Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Hóa 11 - Đề 1

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 40 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 40 điểm
  • Thời gian làm bài: 50 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
50:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Tính số phát biểu đúng

     Cho các phát biểu sau:

    (a) Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, trong đó có 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.

    (b) Bảng tuần hoàn có 8 nhóm, số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng.

    (c) Nguyên tử các nguyên tố nhóm A có số electron lớp ngoài cùng bằng số thứ tự của nhóm.

    (d) Các nguyên tố s và p thuộc về các nhóm A.

    (e) Các chu kì nhỏ bao gồm các nguyên tố s, p.

    Số phát biểu đúng

    Hướng dẫn:

    Các phát biểu đúng là (a), (c), (d), (e)

    Phát biểu (b) sai là do trong bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B, số thứ tự của nhóm bằng số electron hóa trị.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Tìm kết luận đúng

    Cho hai quá trình sau:
    \overset{+2}{\mathrm{Mg}}+2\mathrm e\;ightarrow\overset0{\mathrm{Mg}}\;\;\;(1)                                                   \overset{-2}{\mathrm O}\;ightarrow\overset0{\mathrm O}\;+2\mathrm e\;\;\;(2)
    Hãy cho biết kết luận nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Ở quá trình (1) Mg nhận electron \Rightarrow quá trình khử

    Ở quá trình (2) O nhường electron \Rightarrow quá trình oxi hóa

  • Câu 3: Vận dụng cao
    Tính giá trị của m

    Ở một lò nung vôi công nghiệp, cứ sản xuất được 1000 kg vôi sống cần dùng m kg than đá (chứa 80% carbon) làm nhiên liệu cung cấp nhiệt.

    Cho các phản ứng:

    C(s) + O2(g) \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CO2 (g)              \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = -393,5 kJ/mol

    CaCO3(s)  \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CaO(s) + CO2(g)   \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = 178,29 kJ/mol

    Biết hiệu suất hấp thụ năng lượng ở quá trình phân hủy đá vôi là 60%. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    1000 kg = 1000000g

    {\mathrm n}_{\mathrm{CaO}}=\frac{1000000}{56}=\frac{125000}7(\mathrm{mol})

    Để tạo ra 1 mol CaO cần lượng nhiệt là 178,29 kJ.

    ⇒ Tạo ra \frac{125000}7 mol CaO cần lượng nhiệt là:

    \frac{125000}7.178\;,\;29=3183750\;\mathrm{kJ}

    Vì hiệu suất phản ứng là 60% nên:

    ⇒ Nhiệt lượng thực tế là: \frac{3183750.100}{60}=5306250\;\mathrm{kJ}

    ⇒ Đốt cháy 1 mol C toả ra nhiệt lượng là 393,5kJ

     Để toả ra nhiệt lượng là 5306250kJ cần số mol C là:

    \frac{5306250}{393,5}=13484,75222\;(\mathrm{mol})

    ⇒ mC = 13484,75222.12 = 161817,0267 (g) \approx 161,82 (kg)

    \Rightarrow{\mathrm m}_{\mathrm{than}\;\mathrm{đá}}=\frac{161,62.100}{80}=202,275\;(\mathrm{kg})

  • Câu 4: Nhận biết
    Xác định liên kết có có hiệu độ âm điện > 1,7

    Để đánh giá loại liên kết trong phân tử hợp chất, người ta có thể dựa vào hiệu độ âm điện. Khi hiệu độ âm điện của hai nguyên tử tham gia liên kết > 1,7 thì đó là liên kết

    Hướng dẫn:

    Để đánh giá loại liên kết trong phân tử hợp chất, người ta có thể dựa vào hiệu độ âm điện \triangle\mathrm\chi, ta có:

    0 \leq \triangle\mathrm\chi < 0,4: Liên kết cộng hóa trị không cực

    0,4 \leq \triangle\mathrm\chi < 1,7: Liên kết cộng hóa trị có cực.

    \triangle\mathrm\chi \geq 1,7: Liên kết ion

  • Câu 5: Vận dụng cao
    Tính khối lượng nhôm phản ứng với oxygen và khối lượng aluminium oxide sinh ra

    Hỗn hợp ammonium perchlorate (NH4CIO4) và bột nhôm là nhiên liệu rắn của tàu vũ trụ con thoi theo phản ứng sau:

    NH4CIO4 → N2↑ + Cl2↑ + O2↑ + H2O

    Mỗi một lần phóng tàu con thoi tiêu tốn 750 tấn ammonium perchlorate. Giả sử tất cả oxygen sinh ra tác dụng với bột nhôm, hãy tính khối lượng nhôm phản ứng với oxygen và khối lượng aluminium oxide sinh ra.

     
    Hướng dẫn:

    MNH4ClO4 = 117,5 amu 

    {\mathrm n}_{{\mathrm{NH}}_4{\mathrm{ClO}}_4}=\frac{750.10^6}{117,5}=\frac{300}{47}.10^6

    2NH4CIO4 → N2↑ + Cl2↑ + 2O2↑ + 4H2O    (1)

    3O2 + 4Al → 2Al2O3                                    (2)

    Theo PTHH:

    {\mathrm n}_{{\mathrm{NH}}_4{\mathrm{ClO}}_4}=\frac{300}{47}.10^6\;\mathrm{mol}

    {\mathrm n}_{\mathrm{Al}}=\frac43.{\mathrm n}_{{\mathrm O}_2}=\frac{400}{47}.10^6\;\mathrm{mol}

    Khối lượng aluminum phản ứng: 

    \frac{400}{47}.10^6.27\approx230\;\mathrm{tấn}

    {\mathrm n}_{\mathrm A{\mathrm l}_2{\mathrm O}_3}=\frac23.{\mathrm n}_{{\mathrm O}_2}=\frac{200}{47}.10^6\;\mathrm{mol}

     Khối lượng aluminum oxide sinh ra: 

    \frac{200}{47}.10^6.102\approx434\;\mathrm{tấn}

  • Câu 6: Thông hiểu
    Xác định chất (b) và (d)

    Cho bảng thông tin về các hydrogen halide như sau:

    Hydrogen halide (a) (b) (c) (d)

    Năng lượng liên kết

    (kJ/mol)

    432

    366 569 299

    Chất (b) và (d) lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Năng lượng liên kết của hydrogen halide giảm dần từ HF đến HI

    \Rightarrow (c) là HF, (a) là HCl, (b) là HBr và (d) là HI

  • Câu 7: Nhận biết
    Xác định công thức hydroxide của magnesium

    Magnesium là nguyên tố có khối lượng riêng nhỏ hơn một phần ba so với aluminium. Magnesium giúp cải thiện các đặc tính cơ học của aluminium khi được sử dụng làm chất tạo hợp kim. Những hợp kim này rất hữu ích trong chế tạo máy bay và ô tô. Cấu hình electron của magnesium là 1s22s22p63s2. Công thức hydroxide của magnesium là

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron của magnesium là 1s22s22p63s2. Vậy magnesium thuộc nhóm IIA.

    Hóa trị cao nhất của magnesium là II. Công thức hydroxide của magnesium là Mg(OH)2

  • Câu 8: Nhận biết
    Nguyên tố có năng lượng ion hóa nhỏ nhất

    Cho các nguyên tố Li, Na, K, Rb, Cs thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn. Trong số các nguyên tố trên, nguyên tố có năng lượng ion hóa thứ nhất nhỏ nhất là

    Hướng dẫn:

    Trong một nhóm A, năng lượng ion hóa có xu hướng giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

  • Câu 9: Nhận biết
    Xác định số thứ tự cobalt trong bảng tuần hoàn

    Hợp kim cobalt được sử dụng rộng rãi trong các động cơ máy bay vì độ bền nhiệt độ cao là một yếu tố quan trọng. Nguyên tử cobalt có cấu hình thu gọn ở trạng thái cơ bản là [Ar]3d74s2. Số thứ tự cobalt trong bảng tuần hoàn là

    Hướng dẫn:

    Cấu hình nguyên tử của cobalt là: 1s22s22p63s23p64s23d74s2

    \Rightarrow Số thứ tự cobalt trong bảng tuần hoàn là 29.

  • Câu 10: Nhận biết
    Yếu tố làm tăng tốc độ phản ứng

    Chẻ củi nhỏ khi đốt để nhanh cháy hơn là vận dụng yếu tố làm tăng tốc độ phản ứng nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Chẻ củi nhỏ khi đốt để nhanh cháy hơn là vận dụng yếu tố diện tích bề mặt để làm tăng tốc độ phản ứng.

  • Câu 11: Vận dụng
    Liên kết hóa học có thể trong phân tử của X và Y

    Nguyên tử X có số hiệu nguyên tử là 19. nguyên tố Y có số hiệu nguyên tử là 9. Liên kết hóa học có thể trong phân tử của X và Y là:

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron của X (Z  = 19): 1s22s22p63s23p64s1

    \Rightarrow X thuộc nhóm IA.

    Cấu hình electron của Y (Z = 9): 1s22s22p5

    \Rightarrow Y thuộc nhóm VIIA 

    X là kim loại điển hình, Y là phi kim điển hình \Rightarrow Liên kết hóa học có thể trong phân tử của X và Y là liên kết ion.

  • Câu 12: Vận dụng
    Chất không thể tạo được liên kết hydrogen

    Chất nào sau đây không thể tạo được liên kết hydrogen?

    Hướng dẫn:

    - Phân tử CH3OH, H2O và NH3 có thể tạo liên kết hydrogen vì có nguyên tử H liên kết với nguyên tử có độ âm điện cao là O, N làm cho H linh động. Bên cạnh đó nguyên tử N, O đều có cặp electron chưa tham gia liên kết và có liên kết với nguyên tử hydrogen.

    - CH4 không tạo được liên kết hydrogen với nhau vì C không có cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Xác định cấu hình electron ứng với nguyên tố có độ âm điện lớn nhất

    Cấu hình electron nào sau đây ứng với nguyên tố có độ âm điện lớn nhất?

    Hướng dẫn:

    Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là F (Z = 9), có cấu hình electron: 1s22s22p5

  • Câu 14: Vận dụng
    Xác định công thức X2Y

    Một hợp chất ion có công thức X2Y. Hai nguyên tố X, Y thuộc hai chu kì kế cận nhau trong bảng tuần hoàn. X thuộc nhóm IA hoặc IIA. Y thuộc VIA hoặc VIIA. Biết tổng số electron trong X2Y là 30. X2Y là

    Hướng dẫn:

    Giả sử X thuộc nhóm IA thì X có dạng ion là X+.

    Muốn tạo thành hợp chất X2Y thì X+ phải kết hợp với Y2- tức Y thuộc nhóm VIA

    Có tổng số electron trong X2Y là 30 ⇒ 2.pX + pY = 30 (Thấy pX = 11; pY = 8)

    ⇒ X là Na; Y là O.

  • Câu 15: Nhận biết
    Xác định cấu hình của nguyên tố thuộc nhóm VIIA

    Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tố thuộc nhóm VIIA?

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron của nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 1s22s22p5.

  • Câu 16: Thông hiểu
    Xác định số hiệu nguyên tử của Z

    Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố Z nằm ở chu kì 4, nhóm VB. Số hiệu nguyên tử của Z là

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron của Z: 1s22s22p63s23p63d34s2

    \Rightarrow Z = p = 23

  • Câu 17: Nhận biết
    Dung dịch muối tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa màu vàng nhạt

    Dung dịch muối nào sau đây tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa màu vàng nhạt?

    Hướng dẫn:

    NaF + AgNO3 ightarrow không phản ứng

    NaCl + AgNO3 ightarrow AgCl + NaNO3

                             (\downarrow trắng)

    NaBr + AgNO3 ightarrow AgBr + NaNO3

                        (\downarrow vàng nhạt)

    NaI+ AgNO3 ightarrow AgI + NaNO3

                          (\downarrow vàng)

  • Câu 18: Nhận biết
    Thuốc thử phân biệt hai dung dịch HCl và NaCl

    Thuốc thử nào sau đây phân biệt được hai dung dịch HCl và NaCl?

    Hướng dẫn:

    Dung dịch HCl làm quỳ tím hóa đỏ. Dung dịch NaCl không làm quỳ tím đổi màu. 

  • Câu 19: Vận dụng
    Xác định phương trình nhiệt hóa học của phản ứng tạo thành NH3

    Điều chế NH3 từ N2 (g) và H2 (g) làm nguồn chất tải nhiệt, nguồn để điều chế nitric acid và sản xuất phân urea. Biết khi sử dụng 14 g khí N2 sinh ra 45,9 kJ nhiệt. Phương trình nhiệt hóa học của phản ứng tạo thành NH3 là 

    Hướng dẫn:

    Phương trình hóa học: N2(g) + 3H2(g) \leftrightharpoons 2NH3(g)

    Theo đề bài khi sử dụng 14 g khí N2 tức 0,5 mol khí N2 sinh ra 45,9 kJ nhiệt

    \Rightarrow Khi sử dụng 1 mol khí N2 sinh ra 91,8 kJ nhiệt

    \Rightarrow Phương trình nhiệt hóa học của phản ứng tạo thành NH3

    N2(g) + 3H2(g) \leftrightharpoons 2NH3(g)      \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = −91,8kJ

  • Câu 20: Vận dụng
    Tính giá trị của t

    Hệ số nhiệt độ của một phản ứng là 4. Ở toC tốc độ của phản ứng đo được là 5.10-3 mol.L-1.s-1; còn ở 150oC tốc độ của phản ứng đo được là 3,215.10-4 mol.L-1.s-1. Giá trị của t là

    Hướng dẫn:

    Ta có biểu thức:

    \frac{{\mathrm v}_2}{{\mathrm v}_1}=\mathrm\gamma^\frac{{\mathrm t}_2-{\mathrm t}_1}{10}\Rightarrow\frac{3,215.10^{-4}}{5.10^{-3}}=4^\frac{150-{\mathrm t}_1}{10}

    \frac{150-{\mathrm t}_1}{10}=-2\Rightarrow{\mathrm t}_1\;=\;170^\circ\mathrm C

  • Câu 21: Vận dụng
    Tính biến thiên enthalpy của phản ứng

    Cho nhiệt tạo thành chuẩn của các chất tương ứng trong phương trình.

    Chất N2O4 (g) CO (g) N2O (g) CO2 (g)
     \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} (kJ/mol) 9,16 -110,50 82,05 -393,50

    Tính biến thiên enthalpy của phản ứng sau:

    N2O (g) + 3CO(g) ightarrow N2O(g) + 3CO2(g)

    Hướng dẫn:

    Theo công thức (2), ta có:

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(N2O) + 3×\triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(CO2) – \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(N2O4) – 3.\triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(CO)

                  = 82,05 + 3.(–393,50) – 9,16 – 3.(–110,50)

                   = –776,11 kJ

  • Câu 22: Thông hiểu
    Trong KCl nguyên tử potassium nhường hay nhận bao nhiêu electron

    Trong phân tử KCl nguyên tử potassium nhường hay nhận bao nhiêu electron?

    Hướng dẫn:

    Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử KCl, nguyên tử K có 1 electron hóa trị, nguyên tử Cl có 7 electron hóa trị, nguyên tử K nhường 1 electron hóa trị tạo thành hạt mang điện tích dương, nguyên tử Cl nhận 1 electron tạo thành hạt mang điện tích âm.

    K → K+ +1e

    Cl + 1e → Cl-

  • Câu 23: Thông hiểu
    Xác định số oxi hóa của bromine trong các hợp chất

    Số oxi hóa của bromine trong các hợp chất HBr, HBrO, KBrO3, BrF3 lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Áp dụng các quy tắc xác định số oxi hóa ta có: 

    \mathrm H\overset{-1}{\mathrm{Br}},\;\mathrm H\overset{+1}{\mathrm{Br}}\mathrm O,\;\mathrm K\overset{+5}{\mathrm{Br}}{\mathrm O}_3,\;\overset{+3}{\mathrm{Br}}{\mathrm F}_3

  • Câu 24: Vận dụng cao
    Xác định liên kết trong X

    Muối X được tạo thành bởi một kim loại hóa trị II và phi kim hóa trị I. Hòa tan 4,44 gam X vào H2O rồi chia làm hai phần bằng nhau

    - Cho phần một tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 5,74 gam kết tủa.

    - Cho phần hai tác dụng với dung dịch Na2CO3 dư thu được 2 gam kết tủa.

    Liên kết trong X là liên kết

    Hướng dẫn:

    Gọi kim loại A, phi kim B ⇒ Muối X là AB2

    Khối lượng AB2 trong mỗi phần là: 4,44 : 2 = 2,22 g

    AB2 + 2AgNO3 → 2AgB + A(NO3)2

     {\mathrm n}_{{\mathrm{AB}}_2}=\frac12.{\mathrm n}_{\mathrm{AgB}}\Rightarrow\frac{2,22}{\mathrm A+2\mathrm B}=\frac12.\frac{5,74}{108+\mathrm B\;}\;\;\;\;(1)

    AB2 + Na2CO3 → ACO3 + 2NaB 

    {\mathrm n}_{{\mathrm{AB}}_2}={\mathrm n}_{{\mathrm{ACO}}_3}\Rightarrow\frac{2,22}{\mathrm A\;+\;2\mathrm B}=\frac2{\mathrm A+60}\;\;\;\;\;\;(2)

    Từ (1) và (2) ⇒ A = 40 (Ca); B = 35,5 (Cl)

    Ca là một kim loại điển hình, Cl là một phi kim điển hình nên liên kết của X là liên kết ion.

  • Câu 25: Thông hiểu
    Phản ứng hóa học chứng tỏ S là một chất oxi hóa

    Phản ứng hóa học nào sau đây chứng tỏ S là một chất oxi hóa?

    Hướng dẫn:

     \overset0{\mathrm S}\;+\;{\overset0{\mathrm H}}_2\;\xrightarrow{\mathrm t^\circ}\;{\overset{+1}{\mathrm H}}_2\overset{-2}{\mathrm S}

    Sulfur đóng vai trò chất oxi hóa trong phản ứng vì có số oxi hóa giảm từ 0 xuống -2.

  • Câu 26: Vận dụng
    Xác định kí hiệu hóa học và vị trí của X (chu kỳ, nhóm)

    Tổng số hạt p, n, e, của nguyên tử X là 34, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Kí hiệu hóa học và vị trí của X (chu kỳ, nhóm) là

    Hướng dẫn:

    Đặt số p = số e = Z; số n = N

    Tổng số hạt p, n, e, của nguyên tử X là 34:

    \Rightarrow 2Z + N = 34                             (1)

    Số hạt mạng điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10:

    \Rightarrow 2Z – N = 10                             (2)

    Từ (1) và (2) ta được: Z = 11 và N = 12

    \Rightarrow X là Na

    Cấu hình e của nguyên tử Na là: 1s22s22p63s1

    Vậy:

    - Kí hiệu hóa học của X là Na.

    - Vị trí của X trong bảng tuần hoàn:

    • Chu kì 3 vì có 3 lớp e
    • Nhóm IA vì có 1 e lớp ngoài cùng.
  • Câu 27: Thông hiểu
    Số electron ở mức năng lượng cao nhất

    Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử magnesium là 12. Trong nguyên tử magnesium, số electron ở mức năng lượng cao nhất là:

    Hướng dẫn:

    12Mg: 1s22s22p63s2

    Vậy trong nguyên tử magnesium, số electron ở mức năng lượng cao nhất là 2, nằm trong phân lớp 3s2.

  • Câu 28: Vận dụng
    Tìm kim loại R

    Để hòa tan hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp kim loại R (chỉ có hóa trị II) và oxide của nó cần vừa đủ 400 ml dung dịch HCl 1M. Tìm kim loại R.

