Đề thi giữa học kì 2 Hóa 10 Kết nối tri thức (Đề 2)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 40 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 40 điểm
  • Thời gian làm bài: 50 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
50:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Giá trị tuyệt đối của biến thiên enthalpy

    Giá trị tuyệt đối của biến thiên enthalpy càng lớn thì

    Hướng dẫn:

    Giá trị tuyệt đối của biến thiên enthalpy càng lớn thì nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng càng nhiều

  • Câu 2: Nhận biết
    Số oxi hóa thấp nhất của chlorine

    Trong các hợp chất sau, hợp chất nào chlorine (Cl) có số oxi hóa thấp nhất?

    Hướng dẫn:

    Số oxi hóa của chlorine trong các chất sau: KClO3; Cl2; KClO4; KCl lần lượt là: +5, 0, +7, -1. 

    Vậy trong hợp chất KCl chlorine (Cl) có số oxi hóa thấp nhất

  • Câu 3: Vận dụng
    Xác định biến thiên enthalpy

    Cho phản ứng hydrogen hóa ethylene sau:

    H2C=CH2(g) + H2(g) → H3C-CH3(g)

    Biết năng lượng trung bình các liên kết trong các chất cho trong bảng sau:

    Liên kết

    Eb (kJ/mol)

    Liên kết

    Eb (kJ/mol)

    C=C

    612

    C-C

    346

    C-H

    418

    H-H

    436

     Biến thiên enthalpy (kJ) của phản ứng có giá trị là:

    Hướng dẫn:

    \operatorname\Delta_rH_{298}^0\hspace{0.278em}= EC=C + 4.EC-H + EH-H – EC-C – 6EC-H

    = EC=C + EH-H – EC-C – 2EC-H

    = 612 + 436 – 346 – 2.418 = -134 (kJ)

  • Câu 4: Thông hiểu
    Khẳng định không đúng

    Cho phản ứng:

    NaOH (aq) + HCl (aq) → NaCl (aq) + H2O (l) \Delta_rH_{298}^0\;=\;-57,9\;kJ

    Khẳng định sai là:

    Hướng dẫn:

    \Delta_rH_{298}^0\;=\;-57,9\;kJ < 0 ⇒ Phản ứng tỏa nhiệt 

    Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là -57,9 kJ.

    Nhiệt tạo thành chuẩn của NaCl (aq) là -57,9 kJ mol-1. ⇒ Sai vì đây không phải phản ứng tạo thành NaCl từ các đơn chất ở dạng bền nhất.

    Phản ứng làm nóng môi trường xung quanh ⇒ đúng vì phản ứng tỏa nhiệt làm nóng môi trường xung quanh.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Khi ngừng đun nóng, phản ứng (2) dừng lại còn phản ứng (1) tiếp tục xảy ra

    Khi nghiên cứu các phản ứng

    (1) C(s) + O2(g) → CO2(s)

    (2) CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g)

    Nhận thấy khi ngừng đun nóng, phản ứng (2) dừng lại còn phản ứng (1) tiếp tục xảy ra, chứng tỏ

    Hướng dẫn:

    Nhận thấy khi ngừng đun nóng, phản ứng (2) dừng lại ⇒ phản ứng (2) là phản ứng thu nhiệt.

    Nhận thấy khi ngừng đun nóng, phản ứng (1) tiếp tục xảy ra ⇒ phản ứng (1) là phản ứng tỏa nhiệt.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Methane (CH4) được sử dụng làm nhiên liệu

    Methane (CH4) được sử dụng làm nhiên liệu, nguyên nhân chính là do methane

    Hướng dẫn:

     

  • Câu 7: Vận dụng
    Thể tích khí H2 thu được

    Cho 11,2 gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng. Thể tích khí H2 thu được ở đkc là

    Hướng dẫn:

    nFe = 0,2 mol

    Xét quá trình cho e:

    0Fe → Fe+2 + 2e

    Xét quá trình nhận e:

