I. Sulfuric acid
1. Tìm hiểu tính chất vật lý của sulfuric acid
Sulfuric acid
Sulfuric acid là chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi, nặng gần gấp 2 lần nước (H2SO4 98% có D = 1,84g/cm3).
2. Tìm hiểu cấu tạo phân tử, tính chất hóa học và ứng dụng của sulfuric acid
Cấu tạo phân tử:
|
|
a) Cấu tạo phân tử sulfuric acid |
b) Mô hình phân tử sulfuric acid |
Tính chất hóa học:
- Dung dịch H2SO4 loãng có những tính chất chung của một acid như làm quỳ tím hóa đỏ, tác dụng với kim loại, base, muối, ...
Ví dụ:
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓+ 2HCl
- Ngoài tính acid mạnh, dung dịch H2SO4 đặc và nóng còn có tính oxi hóa rất mạnh và tính háo nước.
Ví dụ:
Cu + H2SO4 đặc CuSO4 + SO2 + 2H2O
C12H22O11 + H2SO4 đặc C + H2SO4.11H2O
Chú ý:
- Sulfuric đặc nguội làm một số kim loại như Fe, Al, Cr bị thụ động hóa.
- Khi bị H2SO4 đặc bắn vào người, sẽ gây bỏng nặng. Do vậy phải rất thận trọng khi làm việc với dung dịch H2SO4 đặc.
Ứng dụng:
- Sulfuric acid đặc hấp thụ mạnh hơi nước nên được dùng để làm khô những khí không tác dụng với nó.
- Dùng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa tổng hợp, tơ sợi hóa học, chất dẻo, sơn màu…
|
|
Sản xuất bình ắc quy |
Sản xuất chất tẩy rửa |
|
|
Sản xuất phân bón |
Sản xuất sơn |
Một số ứng dụng của sulfuric acid |
3. Tìm hiểu cách bảo quản, sử dụng và nguyên tắc xử lí khi bỏng acid
- Sulfuric acid tan trong nước và tỏa lượng nhiệt lớn.
- Cần bảo quản sulfuric acid trong các bình kín và đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát; không đặt gần nơi có các chất khử, kim loại nhẹ.
- Cách pha loãng dung dịch H2SO4 đặc: đổ từ từ dung dịch H2SO4 đặc vào nước, tuyệt đối không làm ngược lại.
- Khi bị bỏng acid, cần nhanh chóng bỏ quần áo bị dính acid, rửa ngay bằng nước sạch khoảng 20 phút. Sau đó, đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và điều trị.
4. Tìm hiểu quy trình sản xuất sulfuric acid theo phương pháp tiếp xúc
Phương pháp tiếp xúc gồm ba giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1: Sản xuất sulfur dioxide (SO2)
FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
S + O2 SO2
- Giai đoạn 2: Sản xuất sulfur dioxide (SO3)
2SO2(g) + O2(g) 2SO3(g) = -198 kJ
- Giai đoạn 3: Sản xuất sulfuric acid H2SO4
H2SO4 + nSO3 → H2SO4.nSO3
H2SO4.nSO3 + nH2O → (n + 1)H2SO4
II. Muối sulfate
Tìm hiểu ứng dụng của một số muối sulfate và nhận biết sulfate ion
Ứng dụng của một số muối sulfate:
- Calcium sulfate (CaSO4) được dùng sản xuất vật liệu xây dựng; làm chất phụ gia để làm đông các sản phẩm như đậu hũ, đậu non; …
- Barium sulfate (BaSO4) được sử dụng làm phụ gia pha màu cho công nghiệp sơn; cho thủy tinh, cho gốm sứ cách điện và cao su chất lượng cao; ...
- Magnesium sulfate (MgSO4) được sử dụng làm muối tắm, làm dịu cơ bắp khi sưng tấy cho người; bổ sung magnesium cho tôm, cá; …
- Ammonium sulfate ((NH4)2SO4) là thành phần của thuốc trừ sâu hòa tan, thuốc diệt nấm, phân bón; …
Nhận biết ion SO42-:
Thuốc thử để nhận biết ion sulfate SO42- (trong dung dịch H2SO4 hoặc trong muối sulfate) là ion Ba2+ (trong muối barium hoặc dung dịch Ba(OH)2).
Ba2+ + SO42- → BaSO4
Câu trắc nghiệm mã số: 41465,42682,42675