    Hướng dẫn:

    R + 2HCl → RCl2 + H2

    RO + 2HCl → RCl2 + H2O

    Ta có:

    nHCl = 0,4.1 = 0,4 mol \Rightarrow n(R,RO) = 0,2 mol

     \Rightarrow\overline{\mathrm M}=\frac{6,4}{0,2}=32 

    Theo tính chất của ta có:

    M < 32 < M + 16 \Rightarrow 16 < M < 32

    \Rightarrow M = 24 (Mg) là nghiệm hợp lí.

  • Câu 29: Vận dụng
    Xác định kim loại M

    Nguyên tố Y là nguyên tố thuộc chu kì 3, có công thức oxide cao nhất là YO3. Nguyên tố Y tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY, hợp chất MY làm bề mặt lòng đỏ trứng có thể chuyển sang màu xanh lá cây khi được nấu chín trong một thời gian dài ở những quả trứng cũ, trong đó M chiếm 63,64% về khối lượng. Kim loại M là:

    Hướng dẫn:

    Y công thức Oxide cao nhất là YO3 ⇒ Y có hóa trị VI

    ⇒ Y thuộc nhóm VIA

    Mặt khác Y thuộc chu kì 3 ⇒ Y là S ⇒ Hợp chất M là MS

    M chiếm 63,64% khối lượng:

    \%{\mathrm m}_{\mathrm M}=\frac{\mathrm M}{\mathrm M+32}.100\%=63,64\%\Leftrightarrow\mathrm M\;=\;56\;

    Vậy M là Fe.

  • Câu 30: Nhận biết
    Áp suất đối với chất khí ở điều kiện chuẩn

    Áp suất đối với chất khí ở điều kiện chuẩn là:

    Hướng dẫn:

    Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298K (25oC).

  • Câu 31: Thông hiểu
    Tìm phát biểu sai khi nói về liên kết trong phân tử HCl

    Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về liên kết trong phân tử HCl?

    Hướng dẫn:

    Trong phân tử HCl, nguyên tử Cl có độ âm điện lớn hơn H \Rightarrow cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử Cl.

  • Câu 32: Vận dụng cao
    Tính số phát biểu đúng

    Oxide của A có công thức hóa học AxOy là hợp chất khí, trong đó oxygen chiếm 69,57% về khối lượng. Biết rằng 7,437 lít khí này ở đktc có khối lượng là 13,8 gam. Cho các phát biểu sau:

    (1) Nguyên tố A thuộc chu kì 2 của bảng tuần hoàn.

    (2) A là phi kim.

    (3) A có độ âm điện lớn hơn oxygen.

    (4) Bán kính nguyên tử của A nhỏ hơn P.

    (5) Hợp chất AxOy ở trên là oxide ứng với hóa trị cao nhất của A.

    Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

    Hướng dẫn:

    Theo bài ra ta có: 

     \%{\mathrm m}_{\mathrm O}=\frac{16\mathrm y}{\mathrm{Ax}}=\frac{69,57}{30,43}

    \Rightarrow A.x = 7y                                               (1)

    \mathrm M=\frac{13,8}{0,3}=46\Rightarrow\mathrm A.\mathrm x+16\mathrm y=46\;\;\;\;\;\;\;\;(2)

    Từ (1) và (2) \Rightarrow y = 2 \Rightarrow A.x = 14

    Với x = 1 thỏa mãn A = 14 (N)

    \Rightarrow Hợp AxOY là NO2

    Vậy các phát biểu (1), (2), (4) đúng.

  • Câu 33: Nhận biết
    Xác định các nguyên tử là đồng vị của nhau

    Cho những nguyên tử của các nguyên tố sau:

    Những nguyên tử nào sau đây là đồng vị của nhau?

    Hướng dẫn:

    Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số neutron dẫn đến số khối của chúng khác nhau.

    Vậy các nguyên tử (1), (2), (3) là đồng vị của nhau do có số proton là 1.

  • Câu 34: Vận dụng
    Tính số khối của nguyên tử X

    Hợp kim chứa nguyên tố X nhẹ và bền, dùng chế tạo vỏ máy bay, tên lửa. Nguyên tố X còn được sử dụng trong xây dựng, ngành điện và đồ gia dụng. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (proton, electron, neutron) là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12. Số khối của nguyên tử X.

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử trung hòa về điện nên p = e.

    Theo bài ra ta có: 

    p + e + n = 40 hay 2p + n = 40         (1)

    Lại có: 2p – n = 12                            (2)

    Giải hệ hai phương trình (1) và (2):

    ⇒ p = e = 13 và n = 14

    ⇒ A = 13 + 14 = 27

  • Câu 35: Nhận biết
    Tìm phát biểu đúng về chất xúc tác

     Phát biểu nào sau đây là đúng về xúc tác?

    Hướng dẫn:

    Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị thay đổi cả về lượng và chất sau phản ứng.

  • Câu 36: Thông hiểu
    Xác định các phản ứng tỏa nhiệt

    Cho các phản ứng dưới đây:

    (1) Cracking alkane.

    (2)  Phản ứng thủy phân collagen thành gelatin (là một loại protein dễ tiêu hóa) diễn ra khi hầm xương động vật. 

    (3) Phản ứng oxi hóa.

    (4) Phản ứng nhiệt nhôm.

    (5) Phản ứng trung hòa.

    Phản ứng nào tỏa nhiệt?

    Hướng dẫn:

    Các phản ứng tỏa nhiệt là:  phản ứng oxi hóa, phản ứng nhiệt nhôm, phản ứng trung hòa.

  • Câu 37: Thông hiểu
    Tìm các phát biểu đúng về đồ thị

    Có hai miếng iron có kích thước giống hệt nhau, một miếng là khối iron đặc (A), một miếng có nhiều lỗ nhỏ li ti bên trong và trên bề mặt (B). Thả hai miếng iron vào hai cốc đựng dung dịch HCl cùng thể tích và nồng độ, theo dõi thể tích khi hydrogen thoát ra theo thời gian. Vẽ đồ thị thể tích khi theo thời gian, thu được hai đồ thị sau:

    Cho các phát biểu sau, các phát biểu đúng là:

    (1) Miếng iron có nhiều lỗ có diện tích bề mặt lớn hơn nên lúc đầu có tốc độ phản ứng với HCl cao hơn.

    (2) Đồ thị (2) mô tả tốc độ thoát khí từ miếng iron (A).

    (3) Đồ thị (1) mô tả tốc độ thoát khí từ miếng iron (B).

    (4) Khi 2 miếng iron chưa phản ứng hết, thể tích khí H2 thoát ra của miếng iron (B) nhiều hơn miếng iron (A).

    Hướng dẫn:

    Các phát biểu đúng là: (1) và (4).

    Miếng iron có nhiều lỗ có diện tích bề mặt lớn hơn nên lúc đầu tốc độ phản ứng với HCl cao hơn. Đồ thị (2) mô tả tốc độ thoát khí từ miếng iron B. Đồ thị (1) mô tả tốc độ thoát khí từ miếng iron A.

  • Câu 38: Nhận biết
    Số oxi hóa của nguyên tử oxygen trong phân tử oxygen

    Trong phân tử oxygen, số oxi hóa của nguyên tử oxygen là

    Hướng dẫn:

    Phân tử O2 là đơn chất \Rightarrow số oxi hóa của nguyên tử oxygen là 0.

  • Câu 39: Nhận biết
    Hạt không mang điện trong nguyên tử

    Trong nguyên tử, hạt không mang điện là:

    Hướng dẫn:

    Trong nguyên tử: hạt electron mang điện tích âm, hạt proton mang điện tích dương, hạt neutron không mang điện.

  • Câu 40: Nhận biết
    Số lượng liên kết giữa các phân tử càng nhiều, lực liên kết càng mạnh

    Số lượng liên kết giữa các phân tử càng nhiều, lực liên kết càng mạnh thì

    Hướng dẫn:

     Số lượng liên kết giữa các phân tử càng nhiều, lực liên kết càng mạnh thì nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của chất đó càng cao.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (35%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (25%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 18 lượt xem
Sắp xếp theo