nhau.

    (3) Các đồng vị có cùng số electron ở vỏ nguyên tử.

    (4) Các đồng vị có cùng số proton nhưng khác nhau về số khối.

    Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

    Hướng dẫn:

     Cả 4 phát biểu đều đúng

  • Câu 25: Vận dụng
    Tính khối lượng riêng của iron

    Bán kính nguyên tử và khối lượng mol nguyên tử iron lần lượt là 1,28 A_{}^{o} và 56 g/mol. Tính khối lượng riêng của iron. Biết rằng trong tinh thể, các tinh thể iron chiếm 74% thể tích, còn lại là phần rỗng.

    Hướng dẫn:

    Đổi 1,28 A_{}^{o} = 1,28.10 -8 cm. 

    Khối lượng của 1 nguyên tử Fe: 

    m_{1\:  nguyên\:  tử} =\frac{56}{6,02.10^{23} } (gam)

    Thể tích của 1 nguyên tử Fe: 

    V_{1\:  nguyên\:  tử} =\frac{4}{3}\pi r^{3}   (gam)\frac{4}{3}\pi (1,28.10^{-8} )^{3}   (gam)

    Khối lượng riêng của iron: 

    d=\frac{m_{1nt} }{V_{1nt} } ≈ 10,59 (g/cm3)

    Do Fe chiếm 74% thể tích trong tinh thể nên khối lượng riêng thực tế của Fe là: 

    10,59.74:100 = 7,84 (g/cm3)

  • Câu 26: Vận dụng
    Xác định điện tích hạt nhân của Mg và O

    Magnesium oxide (MgO) có tổng số hạt mang điện trong hợp chất MgO là 40. Số hạt mang điện trong nguyên tử Mg nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử O là 8. Điện tích hạt nhân của Mg và O lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Tổng số hạt mang điện trong hợp chất MgO là 40 nên:

    (pMg + eMg) + (pO + eO) = 40 hay 2pMg + 2pO = 40 (1)

    Lại có, số hạt mang điện trong nguyên tử Mg nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử O là 8 nên:

    (pMg + eMg) - (pO + eO) = 8 hay 2pMg - 2pO = 8 (2)

    Từ (1) và (2) giải hệ phương trình ta được: pMg = 12 và pO = 8.

    Vậy điện tích hạt nhân Mg là +12; điện tích hạt nhân O là +8.

  • Câu 27: Nhận biết
    Thành phần không bị lệch hướng trong trường điện

    Thành phần nào không bị lệch hướng trong trường điện?

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử hydrogen trung hòa về điện nên không bị lệch hướng trong trường điện.

  • Câu 28: Nhận biết
    Thí nghiệm phát hiện ra electron

    Thí nghiệm phát hiện ra electron là:

    Hướng dẫn:

    Thí nghiệm phát hiện ra electron là phóng điện giữa hai điện cực có hiệu điện thế 15 kV đặt trong chân không (áp suất khoảng 0,001mmHg).

  • Câu 29: Vận dụng
    Tính giá trị của x1% và x2%

    Cho 5,85 gam muối NaX tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 14,35 gam kết tủa trắng. Nguyên tố X có hai đồng vị 35X (x1%) và 37X (x2%). Vậy giá trị của x1% và x2% lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Khi cho NaX vào AgNO3 thu được kết tủa AgX

    Ta có: NaX + AgNO3 → AgX ↓ + NaNO3

    Ta có: nNaX = nAgX \Rightarrow \frac{5,85}{23+{\mathrm M}_{\mathrm X}}=\frac{14,35}{108+{\mathrm M}_{\mathrm X}}

    \Rightarrow MX = 35,5

    Nguyên tử khối trung bình của X được tính theo công thức sau:

    35,5=\frac{35.{\mathrm x}_1+37.{\mathrm x}_2}{100}               (1)

    Mặt khác: x1 + x2 = 100                  (2)

    Giải hệ (1) và (2) ta có x1 = 75 và x2 = 25

  • Câu 30: Vận dụng
    Xác định công thức của hợp chất MCl2

    Hợp chất MCl2 có tổng số hạt cơ bản là 164. Trong hợp chất, số hạt mang điện nhiều hơn số hoạt không mang điện là 52. Công thức của hợp chất trên là :

    Hướng dẫn:

     Vì tổng số hạt là 164 nên:

    \Rightarrow (2p + n) + (2.(17.2+18)) = 164

    \Leftrightarrow 2p + n = 60                           (1)

    - Số hạt mang điện nhiều hơn số hoạt không mang điện là 52:

    \Rightarrow (2p + 2.17.2) - (n + 2.18) = 52

    \Leftrightarrow 2p - n = 20                            (2)

    Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

    \left\{\begin{array}{l}2\mathrm p\;+\;\mathrm n\;=\;60\\2\mathrm p\;-\;\mathrm n\;=\;20\end{array}ight.\Rightarrow\mathrm p\;=\;\mathrm e\;=\;\mathrm n\;=\;20

    \Rightarrow M là nguyên tố Ca

    \Rightarrow Công thức của hợp chất là CaCl2.

  • Câu 31: Vận dụng cao
    Tìm khẳng định đúng về A, B, C

    A, B, C là các kim loại chuyển tiếp và đều thuộc chu kỳ 4 trong bảng tuần hoàn (ZA < ZB < ZC). Biết rằng tổng số electron lớp ngoài cùng của A, B và C bằng 4; tổng số electron ở lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng của B là 8. Điều khẳng định nào sau đây về A, B, C là đúng?

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron của A, B, C có dạng: [Ar]3dα4sa4pb

    Do tổng số electron lớp ngoài cùng của A, B, C bằng 4 nên phải có 2 nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng 4s1 và 1 nguyên tố còn lại 4s2

    Vì B có tổng số electron lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng là 8 nên B có cấu hình: [Ar]3d64s2

    Vậy A là: [Ar]3d54s1 và C là: [Ar]3d104s1

    \Rightarrow A: 24Cr; B: 26Fe; C: 29Cu

    \Rightarrow số electron của B2+ là 24; số electron của C2+ là 27

    \Rightarrow Tổng số electron của B2+ và C2+ là 51.

    Công thức oxide cao nhất của Cr là CrO3.

    Tổng số proton trong A, B, C là: 24 + 26 + 29 = 79 nên tổng số khối của A, B, C > 79

    Cu không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng.

  • Câu 32: Nhận biết
    Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X

    Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là

    Hướng dẫn:

    Nguyên tố X ở chu kì 3 ⇒ Có 3 lớp electron.

    Nguyên tố X thuộc nhóm IIIA ⇒ Lớp ngoài cùng có 3 electron.

    ⇒ 1s22s22p63s23p1

  • Câu 33: Vận dụng
    Xác định nhóm của nguyên tố X, Y

    Biết rằng các nguyên tố X, Y lần lượt nằm ở chu kì 3 và 2 trong bảng tuần hoàn. Tổng số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của nguyên tố X và Y là 12. Ở trạng thái cơ bản số electron p của X nhiều hơn của Y là 8. Vậy X và Y thuộc nhóm nào?

    Hướng dẫn:

    X ở chu kì 3, Y ở chu kì 2 ⇒ X có 3 lớp electron, Y có 2 lớp electron, số electron tối đa ở lớp ngoài cùng là 8.

    Ở trạng thái cơ bản số electron p của X nhiều hơn của Y là 8:

    ⇒ pX − pY = 8                             (1)

    Tổng số electron lớp ngoài cùng của X và Y là 12 ⇒ electron cuối cùng được điền vào phân lớp p và (pX − 6 + 2) + pY + 2 = 12

    ⇔ pX + pY = 14                          (2)

    Từ (1) và (2) ta có pX = 11, pY = 3.

    Vậy cấu hình của X là: 1s22s22p63s23p5. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn: ô 17, nhóm VIIA.

    Cấu hình electron của Y là: 1s22s22p3. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn: ô 7, nhóm VA.

  • Câu 34: Nhận biết
    Đa số các nguyên tố được xếp theo cột trong bảng tuần hoàn hóa học có

    Đa số các nguyên tố được xếp theo cột trong bảng tuần hoàn hóa học có

    Hướng dẫn:

    Đa số các nguyên tố được xếp theo cột trong bảng tuần hoàn hóa học có tính chất hóa học gần giống nhau do có cấu hình electron tương tự nhau.

  • Câu 35: Thông hiểu
    Xác định các nguyên tố kim loại cùng nhóm

    Cho cấu hình electron của các nguyên tố A1, A2, A3, A4 như sau

    A1 : 1s22s22p63s1

    A2 :1s22s22p63s23p1

    A3 :1s22s22p63s23p64s2

    A4 :1s22s22p63s2

    Các nguyên tố kim loại cùng nhóm gồm có

    Hướng dẫn:

    Các nguyên tố kim loại là các nguyên tố có số electron lớp ngoài cùng là 1, 2, 3 (trừ H, He, B).

    Các nguyên tố cùng nhóm là các nguyên tố có cùng số electron hóa trị.

    \Rightarrow Có A3 và X4 cùng là kim loại thuộc nhóm IIA.

  • Câu 36: Thông hiểu
    Tính tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử M và G

    Nguyên tố M ở chu kì 3, nhóm IA. Nguyên tố G ở chu kì 2, nhóm VIA. Vậy tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử M và G là 

    Hướng dẫn:

    Nguyên tố M ở chu kì 3, nhóm IA có cấu hình e: 1s22s22p63s1

    Nguyên tố G ở chu kì 2, nhóm VIA có cấu hình e: 1s22s22p4

    \Rightarrow Tổng số p = 11 + 8 = 19

  • Câu 37: Vận dụng
    Xác định vị trí của R trong bảng tuần hoàn

    Cation R+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn là

    Hướng dẫn:

    Cation R+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6 \Rightarrow cấu hình e của R+ là : 1s22s22p63s23p6

    \Rightarrow cấu hình e của R là: 1s22s22p63s23p64s1

    \Rightarrow R thuộc ô thứ 19, nhóm IA, chu kỳ 4.

  • Câu 38: Nhận biết
    Các nguyên tố sắp xếp theo dãy tăng dần điện tích hạt nhân

    Các nguyên tố thuộc dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân?

    Hướng dẫn:

    Ta có: ZC = 6, ZN = 7, ZO = 8

    \Rightarrow Dãy sắp xếp đúng là: C, N, O.

  • Câu 39: Vận dụng
    Dãy các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần số hiệu nguyên tử

    X, Y và Z là các nguyên tố thuộc cùng chu kì của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Oxide của X tan trong nước tạo thành một dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ. Y phản ứng với nước tạo thành dung dịch làm quỳ tím hoá xanh. Oxide của Z phản ứng được với cả acid lẫn kiềm. Dãy các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần số hiệu nguyên tử từ trái sang phải là

    Hướng dẫn:

    - Oxide của X tan trong nước tạo thành dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ \Rightarrow Hydroxide của X có tính acid \Rightarrow X là 1 phi kim

    - Y phản ứng với nước tạo thành dung dịch làm quỳ tím hoá xanh \Rightarrow Hydroxide của Y có tính base \Rightarrow Y là một kim loại

    - Z phản ứng được với cả acid lẫn kiềm và X, Y, Z thuộc cùng 1 chu kì \Rightarrow Tính kim loại giảm dần theo thứ tự Y, Z, X

    - Theo bài có X, Y, Z thuộc cùng 1 chu kì. Theo quy luật tuần hoàn, theo chiều tăng dần số hiệu nguyên tử thì tính kim loại tăng dần

    \Rightarrow Thứ tự tăng dần số hiệu nguyên tử là Y, Z, X.

  • Câu 40: Nhận biết
    Trong một chu kì của bảng tuần hoàn khi đi từ trái sang phải thì

    Trong một chu kì của bảng tuần hoàn khi đi từ trái sang phải thì:

    Hướng dẫn:

    Trong một chu kì của bảng tuần hoàn khi đi từ trái sang phải thì bán kính nguyên tử giảm dần.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (35%):
    2/3
  • Vận dụng (22%):
    2/3
  • Vận dụng cao (2%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 10 lượt xem
Sắp xếp theo