Luyện tập Hình bình hành

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Cho hình bình hành ABCDAB = 2cm thì

    Hướng dẫn:

    Trong hình bình hành các cạnh đối bằng nhau mà hình bình hành ABCD có AB = 2cm nên DC=2cm

  • Câu 2: Thông hiểu
    Tính tỉ số hai cạnh

    Cho hình bình hành ABCD có \widehat{A} = 120^{0}, phân giác góc D đi qua trung điểm của cạnh AB. Khi đó tỉ số \frac{AB}{AD} là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Gọi M là trung điểm của cạnh AB, ta có \widehat{AMD} = \widehat{CDM} (1) (so le trong).

    Mặt khác, DM là phân giác góc D nên \widehat{ADM} = \widehat{CDM} (2)

    Từ (1), (2) suy ra \widehat{AMD} =\widehat{ADM}

    Do đó tam giác ADM cân tại A.

    Vậy AD = AM = \frac{1}{2}AB

  • Câu 3: Thông hiểu
    Tìm số khẳng định sai

    Cho tứ giác ABCDAD = AB = BC eq CD\widehat{A} + \widehat{C} = 180^{0}.

    (1) Tia DB là tia phân giác của góc D.

    (2) Tứ giác ABCD là hình thang cân.

    (3) Tứ giác ABCD là hình bình hành.

    (4) Tứ giác ABCD là hình thang vuông.

    Trong các khẳng định sau có bao nhiêu kết quả sai?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa:

    Tìm số khẳng định sai

    Vẽ BH \bot DC; BK \bot DA

    Ta có: \widehat {{A_1}} = \widehat C(cùng bù với \widehat {{A_2}}).

    Từ đó suy ra \Delta BHC = \Delta ABK => BH = BK

    Suy ra DB là tia phân giác của góc D.

    Góc \widehat {{A_1}} là góc ngoài tại đỉnh A của tam giác cân ADB, nên \widehat {{A_1}} = 2\widehat {{D_1}}

    \Rightarrow \widehat {{A_1}} = \widehat {ADC} \Rightarrow AB//CD(vì có cặp góc đồng vị bằng nhau).

    Vậy tứ giác ABCD là hình thang. Hình thang này có \widehat {ADC} = \widehat C (vì cùng bằng \widehat {{A_1}}) nên là hình thang cân.

    Vậy có 2 khẳng định sai.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Tính độ dài cạnh OA

    Cho hình bình hành ABCD có hai đường chéo ACBD cắt nhau tại O. Tính độ dài đoạn OA biết OC = 2cm.

    Hướng dẫn:

    Trong hình bình hành hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm do đó OA bằng OCOC = 2cm suy ra AC = 4 cm

    Vậy OA = 2cm.

  • Câu 5: Vận dụng
    Chọn đáp án đúng

    Cho tam giác ABC, các đường cao AK và BD cắt nhau tại G. Vẽ các đường trung trực HE, HF của các cạnh AC, BC. Đường thẳng qua A song song với BG cắt đường thẳng qua B song song với AK tại I. Chọn đáp án đúng.

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa:

    Ta có AG // BI và BG // AI nên tứ giác AIBG là hình bình hành, suy ra BG // AI; BG = AI

    IB // AG ⇒ IB ⊥ BC mà HF⊥ BC, do đó IB // HF.

    Lại có F là trung điểm của BC nên HF đi qua trung điểm của IC.

    Chứng minh tương tự, HE cũng đi qua trung điểm của IC.

    Từ đó ta được H là trung điểm của IC

    Trong ∆AIC có: HE là đường trung bình, do đó HE = \frac{1}{2}AI = \frac{1}{2}BG

    Vậy BG = 2HE

  • Câu 6: Thông hiểu
    Xác định tứ giác MNPQ

    Cho tứ giác ABCD. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Khi đó tứ giác MNPQ là hình gì?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa:

    Xét tam giác DAC có PQ là đường trung bình

    \Rightarrow \left\{ \begin{matrix}PQ//AC \\PQ = \dfrac{1}{2}AC \\\end{matrix} ight.\ \ \ (1)

    Xét tam giác BAC có MN là đường trung bình

    \Rightarrow \left\{ \begin{matrix}MN//AC \\MN = \dfrac{1}{2}AC \\\end{matrix} ight.\ \ \ (2)

    Từ (1) và (2) suy ra \left\{\begin{matrix}MN//PQ \\MN = PQ \\\end{matrix} ight.

    Tứ giác MNPQ là hình bình hành.

  • Câu 7: Vận dụng
    Tính số đo góc GBI

    Cho tam giác đều ABC, một đường thẳng song song với BC cắt AB, AC ở D và E. Gọi G là trọng tâm của tam giác ADE, I là trung điểm của CD. Tính số đo góc \widehat{GBI}?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa:

    Qua C vẽ đường thẳng song song với BD, cắt DE ở K.

    Ta có BDKC là hình bình hành nên B, I, K thẳng hàng.

    => ∆GDB = ∆GEK (c – g - c) nên GB = GK

    Suy ra ∆GBK cân tại G có \widehat{KBG} =
120^{0}

    \Rightarrow \widehat{GBK} =
\widehat{GKB} = 30^{0}

  • Câu 8: Nhận biết
    Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

    Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống: “Trong hình bình hành hai đường chéo cắt nhau …”

    Hướng dẫn:

    Trong hình bình hành hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

  • Câu 9: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Trong các hình sau các hình nào có các cạnh đối song song và bằng nhau:

    Hướng dẫn:

    Trong các hình: hình bình hành, hình chữ nhật đều có các cạnh đối song song và bằng nhau

    Hình thang cân chỉ có 1 cặp cạnh đối song song nên không thỏa mãn.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Xác định tứ giác BDCE

    Cho tam giác ABC, các đường cao BH và CK cắt nhau tại E. Đường thẳng qua B vuông góc với AB và đường thẳng qua C vuông góc với AC cắt nhau tại D. Gọi M là trung điểm của BC. Tứ giác BDCE là hình gì?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Xác định tứ giác BDCE

    Ta có: 

    \left\{ \begin{gathered}
  BE \bot AC \hfill \\
  DC \bot AC \hfill \\ 
\end{gathered}  ight. \Rightarrow BE//DC{\text{    }}\left( * ight)

    \left\{ \begin{matrix}
CE\bot AB \\
BC\bot AB \\
\end{matrix} ight.\  \Rightarrow CE//BD\ \ (**)

    Từ (*) và (**) suy ra BDCE là hình bình hành.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Tính số đo góc ADC

    Cho hình bình hànhABCD\widehat{ABC} = 80^{0}. Khi đó \widehat{ADC} bằng bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Trong hình bình hành ABCD có \widehat {ABC};\widehat {ADC} là hai góc đối nhau mà các góc đối của hình bình hành thì bằng nhau do đó \widehat {ABC} = \widehat {ADC}\widehat {ABC} = {80^0} suy ra \widehat {ADC} = {80^0}.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Xác định tứ giác AECD

    Cho hình thang cân ABCD (AB//CD, AB < CD). Trên tia đối của tia BA lấy điểm E sao cho CB = CE. Khi đó tứ giác AECD là hình gì?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Xác định tứ giác AECD

    Dễ thấy tam giác BCE cân tại C suy ra \widehat {CBE} = \widehat {CEB}

    Ta lại có \widehat {CBA} = \widehat {DAB}

    \widehat {CBA} = \widehat {DAB} nên \widehat {CEB} + \widehat {DAB} = {180^0}

    Suy ra AC // ED (2 góc trong cùng phía bù nhau)

    Suy ra AECD là hình bình hành.

  • Câu 13: Vận dụng
    Tính số đo góc KBD

    Cho điểm E thuộc cạnh AC của tam giác đều ABC. Đường vuông góc với AB kẻ từ E cắt đường vuông góc với BC kẻ từ C tại điểm D. Gọi K là trung điểm của AE. Tính số đo góc \widehat{KBD}?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa:

    Vẽ F sao cho K là trung điểm của DF thì AF // DE, AF = DE.

    Tam giác DEC có \widehat{E} = \widehat{C}
= 30^{0} nên DE = DC, suy ra AF = DC.

    ∆BAF = ∆BCD (c – g - c) nên BF = BD, \widehat{B_{1}} = \widehat{B_{2}}.

    Ta lại có \widehat{B_{1}} +
\widehat{B_{3}} = \widehat{B_{2}} + \widehat{B_{3}} = 60^{0}, do đó ∆DBF đều

    \Rightarrow \widehat{KBD} =
30^{0}

  • Câu 14: Thông hiểu
    Tam giác ACE là tam giác gì

    Cho hình bình hành ABCD có \widehat{A} = 120^{0}, phân giác góc D đi qua trung điểm của cạnh AB. Lấy E là trung điểm của CD. Tam giác ACE là tam giác gì?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Trong hình bình hành ABCD, \widehat{A} =
120^{0} \Rightarrow \widehat{D} = 60^{0}AD = DE = \frac{1}{2}CD.

    Tam giác ADE cân và có một góc bằng 60^{0}, nên tam giác ADE đều.

    Theo trên, tâm giác ADE đều nên AE = ED =
EC, suy ra tam giác AEC cân tại E.

  • Câu 15: Vận dụng
    Tính tỉ số cạnh OM và AH

    Cho tam giác ABC, trực tâm H. Gọi M là trung điểm của BC, N là trung điểm của AC. Đường vuông góc với BC tại M và đường vuông góc với AC tại N cắt nhau ở O. Trên tia đối của tia OC, lấy điểm K sao cho OK = OC. Tính tỉ số \frac{OM}{AH} bằng bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Tam giác KBC có KO = OC, BM = MC nên OM là đường trung bình của ∆KBC.

    Suy ra OM // KB, \frac{OM}{KB} =
\frac{1}{2}.

    Ta lại có OM // AH (cùng vuông góc với BC).

    Suy ra KB // AH.

    Chứng minh tương tự ta có: KA // BH.

    Tứ giác AHBK có KB // AH, KA // BH nên là hình bình hành.

    Ta có: AHBK là hình bình hành nên KB = AH

    Ta lại có: \frac{OM}{KB} = \frac{1}{2}
\Rightarrow \frac{OM}{AH} = \frac{1}{2}

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (13%):
    2/3
  • Thông hiểu (60%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo