Luyện tập Cách tính xác suất của biến cố bằng tỉ số

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Tính xác suất bằng tỉ số

    Các vé được đánh số từ 1 đến 20 được xáo trộn lên và sau đó rút ngẫu nhiên một vẽ. Xác suất để tấm vé rút được có số là bội của 3 hoặc 5 bằng:

    Hướng dẫn:

    Số kết quả có thể xảy ra là: 20

    Những số là bội của 3 hoặc 5 là: 3; 6; 9; 12; 15; 18; 5; 10; 20

    => Số kết quả thuận lợi cho biến cố “Tấm vé rút được có số là bội của 3 hoặc 5” là 9

    => Xác suất để tấm vé rút được có số là bội của 3 hoặc 5 bằng \frac{9}{20}

  • Câu 2: Thông hiểu
    Tìm số liệu còn thiếu

    Tìm số kết quả thuận lợi cho biến cố còn thiếu trong bảng ghi kết quả sau:

    Số

    Số kết quả thuận lợi

    Xác suất của biến cố

    1

    16

    0,2

    2

    ?

    0,45

    3

    20

    0,35

    Hướng dẫn:

    Từ bảng số liệu ta có:

    Số kết quả thuận lợi của biến cố 1 là: 16

    Xác suất của biến cố 1 là 0,2

    => Số kết quả có thể là: 16 : 0,2 = 80

    Vậy số kết quả thuận lợi cho biến cố 2 là: 80 – 16 – 20 = 36

  • Câu 3: Vận dụng
    Tính số kết quả thuận lợi

    Một túi chứa những viên bi có màu khác nhau. Chọn ngẫu nhiên một viên vi rồi đặt lại vào túi. Thực hiện thao tác 240 lần ta thu được kết quả ghi trong bảng sau:

    Màu

    Đỏ

    Vàng

    Xanh

    Đen

    Xác suất của biến cố

    0,4

    0,25

    0,15

    x

    Hỏi số kết quả thuận lợi cho biến cố “Lấy được viên bi màu đen” bằng bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Vì các biến cố loại trừ lẫn nhau nên tổng xác suất bằng 1

    Nghĩa là

    0, 4 + 0,25 + 0,15 + x = 1

    => x = 0,2

    => Số kết quả thuận lợi cho biến cố “Lấy được viên bi màu đen” là: 240 . 0,2 = 48

  • Câu 4: Nhận biết
    Tính xác suất của biến cố

    Có 12 gói muối mỗi gói có nhãn dán 2kg nhưng thực tế trọng lượng của các gói muối được ghi lại như sau (tính bằng kg):

    1,95; 2,02; 2,06; 1,98; 2,03; 1,97; 2,04; 1,99; 1,985; 2,025; 2,00 và 1,98

    Chọn ngẫu nhiên một gói muối trong số đó. Khả năng gói muối được chọn có khối lượng hơn 2kg là bao nhiêu?

    Kết quả: 5/12

    (Kết quả ghi dưới dạng phân số tối giản a/b)

    Đáp án là:

    Có 12 gói muối mỗi gói có nhãn dán 2kg nhưng thực tế trọng lượng của các gói muối được ghi lại như sau (tính bằng kg):

    1,95; 2,02; 2,06; 1,98; 2,03; 1,97; 2,04; 1,99; 1,985; 2,025; 2,00 và 1,98

    Chọn ngẫu nhiên một gói muối trong số đó. Khả năng gói muối được chọn có khối lượng hơn 2kg là bao nhiêu?

    Kết quả: 5/12

    (Kết quả ghi dưới dạng phân số tối giản a/b)

     Tổng số kết quả có thể là 12

    Số kết quả thuận lợi cho biến cố “Gói muối được chọn có khối lượng hơn 2kg” là: 5

    => Xác suất của biến cố “Gói muối được chọn có khối lượng hơn 2kg” là: 5/12

  • Câu 5: Thông hiểu
    Điền đáp án vào ô trống

    Một lọ chứa 65 viên sỏi, 27 đồng xu, 30 viên bi và 18 viên đá hồng. lấy ngẫu nhiên một thứ trong lọ. Xác suất để lấy được một vật là viên sỏi hoặc viên bi là: 19/28

    (Kết quả ghi dưới dạng phân số tối giản a/b)

    Đáp án là:

    Một lọ chứa 65 viên sỏi, 27 đồng xu, 30 viên bi và 18 viên đá hồng. lấy ngẫu nhiên một thứ trong lọ. Xác suất để lấy được một vật là viên sỏi hoặc viên bi là: 19/28

    (Kết quả ghi dưới dạng phân số tối giản a/b)

    Số kết quả có thể xảy ra là 65 + 27 + 30 + 18 = 140

    Trong lọ có 65 viên sỏi và 30 viên bi

    => Số kết quả thuận lợi cho biến cố lấy được một vật là viên sỏi hoặc viên bi là 65 + 30 = 95

    => Xác suất của biến cố “lấy được một vật là viên sỏi hoặc viên bi” là: \frac{95}{140} =\frac{19}{28}

  • Câu 6: Thông hiểu
    Điền đáp án vào chỗ trống

    Một lọ chứa 65 viên sỏi, 27 đồng xu, 30 viên bi và 18 viên đá hồng. lấy ngẫu nhiên một thứ trong lọ. Xác suất để lấy được một vật không phải viên bi là: 11/14

    (Kết quả ghi dưới dạng phân số tối giản a/b)

    Đáp án là:

    Một lọ chứa 65 viên sỏi, 27 đồng xu, 30 viên bi và 18 viên đá hồng. lấy ngẫu nhiên một thứ trong lọ. Xác suất để lấy được một vật không phải viên bi là: 11/14

    (Kết quả ghi dưới dạng phân số tối giản a/b)

    Số kết quả có thể xảy ra là 65 + 27 + 30 + 18 = 140

    Trong lọ có 30 viên bi

    => Số kết quả thuận lợi cho biến cố lấy được một vật không phải viên bi là 140 – 30 = 110

    => Xác suất của biến cố “lấy được một vật không phải viên bi” là: \frac{110}{140} = \frac{11}{14}

  • Câu 7: Vận dụng
    Điền kết quả vào chỗ trống

    Một chiếc thùng chứa 90 chiếc đĩa được đánh số từ 1 đến 90. Nếu lấy ngẫu nhiên một chiếc đĩa trong thùng. Xác suất để số được ghi trên chiếc đĩa được chọn là:

    a) Số có hai chữ số: 0,9

    b) Số chính phương: 0,1

    c) Số chia hết cho 5: 0,2

    (Kết quả ghi dưới dạng số thập phân)

    Đáp án là:

    Một chiếc thùng chứa 90 chiếc đĩa được đánh số từ 1 đến 90. Nếu lấy ngẫu nhiên một chiếc đĩa trong thùng. Xác suất để số được ghi trên chiếc đĩa được chọn là:

    a) Số có hai chữ số: 0,9

    b) Số chính phương: 0,1

    c) Số chia hết cho 5: 0,2

    (Kết quả ghi dưới dạng số thập phân)

    Số kết quả có thể là 90

    a) Vì từ 1 đến 9 có 1 chữ số nên tổng các số có hai chữ số là 90 – 9 = 81 số

    => Số kết quả thuận lợi cho biến số “Số được ghi trên đĩa có hai chữ số” là: 81

    => Xác suất thuận lợi cho biến cố “Số được ghi trên đĩa có hai chữ số” là: \frac{{81}}{{90}} = \frac{9}{{10}} = 0,9

    b) Các số chính phương là: 1; 4; 9; 16; 25; 36; 49; 64; 81

    => Số kết quả thuận lợi cho biến cố “Số được ghi trên đĩa là số chính phương” là 9

    => Xác suất thuận lợi cho biến cố “Số được ghi trên đĩa là số chính phương” là: \frac{9}{{90}} = \frac{1}{{10}} = 0,1

    c) Các số chia hết cho 5 là: 5; 10; 15; 20; 25; 30; 35; 40; 45; 50; 55; 60; 65; 70; 75; 80; 85; 90

    => Số các kết quả thuận lợi cho biến cố “Số được ghi trên đĩa là số chia hết cho 5” là: 18

    => Xác suất của biến cố “Số được ghi trên đĩa là số chia hết cho 5” là: \frac{{18}}{{90}} = \frac{1}{5} = 0,2

  • Câu 8: Thông hiểu
    Hoàn thành bảng số liệu

    Quay một vòng quay như hình vẽ:

    Hoàn thành bảng sau:

    Màu

    Số kết quả thuận lợi

    Xác suất

    Đỏ

    30

    0,25

    Xanh

    36

    0,3

    vàng

    54

    0,45

    Đáp án là:

    Quay một vòng quay như hình vẽ:

    Hoàn thành bảng sau:

    Màu

    Số kết quả thuận lợi

    Xác suất

    Đỏ

    30

    0,25

    Xanh

    36

    0,3

    vàng

    54

    0,45

    Từ bảng giá trị ta biết:

    Số kết quả thuận lợi cho biến cố quay vào màu xanh là 36

    Xác suất cho biến cố quay vào màu xanh là 0,3

    => Số kết quả có thể là: 36:0,3 =120

    => Số kết quả thuận lợi cho biến cố quay vào màu đỏ là 120.0,25 = 30

    => Số kết quả thuận lợi cho biến cố quay vào màu vàng là 120 – 36 – 30 = 54

    => Xác suất của biến cố quay vào màu vàng là \frac{54}{120} = 0,45

    Hoàn thành bảng như sau:

    Màu

    Số kết quả thuận lợi

    Xác suất

    Đỏ

    30

    0,25

    Xanh

    36

    0,3

    vàng

    54

    0,45

  • Câu 9: Nhận biết
    Tính xác suất của biến cố

    Một lọ chứa 65 viên sỏi, 27 đồng xu, 30 viên bi và 18 viên đá hồng. Lấy ngẫu nhiên một thứ trong lọ. Tính xác suất để lấy được một viên sỏi?

    Hướng dẫn:

    Số kết quả có thể xảy ra là 65 + 27 + 30 + 18 = 140

    Trong lọ có 65 viên sỏi

    => Số kết quả thuận lợi cho biến cố lấy được một viên sỏi là 65

    => Xác suất của biến cố “lấy được một viên sỏi” là: \frac{65}{140} = \frac{13}{28}

  • Câu 10: Thông hiểu
    Chọn đáp án chính xác

    Một vòng quay chia thành 3 phần có màu khác nhau. Kết quả quay được ghi lại trong bảng sau:

    Màu

    Số lần xuất hiện

    Xanh

    44

    Đỏ

    38

    Đen

    46

    Tính xác suất cho sự xuất hiện của từng màu khi quay?

    Hướng dẫn:

    Số kết quả có thể xảy ra là: 44 + 38 + 46 = 128

    Ta có:

    Màu

    Số lần xuất hiện

    Xác suất

    Xanh

    44

    44/128 = 0,34

    Đỏ

    38

    38/128 = 0,30

    Đen

    46

    46/128 = 0,36

  • Câu 11: Thông hiểu
    Điền đáp án vào chỗ trống

    Một con xúc xắc cân đối và đồng chất được tung 300 lần. Xác suất của biến cố “Mặt xuất hiện là số chẵn” bằng \frac{27}{50} . Hỏi số kết quả thuận lợi của biến cố “Mặt xuất hiện là số lẻ” bằng bao nhiêu?

    Kết quả: 138

    Đáp án là:

    Một con xúc xắc cân đối và đồng chất được tung 300 lần. Xác suất của biến cố “Mặt xuất hiện là số chẵn” bằng \frac{27}{50} . Hỏi số kết quả thuận lợi của biến cố “Mặt xuất hiện là số lẻ” bằng bao nhiêu?

    Kết quả: 138

     Số kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện là số chẵn” bằng 300.\frac{27}{50} = 162

    => Số kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện là một số lẻ” bằng 300 - 162 = 138.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Điền đáp án vào chỗ trống

    Tung một con xúc xắc cân đối và đồng chất. Xác suất của biến cố “mặt xuất hiện có số chấm lớn hơn 2” là: 2/3

    (Kết quả tối giản được viết dưới dạng a/b)

    Đáp án là:

    Tung một con xúc xắc cân đối và đồng chất. Xác suất của biến cố “mặt xuất hiện có số chấm lớn hơn 2” là: 2/3

    (Kết quả tối giản được viết dưới dạng a/b)

    Có 6 kết quả có thể xảy ra là: 1; 2; 3; 4; 5; 6.

    Có 4 số lớn hơn 2 là: 3; 4; 5; 6

    => Xác suất của biến cố “mặt xuất hiện có số chấm lớn hơn 2” là: \frac{4}{6} = \frac{2}{3}

  • Câu 13: Thông hiểu
    Điền đáp án vào chỗ trống

    Cho một vòng quay chia thành 5 phần bằng nhau và được đánh số 2; 5; 8; 10 và 11.

    Từ một lần quay, xác suất mà kết quả quay cho

    a) số 8 là: 1/5

    b) một số nguyên tố là: 3/5

    c) một số nguyên tố lẻ là: 2/5

    d) một số khác số 5 là: 4/5

    (Kết quả ghi dưới dạng phân số tối giản a/b)

    Đáp án là:

    Cho một vòng quay chia thành 5 phần bằng nhau và được đánh số 2; 5; 8; 10 và 11.

    Từ một lần quay, xác suất mà kết quả quay cho

    a) số 8 là: 1/5

    b) một số nguyên tố là: 3/5

    c) một số nguyên tố lẻ là: 2/5

    d) một số khác số 5 là: 4/5

    (Kết quả ghi dưới dạng phân số tối giản a/b)

    Khi quay con quay một lần thì số kết quả có thể là: 5

    Số kết quả thuận lợi cho biến cố “Mũi tên quay vào số 8” là 1

    => Xác suất thuận lợi cho kết quả cho số 8 là: \frac{1}{5}

    Các số nguyên tố có trong vòng quay là: 2; 5; 11

    Số kết quả thuận lợi cho biến cố “mũi tên quay vào số nguyên tố” là: 3

    => Xác suất thuận lợi cho kết quả cho số nguyên tố là: \frac{3}{5}

    Các số nguyên tố lẻ trong vòng quay là 5; 11

    Số kết quả thuận lợi cho biến cố “mũi tên quay vào số nguyên tố lẻ” là: 2

    => Xác suất thuận lợi cho kết quả cho số nguyên tố lẻ là: \frac{2}{5}

    Các số khác 5 trong vòng quay là 2; 8; 10; 11

    Số kết quả thuận lợi cho biến cố “mũi tên quay vào số nguyên tố lẻ” là: 4

    => Xác suất thuận lợi cho kết quả cho số khác 5 là: \frac{4}{5}

  • Câu 14: Thông hiểu
    Tính số kết quả thuận lợi của biến cố

    Lấy ngẫu nhiên một lá bài từ một bộ bài 4000 lần (mỗi lần lấy sẽ tráo lại bộ bài). Kết quả được ghi lại trong bảng sau:

    Lá bài

    Bích

    Tép

    Xác suất của biến cố

    \frac{51}{160} \frac{701}{4000} \frac{33}{125} \frac{121}{500}

    Hỏi số lần rút được lá bài bích và cơ bằng bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    Tổng số kết quả có thể là 4000

    Xác suất của biến cố rút được lá bài bích là: \frac{33}{125}

    => Số kết quả thuận lợi của biến cố rút được lá bài bích là: 4000.\frac{33}{125} = 1056

    Xác suất của biến cố rút được lá bài cơ là: \frac{51}{160}

    => Số kết quả thuận lợi của biến cố rút được lá bài cơ là: 4000.\frac{51}{160} = 1275

    Vậy số lần rút được lá bài bích và cơ là 1275 + 1056 = 2331

    Lá bài

    Bích

    Tép

    Số lần xuất hiện

    1275

    701

    1056

    968

    Xác suất của biến cố

    \frac{51}{160} \frac{701}{4000} \frac{33}{125} \frac{121}{500}

     

  • Câu 15: Thông hiểu
    Tính xác suất của biến cố

    Tung một con xúc xắc cân đối và đồng chất. Tìm xác suất của biến cố “mặt xuất hiện có số chấm nhỏ hơn 3”.

    Hướng dẫn:

    Có 6 kết quả có thể xảy ra là: 1; 2; 3; 4; 5; 6.

    Có hai số nhỏ hơn 3 là 1 và 2

    => Xác suất của biến cố “mặt xuất hiện có số chấm nhỏ hơn 3” là: \frac{2}{6} = \frac{1}{3}

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (13%):
    2/3
  • Thông hiểu (73%):
    2/3
  • Vận dụng (13%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo