Luyện tập Giải bài toán bằng cách lập phương trình KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Tính số quyển vở loại 1

    Có 15 quyển vở gồm hai loại: loại I giá 2000 đồng một quyển, loại II giá 1500 đồng một quyển. Số tiền mua 15 quyển vở là 26000 đồng. Hỏi có mấy quyển vở loại I?

    Hướng dẫn:

    Gọi số vở loại I là x quyển

    Điều kiện: x \in \mathbb{ N}, 0 ≤ x ≤ 15

    Số vở loại II là 15 - x (quyển)

    Số tiền mua vở loại I là 2000x đồng, số tiền mua vở loại II là 1500(15 - x) đồng

    Tổng số tiền mua 15 quyển vở là 26000 đồng nên ta có phương trình:

    2000x + 1500(15 - x) = 26000

    ⇔ 2000x + 22500 - 1500x = 26000

    ⇔ 500x = 3500 ⇔ x = 7 (tm)

    Vậy có 7 quyển vở loại I và 15 - 7 = 8 quyển vở loại II.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Tính chiều dài hình chữ nhật

    Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi 56m. Nếu tăng chiều dài 4m và giảm chiều rộng 2m thì diện tích tăng 8m^2. Chiều dài của hình chữ nhật là:

    Hướng dẫn:

    Nửa chu vi của hình chữ nhật ban đầu là: 56 : 2 = 28 (m)

    Gọi chiều dài hình chữ nhật ban đầu là x(m)

    Điều kiện: 0 < x < 28

    Suy ra chiều rộng hình chữ nhật ban đầu là: 28 - x (m)

    Diện tích hình chữ nhật ban đầu là:

    x.(28 - x) = 28x - x^2 (m^2)

    Tăng chiều dài lên 4m thì chiều dài mới là: x + 4 (m)

    Giản chiều rộng 2m thì chiều rộng mới là:

    28 - x - 2 = 26 - x (m)

    Diện tích hình chữ nhật mới là:

    (x + 4)(26 - x) = 104 + 22x - x^2 (m^2)

    Theo đề bài ta có phương trình:

    28x - x^2 + 8 = 104 + 22x - x^2

    Vậy chiều dài hình chữ nhật là 16m.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Tính quãng đường AB

    Một người đi xe máy từ A đến B với vận tốc 25 km/h. Lúc về người đó đi với vận tốc 30 km/h nên thời gian về ít hơn thời gian đi là 20 phút. Tính quãng đường AB?

    Hướng dẫn:

    Gọi độ dài quãng đường AB là x (km)

    Điều kiện: x > 0

    Thời gian xe đi từ A đến B là \frac{x}{{25}} (giờ)

    Thời gian xe đi từ B đến A là: \frac{x}{{30}} (giờ)

    Thời gian đi từ B đến A ít hơn thời gian đi từ A đến B là 20 phút = \frac{1}{3} (giờ) nên ta có phương trình:

    \begin{matrix}  \dfrac{x}{{25}} - \dfrac{x}{{30}} = \dfrac{1}{3} \hfill \\   \Leftrightarrow \dfrac{x}{{150}} = \dfrac{1}{3} \Leftrightarrow x = 50\left( {tm} ight) \hfill \\ \end{matrix}

    Vậy quãng đường AB dài 50km.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Xác định tổng hai số nguyên liên tiếp

    Tính tổng hai số nguyên liên tiếp, biết rằng 2 lần số nhỏ cộng 3 lần số lớn bằng - 87

    Hướng dẫn:

    Gọi x là số nhỏ trong hai số nguyên cần tìm

    Điều kiện: x \in \mathbb{ Z}

    => Số thứ hai cần tìm là x + 1 

    Theo bài ra, ta có: 2 lần số nhỏ cộng 3 lần số lớn bằng - 87

    Suy ra ta có phương trình:

    2x + 3(x + 1) = - 87

    ⇔ 2x + 3x + 3 = - 87

    ⇔ 5x = - 90 ⇔ x = - 18

    So sánh với điều kiện x = - 18 thỏa mãn.

    Khi đó số thứ nhất cần tìm là - 18, số thứ hai là - 17.

    Vậy tổng hai số nguyên liên tiếp cần tìm là -35.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Tính vận tốc riêng của ca nô

    Một ca nô xuôi dòng từ A đến B hết 1 giờ 24 phút và ngược dòng hết 2 giờ. Biết vận tốc dòng nước là 3km/h. Tính vận tốc riêng của ca nô?

    Hướng dẫn:

    Gọi vận tốc riêng của ca nô là x (km/h)

    Điều kiện: x > 3

    Vận tốc khi xuôi dòng là x + 3 (km/h)

    Vận tốc khi ngược dòng là x – 3 (km/h)

    Đổi 1 giờ 24 phút = \frac{7}{5} giờ.

    Vì ca nô xuôi dòng và ngược dòng trên khúc sông AB nên ta có phương trình

    \begin{matrix}  \dfrac{7}{5}.\left( {x + 3} ight) = 2.\left( {x - 3} ight) \hfill \\   \Leftrightarrow \dfrac{7}{5}x + \dfrac{{21}}{5} = 2x - 6 \hfill \\   \Leftrightarrow  - \dfrac{3}{5}x =  - \dfrac{{51}}{5} \Leftrightarrow x = 17\left( {tm} ight) \hfill \\ \end{matrix}

    Vậy vận tốc riêng của ca nô là 17 (km/h)

  • Câu 6: Vận dụng
    Tính thời gian vòi 1 chảy 1 mình đầy bể

    Hai vòi nước cùng chảy vào một bể thì bể sẽ đầy trong 3 giờ 20 phút. Người ta cho vòi thứ nhất chảy trong 3 giờ, vòi thứ hai chảy trong 2 giờ thì cả hai vòi chảy được \frac{4}{5} bể. Thời gian vòi một chảy một mình đầy bể là:

    Hướng dẫn:

    Đổi 3 giờ 20 phút = \frac{{10}}{3} giờ 

    Gọi thời gian vòi một chảy một mình đầy bể là x (giờ)

    Điều kiện: x > \frac{{10}}{3}

    Một giờ hai vòi chảy được 1:\frac{{10}}{3} = \frac{3}{{10}} (bể)

    Một giờ vòi 1 chảy một mình được \frac{1}{x} (bể)

    Suy ra 3 giờ vòi 1 chảy được: \frac{3}{x} (bể)

    Một giờ vòi 2 chảy một mình được \frac{3}{{10}} - \frac{1}{x} (bể)

    Suy ra 2 giờ vòi 2 chảy được: 2.\left( {\frac{3}{{10}} - \frac{1}{x}} ight) (bể)

    Theo bài ra ta có: Vòi thứ nhất chảy trong 3 giờ, vòi thứ hai chảy trong 2 giờ thì cả hai vòi chảy được \frac{4}{5} bể.

    Khi đó ta có phương trình:

    \begin{matrix}  \dfrac{3}{x} + 2\left( {\dfrac{3}{{10}} - \dfrac{1}{x}} ight) = \dfrac{4}{5} \hfill \\   \Leftrightarrow \dfrac{3}{x} + \dfrac{3}{5} - \dfrac{2}{x} = \dfrac{4}{5} \hfill \\   \Leftrightarrow \dfrac{1}{x} = \dfrac{1}{5} \Leftrightarrow x = 5\left( {tm} ight) \hfill \\ \end{matrix}

    Kết luận: Nếu chảy một mình thì vòi thứ nhất chảy trong 5 giờ thì đầy bể.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Tính vận tốc của xe B

    Hai ô tô khởi hành cùng một lúc từ hai tỉnh A và B cách nhau 150km, đi ngược chiều và gặp nhau sau 2 giờ. Biết rằng nếu vận tốc của ô tô A tăng thêm 15 km/h thì bằng 2 lần vận tốc ô tô B, vận tốc ô tô B là:

    Hướng dẫn:

    Gọi vận tốc của xe A là x (km/h)

    Điều kiện x > 0

    Khi đó vận tốc của xe B là: \frac{{x + 15}}{2}\left( {km/h} ight)

    Trong 2 giờ quãng đường xe A đi được 2x (km), xe B đi được 2.\left( {\frac{{x + 15}}{2}} ight) = x + 15\left( {km} ight)

    Biết quãng đường AB là 150km và hai xe gặp nhau trong 2 giờ nên ta có phương trình:

    \begin{matrix}  2x + x + 15 = 150 \hfill \\   \Leftrightarrow 3x = 135 \Leftrightarrow x = 45\left( {tm} ight) \hfill \\ \end{matrix}

    Vậy vận tốc xe B là \frac{{45 + 15}}{2} = 30\left( {km/h} ight)

  • Câu 8: Thông hiểu
    Tính chiều dài hình chữ nhật

    Chu vi một khu vườn hình chữ nhật bằng 60m, hiệu độ dài của chiều dài và chiều rộng là 20m. Tìm chiều dài hình chữ nhật.

    Hướng dẫn:

    Gọi độ dài chiều rộng của hình chữ nhật là x (m)

    Điều kiện: x > 0

    => Độ dài chiều dài của hình chữ nhật là x + 20 (m)

    Theo giả thiết ta có chu vi hình chữ nhật bằng 60 m.

    Khi đó ta có phương trình:

    2(x + x + 20) = 60 ⇔ 2x + 20 = 30

    ⇔ 2x = 10 ⇔ x = 5

    Vậy chiều dài hình chữ nhật là 25m.

  • Câu 9: Vận dụng
    Chọn đáp án đúng

    Hùng đi từ nhà đến trường Hùng thấy cứ 10 phút lại gặp một xe buýt đi theo hướng ngược lại. Biết rằng cứ 15 phút lại có 1 xe buýt đi từ nhà Hùng đến trường là cũng 15 phút lại có 1 xe buýt đi theo chiều ngược lại. Các xe chuyển động với cùng vận tốc. Hỏi cứ sau bao nhiêu phút thì có 1 xe cùng chiều vượt qua Hùng. 

    Hướng dẫn:

    Gọi thời gian phải tìm là x (phút)

    Gọi thời gian Hùng đi từ nhà đến trường là t (phút)

    Số xe Hùng gặp khi đi từ nhà đến trường đi theo hướng ngược lại là: \frac{t}{{10}} 

    Số xe Hùng gặp khi đi từ nhà đến trường đi theo hướng cùng chiều là: \frac{t}{x} 

    Số xe đi qua Hùng khi Hùng đi từ nhà đến trường cũng chính là số xe đã đi trên đoạn đường từ nhà Hùng đến trường theo cả 2 chiều là: \frac{t}{{15}} + \frac{t}{{15}} = \frac{{2t}}{{15}}

    Khi đó ta có phương trình:

    \begin{matrix}
  \dfrac{{2t}}{{15}} = \dfrac{t}{{10}} + \dfrac{t}{x} \Leftrightarrow \dfrac{2}{{15}} = \dfrac{1}{{10}} + \dfrac{1}{x} \hfill \\
   \Leftrightarrow x = \dfrac{1}{{\dfrac{2}{{15}} - \dfrac{1}{{10}}}} \Leftrightarrow x = 30\left( {tm} ight) \hfill \\ 
\end{matrix}

    Vậy cứ sau 30 phút lại có xe cùng chiều vượt qua Khiêm.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Tính diện tích ruộng đội phải cày

    Một đội máy cày dự định cày 40 ha ruộng 1 ngày. Do sự cố gắng, đội đã cày được 52 ha mỗi ngày. Vì vậy, chẳng những đội đã hoàn thành sớm hơn 2 ngày mà còn cày vượt mức được 4 ha nữa. Tính diện tích ruộng đội phải cày theo dự định.

    Hướng dẫn:

    Gọi số ngày dự kiến đội hoàn thành cày ruộng theo kế hoạch là x (ngày)

    Điều kiện: x > 0

    Đội hoàn thành diện tích ruộng theo kế hoạch là: 40x (ha)

    Thời gian thực tế đội hoàn thành diện tích ruộng là: x - 2 (ngày)

    Đội hoàn thành diện tích ruộng theo thực tế là: 52(x - 2) (ha)

    Vì tổ vượt mức 4ha nên ta có phương trình:

    52(x - 2) = 40x + 4

    ⇔12x = 108 ⇔ x = 9 (thỏa mãn)

    Vậy diện tích ruộng cần cày theo dự định là 9.40 = 360 (ha)

  • Câu 11: Thông hiểu
    Tính thời gian hai xe gặp nhau

    Một xe đạp khởi hành từ điểm A, chạy với vận tốc 20 km/h. Sau đó 3 giờ, một xe hơi đuổi theo với vận tốc 50 km/h. Hỏi xe hơi chạy trong bao lâu thì đuổi kịp xe đạp? 

    Hướng dẫn:

    Gọi thời gian từ lúc xe hơi chạy đến lúc đuổi kịp xe đạp là t (giờ) 

    Điều kiện: t > 0.

    => Thời gian kể từ lúc xe đạp đi đến lúc xe hơi đuổi kịp là  t + 3 (giờ)

    Quãng đường xe đạp đi được là S_đ = 20( t + 3 ) km

    Quãng đường xe hơi đi được là S_h = 50t (km).

    Vì hai xe xuất phát tại điểm A nên khi gặp nhau S_đ = S_h.

    Khi đó ta có:

    20(t + 3) = 50t

    ⇔ 50t - 20t = 60

    ⇔ 30t = 60 ⇔ t = 2 (tm)

    Vậy xe hơi chạy được 2 giờ thì đuổi kịp xe đạp.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Tính tuổi của Phương

    Năm nay tuổi mẹ gấp 3 lần tuổi Phương. Phương tính rằng 13 năm nữa thì tuổi mẹ chỉ còn gấp 2 lần tuổi Phương. Hỏi năm nay Phương bao nhiêu tuổi?

    Hướng dẫn:

    Gọi tuổi Phương năm nay là x (tuổi)

    Điều kiện: x > 0; x \in \mathbb{ N}

    Năm nay mẹ Phương: 3x (tuổi)

    Phương 13 năm sau có số tuổi là: x + 13 (tuổi)

    Mẹ của Phương 13 năm sau có số tuổi là: 3x + 13 (tuổi)

    Theo bài ra ra có: 13 năm nữa tuổi mẹ chỉ gấp 2 lần tuổi Phương nên ta có phương trình:

    3x + 13 = 2(x + 13)

    ⇔ 3x + 13 = 2x + 26

    ⇔ 3x - 2x = 26 - 13

    ⇔ x = 13 (thỏa mãn)

    Vậy năm nay Phương 13 tuổi.

  • Câu 13: Vận dụng
    Tính số áo tổ 1 làm được

    Trong tháng Giêng hai tổ công nhân may được 800 chiếc áo. Tháng Hai, tổ 1 vượt mức 15\%, tổ 2 vượt mức 20\% do đó cả hai tổ sản xuất được 945 cái áo. Tính xem trong tháng đầu, tổ 1 may được bao nhiêu chiếc áo?

    Hướng dẫn:

    Gọi số áo tổ 1 làm được trong tháng Giêng là x (chiếc áo)

    Điều kiện: x < 800; x \in \mathbb{N^*}

    Khi đó số áo tổ 2 làm được trong tháng Giêng là 800 - x (chiếc áo)

    Do tháng 2 tổ 1 vượt mức 15% nên số áo vượt mức là 15\% .x = \frac{{3x}}{{20}} (chiếc áo)

    Và tổ số 2 vượt mức 20% nên số áo vượt mức là \left( {800 - x} ight).20\%  = \frac{{800 - x}}{5} (chiếc áo)

    Do tháng hai cả hai tổ sản xuất được 945 chiếc áo nên vượt mức với tháng Giêng 945 - 800 = 145 chiếc áo

    Khi đó ta có phương trình:

    \begin{matrix}  \dfrac{3}{{20}}.x + \dfrac{{800 - x}}{5} = 145 \hfill \\   \Leftrightarrow 3x + 3200 - 4x = 2900 \hfill \\   \Leftrightarrow x = 300\left( {tm} ight) \hfill \\ \end{matrix}

    Vậy trong tháng Giêng tổ 1 làm được 300 chiếc áo.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Tính chiều dài đoạn đường

    Một đội công nhân sửa một đoạn đường trong 3 ngày. Ngày thứ nhất đội sửa được \frac{1}{3} đoạn đường, ngày thứ hai đội sửa được một đoạn đường bằng \frac{4}{3} đoạn được làm được trong ngày thứ nhất, ngày thứ ba đội sửa 80m còn lại. Tính chiều dài đoạn đường mà đội phải sửa.

    Hướng dẫn:

    Gọi độ dài đoạn đường đội công nhân đó phải sửa là: x (m)

    Điều kiện: x > 80

    Ngày thứ nhất đội đó sửa được \frac{x}{3}(m) 

    Ngày thứ hai đội đó sửa được \frac{4}{3}.\frac{x}{3} = \frac{{4x}}{9}\left( m ight)

    Ngày thứ ba đội đó sửa được x - \frac{x}{3} - \frac{{4x}}{9} = \frac{{2x}}{9}\left( m ight)

    Theo giả thiết ngày thứ ba đội đó sửa được 80m

    Khi đó ta có \frac{{2x}}{9} = 80 \Leftrightarrow x = 80.\frac{2}{9} = 360\left( m ight)

    Vậy độ dài quãng đường cần sửa là 360 m.

  • Câu 15: Vận dụng
    Tính tổng các chữ số đã cho

    Tổng của chữ số hàng đơn vị và hai lần chữ số hàng chục của một số có hai chữ số là 10. Nếu đổi chỗ hai chữ số này cho nhau thì ta thu được số mới nhỏ hơn số cũ là 18 đơn vị. Tổng các chữ số đã cho là:

    Hướng dẫn:

    Số tự nhiên có hai chữ số có dạng \overline {ab}  = 10.a + b

    Điều kiện: a e 0,a,b \in \left\{ {1;2;...;9} ight\}

    Tổng của chữ số hàng đơn vị và hai lần chữ số hàng chục bằng 10 

    Suy ra b + 2a = 10 \Rightarrow b = 10 - 2a

    Khi đổi chỗ hai chữ số cho nhau ta được: \overline {ba}  = 10b + a

    Số mới lớn hơn số cũ 18 đơn vị khi đó ta có phương trình:

    \begin{matrix}  10a + b - \left( {10b + a} ight) = 18 \hfill \\   \Leftrightarrow 9a - 9b = 18 \hfill \\   \Leftrightarrow a - b = 2\left( * ight) \hfill \\ \end{matrix}

    Thay b = 10 - 2a vào phương trình (*) ta được:

    \begin{matrix}  9a - 9\left( {10 - 2a} ight) = 18 \hfill \\   \Leftrightarrow 9a - 90 + 18a = 18 \hfill \\   \Leftrightarrow 27a = 108 \Leftrightarrow a = 4 \hfill \\ \end{matrix}

    Suy ra b = 10 - 2.4 = 2

    Vậy tổng hai chữ số là 4 + 2 = 6

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (73%):
    2/3
  • Thông hiểu (27%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 25 lượt xem
Sắp xếp theo