    2H+1 + 2e → H02

    Áp dụng bảo toàn electron

    ne nhận = ne cho

    ⇒ 2.nFe = 2.nH2 ⇒ nH2 = 0,2 mol

    ⇒ VH2 = 0,2.24,79 = 4,958 L

  • Câu 8: Vận dụng
    Xác định kim loại M

    Cho 4,68 g kim loại M (hóa trị n) tác dụng với dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư) thu được 6,4454 L khí SO2 (đkc). Kim loại M là:

    Hướng dẫn:

     nSO2 = 6,4454 : 24,79 = 0,26 mol

    Sơ đồ phản ứng:

    \overset0{\mathrm M}\;+\;{\mathrm H}_2\overset{+6}{\mathrm S}{\mathrm O}_4\;ightarrow\;{\overset{+n}{\mathrm M}}_2{({\mathrm{SO}}_4)}_{\mathrm n}\;+\;\overset{+4}{\mathrm S}{\mathrm O}_2\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O

    Quá trình trao đổi electron

     \left.1\timesight|2\mathrm M^0\;ightarrow\;2\mathrm M^{+\mathrm n}+2\mathrm{ne}\\

    \left.\times night|\;\overset{+6}S+2eightarrow\overset{+4}S

    Phương trình phản ứng: 2M + 2nH2SO4 → M2(SO4)n + nSO2 + 2nH2O

    Theo phương trình phản ứng ta có:

    n_M\hspace{0.278em}=\frac{\hspace{0.278em}2.\hspace{0.278em}n_{SO_2}}n=\frac{2.0,26}{\hspace{0.278em}n}=\frac{\hspace{0.278em}0,52}{\hspace{0.278em}n}\hspace{0.278em}mol

    \;\;\Rightarrow\;M_M\;=\frac{4,68}{0,52}\;n\;=\;9\;n

    Lập bảng xét giá trị ta có:

    n123
    M91827
  • Câu 9: Thông hiểu
    Phát biểu không đúng

    Để hàn nhanh đường ray tàu hỏa bị hỏng, người ta dùng hỗn hợp tecmit để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm sau:

    Al + Fe2O3 → Al2O3 + Fe.

    Phát biểu nào sau đây sai?

    Hướng dẫn:

    Xác định sự thay đổi số oxi hóa

    \overset0{Al\;}+\;{\overset{+3}{Fe}}_2O_3\;ightarrow\;{\overset{+3}{Al}}_2O_3\;+\;\overset0{Fe}

    Quá trình oxi hóa : 1x

    Quá trình khử:       2x

    Al0 → Al+3 + 3e

    2Fe+3 + 2.3e → 2Fe0

    Chất khử: Al

    Chất oxi hóa là Fe2O3

    2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe.

    Tỉ lệ giữa chất bị khử: chất bị oxi hóa là 1:2.

  • Câu 10: Nhận biết
    Số oxi hóa đơn chất kim loại

    Số oxi hóa của đơn chất kim loại là:

    Hướng dẫn:

     Trong đơn chất, số oxi hóa của nguyên tử bằng 0.

    ⇒ Số oxi hóa của đơn chất kim loại là 0

  • Câu 11: Thông hiểu
    Xác định loại phản ứng

    Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng:

    C4H9OH(g) + 6O2(g) ightarrow CO2(g) + 5H2O(g)   \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = -134 kJ. Phản ứng trên là phản ứng:

    Hướng dẫn:

     Phản ứng có \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = -134 kJ < 0 \Rightarrow Phản ứng tỏa nhiệt

  • Câu 12: Nhận biết
    Sulfur trong hợp chất có số oxi hoá là +4

    Sulfur trong hợp chất nào sau đây có số oxi hoá là +4?

    Hướng dẫn:

    H_2\overset{-2}S, \overset{+6}SO_3, Na_2\overset{+6}SO_4,\;Ba\overset{+4}SO_3.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Chọn nhận xét đúng

    Cho thanh zinc vào ống nghiệm chứa 2 ml HCl, zinc phản ứng với HCl theo phương trình hoá học sau: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2. Nhận xét nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Phản ứng:

    \overset0{Zn}\;+\;2\overset{+1}H{\overset{-1}{Cl}\;}ightarrow\;\overset{+2}{Zn}Cl_2\;+\;{\overset0H}_2

    Zn nhường electron nên là chất khử.

    Ion H+ nhận electron nên là chất oxi hoá.

    Quá trình oxi hoá: 2\overset{+1}H\;+\;2e\;ightarrow\;{\overset0H}_2.

    Quá trình khử: \overset0{Zn}ightarrow\overset{+2}{Zn}\;+\;2e.

  • Câu 14: Nhận biết
    Phản ứng oxi hoá – khử

    Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hoá – khử?

    Hướng dẫn:

    Phản ứng tự oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của ít nhất một nguyên tố hóa học.

    Phản ứng sau là phản ứng oxi hóa khử

     \;3\overset{+4}{\mathrm N}{\overset{-2}{\mathrm O}}_2\;+\;{\overset{+1}{\mathrm H}}_2\overset{-2}{\mathrm O}\;ightarrow\;2\overset{+1}{\mathrm H}\overset{+5}{\mathrm N}{\overset{-2}{\mathrm O}}_3\;+\;\overset{-2}{\mathrm N}\overset{-2}{\mathrm O}

  • Câu 15: Nhận biết
    Xác định giá trị

    Cho phản ứng sau đây là phản ứng thu nhiệt:

     CH4 (g) + H2O (l) → CO (g) + 3H2 (g

    Giá trị \operatorname\Delta_rH_{298}^0 nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Vì phản ứng thu nhiệt nên \operatorname\Delta_rH_{298}^0 > 0 ⇒ \operatorname\Delta_rH_{298}^0 = 250 kJ.

  • Câu 16: Nhận biết
    Nguyên tử carbon vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hoá

    Nguyên tử carbon trong trường hợp nào sau đây vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hoá khi tham gia phản ứng hoá học?

    Hướng dẫn:

    Trong đơn chất C, nguyên tử carbon có số oxi hóa là 0, đây là số oxi hóa trung gian của carbon, do đó trong đơn chất C, nguyên tử carbon vừa có khả năng thể hiện tính oxi hoá, vừa có khả năng thể hiện tính khử. 

  • Câu 17: Vận dụng
    Tính nhiệt tạo thành H2S

    Ở điều kiện chuẩn, nhiệt lượng tỏa ra của phản ứng sau là 1035,88 kJ

    2H2S(g) + 3O2(g) → 2SO2(g) + 2H2O(g)

    Tính ΔfHo298 của H2S? Cho biết nhiệt tạo thành của các chất là

    Chất

    O2(g)

    SO2(g)

    H2O(g)

    (kJ/mol)

    0

    -296,8

    -241,8

    Hướng dẫn:

    Phản ứng

    2H2S(g) + 3O2(g) → 2SO2(g) + 2H2O(g)

    Tỏa nhiệt nên ΔrHo298 = - 1035,88 kJ

    Đặt nhiệt tạo thành của H2S là x ta có:

    ΔrHo298 = ΣΔfHo298 (sp) - ΣΔfHo298 (cđ) = -1035,88

    ⇔ 2.(-296,8) + 2.(-241,8) – 2.x - 3.0 = - 1035,88

    → x = - 20,66 kJ

  • Câu 18: Thông hiểu
    Hệ số cân bằng

    Cho phương trình hóa học: Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + SO2 + H2O. Hệ số cân bằng (là số nguyên, tối giản) của các chất trong sản phẩm lần lượt là

    Hướng dẫn:

    Xác định số oxi hoá của những nguyên tố thay đổi số oxi hoá

    \overset0{\mathrm{Al}}+\;{\mathrm H}_2\overset{+6}{\mathrm S}{\mathrm O}_4\;ightarrow\;{\overset{+3}{\mathrm{Al}}}_2{({\mathrm{SO}}_4)}_3\;+\;\overset{+4}{\mathrm S}{\mathrm O}_2\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O

    Quá trình oxi hoá và quá trình khử

    2x

    3x

    Al0 → Al+3 +3e

    S+6 + 2e → S+4

    Đặt hệ số của chất oxi hoá và chất khử vào sơ đồ phản ứng và kiểm tra lại ta được phương trình cân bằng

    2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

    Hệ số cân bằng (là số nguyên, tối giản) của các chất trong sản phẩm lần lượt là: 1 : 3 : 6

  • Câu 19: Nhận biết
    Đơn chất có biến thiên enthalpy chuẩn khác 0

    Cho các chất sau, chất nào có \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} ≠0?

    Hướng dẫn:

    Đơn chất không bền Fe (l) có \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} ≠0.

  • Câu 20: Thông hiểu
    Enthalpy tạo thành chuẩn của H2O

    Cho phản ứng sau:

    2H2(g) + O2(g) → 2H2O(g) \bigtriangleup_rH_{298}^0=-483,64kJ

    Enthalpy tạo thành chuẩn của H2O(g) là

    Hướng dẫn:

    Enthalpy tạo thành chuẩn của H2O(g) là – 241,82 kJ/ mol

  • Câu 21: Vận dụng
    Tính thể tích O2

    Đốt 6 gam bột Mg trong bình kín chứa V lít O2 thu được chất rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl dư thu được 2,479 lít H2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các chất khí đo ở điều kiện chuẩn (1bar, 25oC). Tính V?

    Hướng dẫn:

    nH2 = 2,479 : 24,79 = 0,1 mol

    nMg = 6 : 24 = 0,25 mol

    Đặt số mol của O2 là a mol

    Quá trình trao đổi electron

    Mg0 → Mg2+ + 2e

    0,25 → 0,5  

    O2 + 4e → 2 O2-

    a → 4a

     

    2H+ + 2e → H2

    0,2 ← 0,1

    Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có

    4a + 0,2 = 0,5 → a = 0,075 mol

    Thể tích O2 tham gia phản ứng là:

    V = 0,075.24,79 = 1,85925 (lít)

  • Câu 22: Vận dụng
    Tính biến thiên enthalpy chuẩn

    Cho năng lượng liên kết của một số liên kết như sau:

    Liên kếtH-HC-HC-CC≡C
    Eb(kJ/mol)432413347839

    Tính biến thiên enthalpy chuẩn của các phản ứng:

    H3C-C≡CH (g) + 2H2(g) → CH3-CH2-CH3 (g)

    Hướng dẫn:

    Phản ứng:

    H3C-C≡CH(g) + 2H2(g) → CH3-CH2-CH3 (g)

    \triangle\mathrm{rH}_{298}^0=({\mathrm E}_{\mathrm{bC}-\mathrm C}+{\mathrm E}_{\mathrm{bC}\equiv\mathrm C}+4{\mathrm E}_{\mathrm{bC}-\mathrm H}+2{\mathrm E}_{\mathrm{bH}-\mathrm H})-(2{\mathrm E}_{\mathrm{bC}-\mathrm C}+8{\mathrm E}_{\mathrm{bC}-\mathrm H})

    \bigtriangleup_{\mathrm r}\text{H}_{298}^0=(347+839+4.413+2.432)-(2.347+8.413)=-296\;\mathrm{kJ}

  • Câu 23: Nhận biết
    Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường

    Phản ứng nào sau đây có thể tự xảy ra ở điều kiện thường?

    Hướng dẫn:

    Phản ứng giữa Mg và dung dịch H2SO4 loãng xảy ra ở nhiệt độ thường

    Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

  • Câu 24: Nhận biết
    Số lượng mỗi loại liên kết trong phân tử CH3OH

    Số lượng mỗi loại liên kết có trong phân tử CH3OH là

    Hướng dẫn:

     Công thức cấu tạo của CH3OH:

     

    3 liên kết C – H, 1 liên kết C – O và 1 liên kết O – H

  • Câu 25: Vận dụng
    Tính năng lượng liên kết của N-H trong ammonia

    Phản ứng tổng hợp ammonia:

    N2(g) + 3H2(g) ightarrow 2NH3(g)          \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = -92 kJ

    Biết năng lượng liên kết (kJ/mol) của N\equivN và H-H lần lượt là 946 và 436. Năng lượng liên kết của N-H trong ammonia là

    Hướng dẫn:

     Ta có:

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = Eb(N\equivN) + 3Eb(H-H) - 2.3.Eb(N-H)

    \Rightarrow -92 = 946 + 3.436 - 2.3.Eb(N-H)

    \Rightarrow Eb(N-H) = 391 kJ/mol

  • Câu 26: Thông hiểu
    Phản ứng nào tỏa nhiều nhiệt nhất

    Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào tỏa nhiều nhiệt nhất?

    Hướng dẫn:

    Phản ứng tỏa nhiều nhiệt nhất là:

    2Al (s) + \frac32O2 (g) → Al2O3 (s) \operatorname\Delta_rH_{298}^0=-1675,7\hspace{0.278em}kJ

  • Câu 27: Thông hiểu
    Phương trình nhiệt hóa học được biểu diễn

    Phản ứng giữa 2 mol khí hydrogen và 1 mol khí oxygen tạo thành 2 mol H2O lỏng, giải phóng nhiệt lượng 571,68 kJ. Phương trình nhiệt hóa học được biểu diễn là

    Hướng dẫn:

    Phản ứng giữa 2 mol khí hydrogen và 1 mol khí oxygen tạo thành 2 mol H2O lỏng, giải phóng nhiệt lượng 571,68 kJ ⇒ Phương trình nhiệt hóa học được biểu diễn là

    2H_2\;(g)\;+\;O_2\;(g)\;\xrightarrow{t^o}2H_2O\;(l);\;\operatorname\Delta_rH_{298}^0=–571,68\;kJ.

  • Câu 28: Nhận biết
    Công thức tính biến thiên enthalpy của phản ứng

    Cho phản ứng sau: CH4 (g) + 2O2 (g) → CO2 (g) + 2H2O (g). Công thức tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo nhiệt tạo thành chuẩn của các chất là 

    Hướng dẫn:

    Phản ứng: CH4 (g) + 2O2 (g) → CO2 (g) + 2H2O (g)

    Biến thiên enthalpy của phản ứng tính theo nhiệt tạo thành chuẩn:

    \Delta_rH_{298}^0\;=\;\sum\Delta_fH_{298}^0\;(sp)\;-\;\sum\Delta_fH_{298}^0\;(cđ)

    \operatorname\Delta_rH_{298}^0=\operatorname\Delta_fH_{298}^0(CO_2(g))+\triangle_fH_{298}^0(H_2O(g))\times2-\operatorname\Delta_fH_{298}^0(CH_4(g))-\operatorname\Delta_fH_{298}^0(O_2(g))\times2

  • Câu 29: Vận dụng cao
    Tính số điện

    Một hộ gia đình mua than đá làm nhiên liệu đun nấu và trung bình mỗi ngày dùng hết 1,60 kg
    than. Giả thiết loại than đá trên chứa 90% carbon về khối lượng, còn lại là các tạp chất trơ.

    Cho phản ứng: C (s) + O2 (g) \xrightarrow{t^o} CO2 (g) \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0=-393,5\mathrm{kJ}/\mathrm{mol}

    Nhiệt lượng cung cấp cho hộ gia đình từ quá trình đốt than trong một ngày tương đương bao nhiêu số điện? Biết rằng 1 số điện = 1 kWh = 3600 kJ. Nguyên tử khối của carbon là 12.

    Hướng dẫn:

     Khối lượng carbon trong than đá là:

    m_{C\;}=1,6.\;\frac{90}{100}.1000\;=\;1440\;gam

    \Rightarrow\;{\mathrm n}_{\mathrm C}\;=\frac{1440}{12}=120\;\mathrm{mol}

    Nhiệt tỏa ra khi đốt 1,6 kg than đá = 120.393,5 = 47 220 kJ 

    \mathrm{Số}\;\mathrm{điện}\;=\;\frac{47220}{3600}=13,12\;(\mathrm{số}\;\mathrm{điện})

  • Câu 30: Nhận biết
    Các electron di chuyển tập trung

    Trong phân tử, khi các electron di chuyển tập trung về một phía bất kì của phân tử sẽ hình thành nên các

    Hướng dẫn:

    Trong phân tử, khi các electron di chuyển tập trung về một phía bất kì của phân tử sẽ hình thành nên các lưỡng cực tạm thời.  

  • Câu 31: Nhận biết
    Số oxi hóa của Fe trong FexOy

    Số oxi hóa của Fe trong FexOy là:

    Hướng dẫn:

    Số oxi hóa của O là -2, gọi số oxi hóa của Fe là a, ta có:

    x.a + y.(-2) = 0 ⇒ a = +\frac{2\mathrm y}{\mathrm x}.

  • Câu 32: Nhận biết
    Chọn phát biểu không đúng phản ứng tỏa nhiệt

    Chọn ý không đúng khi nói về phản ứng tỏa nhiệt

    Hướng dẫn:

    Phản ứng tỏa nhiệt làm tăng nhiệt độ môi trường sau phản ứng.

    Phản ứng tỏa nhiệt có thể xảy ra tự phát.

    Một số phản ứng tỏa nhiệt cần khơi mào để phản ứng xảy ra.

    Phản ứng tỏa nhiệt thường xảy ra nhanh mãnh liệt hơn phản ứng thu nhiệt.

  • Câu 33: Thông hiểu
    Tìm phát biểu đúng

    Có các phản ứng hóa học sau:

    (1) 2Na(s) + \frac12O2(g) ightarrow Na2O(s)        \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = -417,98 kJ

    (2) \frac12H2(g) + \frac12I2(r) ightarrow HI(g)                \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = 26,48 kJ

    Phát biểu nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

     Phản ứng tỏa nhiệt (\triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0< 0) thường diễn ra thuận lợi hơn các phản ứng thu nhiệt ( \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 > 0).

    Phản ứng (1) là phản ứng tỏa nhiệt; phản ứng (2) là phản ứng thu nhiệt \Rightarrow phản ứng (1) diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều so với phản ứng (2).

    Ở điều kiện chuẩn, phản ứng (2) chỉ xảy ra khi được đốt nóng (cung cấp nhiệt); dừng đốt nóng, phản ứng (2) sẽ dừng lại.

  • Câu 34: Vận dụng
    Xác định kim loại R

    Cho 2,88 g kim loại R (hóa trị n) tác dụng với dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư) thu được 2,9748 L SO2 (điều kiện chuẩn). Kim loại R là

    Hướng dẫn:

     nSO2 = 2,9748:24,79 = 0,12 mol

    Ta có:

    M → M+n + ne

    \frac{2,88}{M_R} →    n.\frac{2,88}{M_R}

    S+6 + 2e → S+4

    0,12→ 0,12.2

    Áp dụng định luật bảo tòan e ta có:

    n.\frac{2,88}{M_R}=2.0,12\hspace{0.278em}

    ⇒ MR = 12n

    Vì R là kim loại, n là số oxi hoá của R ⇒ n = 1,2,3

    Xét bảng sau:

    n

    1

    2

    3

    MR

    12 (Loại

    24 (Mg)

    36 (Loại)

    Vậy kim loại R là Mg.

  • Câu 35: Vận dụng
    Biến thiên enthalpy của phản ứng

    Cho giá trị trung bình của các năng lượng liên kết ở điều kiện chuẩn:

    Liên kết

    C–H

    C–C

    C=C

    E b (kJ/mol)

    418

    346

    612

    Biến thiên enthalpy của phản ứng: C3H8 (g) → CH4 (g) + C2H4 (g) có giá trị là

    Hướng dẫn:

    Phản ứng:

    ∑Eb(cđ)=2.Eb(C – C) + 8.Eb(C – H) = 2.346 + 8.418 = 4036 kJ

    ∑Eb(sp)=1.Eb(C = C) + 8.Eb(C – H) = 1.612 + 8.418 = 3956 kJ

    \operatorname\Delta_rH_{298}^0=∑Eb(cd)−∑Eb(sp) = 4036 – 3956 = 80 kJ

  • Câu 36: Thông hiểu
    Chất đóng vai trò chất oxi hoá

    Dẫn khí H2 đi qua ống sứ đựng bột CuO nung nóng để thực hiện phản ứng hóa học sau:

    CuO + H2 \xrightarrow{t^o} Cu + H2O

    Trong phản ứng trên, chất đóng vai trò chất oxi hoá là

    Hướng dẫn:

    Chất khử là chất nhường electron (số oxi hóa tăng).

    Chất oxi hóa là chất nhận electron (số oxi hóa giảm).

    Xét sự thay đổi số oxi hóa

    \overset{+2}{Cu}\overset0O\;+\;{\overset0H}_2\;\xrightarrow{t^o}\;\overset0{Cu}\;+\;{\overset{+1}H}_2\overset{-2}O

    H2 là chất khử

    CuO là chất oxi hóa.

  • Câu 37: Nhận biết
    Xác định quá trình trao đổi e

    Cho quá trình  Mn+7 + 5e → Mn+2, đây là quá trình

    Hướng dẫn:

    Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) là quá trình nhường electron.

    Quá trình khử (sự khử) là quá trình thu electron.

    Quá trình Mn+7 + 5e → Mn+2 là quá trình khử

  • Câu 38: Thông hiểu
    Số phản ứng thu nhiệt

    Cho các phản ứng sau:

    (a) Nến cháy trong không khí.

    (b) Đốt cháy cồn cháy trong không khí.

    (c)  Phản ứng nung vôi .

    (d) Nước lỏng bay hơi.

    Số phản ứng thu nhiệt là

    Hướng dẫn:

    a) Nến cháy trong không khí là phản ứng tỏa nhiệt

    b) Đốt cháy cồn cháy trong không khí là phản ứng tỏa nhiệt

    C2H5OH + O2 → CO2 + H2O

    ⇒ Phản ứng chỉ cần cung cấp nhiệt vào thời điểm ban đầu và có tỏa nhiệt trong quá trình phản ứng ⇒ Phản ứng tỏa nhiệt.

    c) Phản ứng nung vôi là phản ứng thu nhiệt

    d) Nước lỏng bay hơi là phản ứng thu nhiệt

  • Câu 39: Vận dụng cao
    Thành phần phần trăm khối lượng Al

    Hòa tan hết 7,44 gam hỗn hợp Al, Mg trong thể tích vừa đủ là 500 mL dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch A và 3,4706 L (đkc) hỗn hợp hai khí đẳng mol có khối lượng 5,18 gam, trong đó có một khí bị hóa nâu trong không khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của kim loại Al trong hỗn hợp là:

    Hướng dẫn:

     nhỗn hợp khí = 3,4706 : 24,79 = 0,14

    Khối lượng trung bình của hỗn hợp khí là:

    \overline{M_{hh\;khí}}=\frac{5,18}{0,14}=37

    Có 1 khí không màu hóa nâu trong không khí → khí NO ⇒ Khí còn lại là NO2

    ⇒ nNO = nNO2 = 0,14:2 = 0,07 mol

    Gọi số mol Al, Mg trong hỗn hợp lần lượt là x, y

    mhỗn hợp = 27x + 24y = 7,44 (g) (1)

    Al  → Al3+ + 3e

    x            →  3x mol 

    Mg  → Mg2+ + 2e

    y               →  2x mol

    N+5 + 3e → N+2 (NO)

             0,21  ←  0,07

    2N+5 + 8e → 2N+1 (N2O)

                   0,56 ← 0,07

    Theo định luật bảo toàn e

     3x + 2y = 0,21 + 0,56 = 0,77 (2)

    Giải hệ phương trình (1) và (2) giải hệ phương trình ta được:

    → x = 0,2; y = 0,085

    ⇒ mAl = 0,2.27 = 5,4 gam

    %mAl = 5,4 : 7,44 .100% = 72,58%

  • Câu 40: Nhận biết
    Enthalpy tạo thành chuẩn

    Enthalpy tạo thành chuẩn của các đơn chất bền bằng

    Hướng dẫn:

    Enthalpy tạo thành chuẩn của các đơn chất bền bằng 0 kJ/ mol.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (38%):
    2/3
  • Thông hiểu (35%):
    2/3
  • Vận dụng (22%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo