Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 Chương 1: Cân bằng hóa học CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Thời gian làm bài: 15 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
15:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Cân bằng hóa học

    Cho cân bằng hóa học sau trong bình kín:

    2NO2 (g) ⇌ N2O4 (g)
    Màu nâu đỏ  không màu

    Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có:

    Hướng dẫn:

    Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt, nghĩa là chiều làm giảm tác động của việc tăng nhiệt độ. Ngược lại, khi giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng tỏa nhiệt, chiều làm giảm tác động của việc giảm nhiệt độ

    Theo bài ra ta có:

    Khi hạ nhiệt độ bình nhạt dần \Rightarrow cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận

    \Rightarrow Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt hay ΔH < 0.

  • Câu 2: Nhận biết
    Phèn chua có tác dụng làm trong nước

    Tại sao phèn chua có tác dụng làm trong nước?

    Hướng dẫn:

    Phèn chua hay phèn nhôm - kali (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) được sử dụng như là kẹo tụ trong quá trình xử lí nước (nước thải, nước giếng khoan,...) do tạo ra Al(OH)3. Hydroxide này ở dạng hkeo kéo theo các chất bẩn lơ lửng trong nước lắng xuống.

  • Câu 3: Vận dụng
    Hiệu suất của phản ứng

    Thực hiện phản ứng tổng hợp ammonia N2 (g) + 3H2 (g) ⇌ 2NH3 (g). Nồng độ mol ban đầu của các chất như sau: [N2] = 1 mol; [H2] = 1,2 mol. Khi phản ứng đạt cân bằng nồng độ mol của [NH3] = 0,2 mol/l. Hiệu suất của phản ứng là:

    Hướng dẫn:

    [N2] = 1mol/l; [H2] = 1,2 mol/l

    Phương trình hóa học:

             N2 + 3H2 ⇌ 2NH3

    Bđ:    1      1,2

    Cb:  0,1 \leftarrow 0,3 \leftarrow  0,2

    Theo phương trình hóa học: 1 mol N2 cần 3 mol H2. Ở đây chỉ có 1,2 mol H2, vì H2 thiếu nên tác dụng hết. Hiệu suất phải tính theo lượng chất tác dụng hết. Số mol H2 đã tác dụng là 0,3 mol.

    \mathrm H\;=\frac{0,3\;}{1,2}.100\%\;=\;25\%

  • Câu 4: Vận dụng
    Hằng số cân bằng của phản ứng

    Cho phản ứng: 2SO2 + O2 ⇌ 2SO3

    Nồng độ ban đầu của SO2 và O2 tương ứng là 4 mol/l và 2 mol/l. Khi cân bằng có 80% SO2 đã phản ứng, hằng số cân bằng của phản ứng là:

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    Xét cân bằng: 2SO2 + O2⇌ 2SO3
    Ban đầu: 42 
    Phản ứng:3,21,6 
    Cân bằng:0,80,43,2

     {K_C} = \frac{{{{\left[ {S{O_3}} ight]}^2}}}{{{{\left[ {S{O_2}_\;} ight]}^2}\left[ {{O_2}} ight]}} = \frac{{3,{2^2}}}{{0,{8^2}.0,4}} = 40

  • Câu 5: Nhận biết
    Chất điện li yếu

    Chất nào sau đây là chất điện li yếu?

    Gợi ý:

    HCl, KNO3, NaOH đều là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li thành ion.

  • Câu 6: Nhận biết
    Dung dịch có pH lớn hơn 7

    Dung dịch nào sau đây có pH > 7?

    Gợi ý:

    NaOH có môi trường base nên pH > 7.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Hệ cân bằng sẽ chuyển dịch theo

    Cho phản ứng sau H2 (g) + Br2 (g) ⇌ 2HBr (g); ΔH < 0. Khi tăng áp suất của hệ cân bằng sẽ chuyển dịch:

    Hướng dẫn:

    Khi hệ cân bằng có tổng hệ số tỉ lượng của các chất khí ở hai vế của phương trình hóa học bằng nhau hoặc trong hệ không có chất  khí, việc tăng hoặc giảm áp suất không làm chuyển dịch cân bằng của hệ.

  • Câu 8: Vận dụng
    Xác định nồng độ mol của dung dịch HCl

    Chuẩn độ 20 ml dung dịch HCl chưa biết nồng độ đã dùng hết 17 ml dung dịch NaOH 0,12M. Xác định nồng độ mol của dung dịch HCl.

    Hướng dẫn:

    Phương trình hóa học:

    HCl + NaOH → NaCl + H2O

    nNaOH = 0,017.0,12 = 0,00204 (mol)

    Theo phương trình hóa học:

    nHCl = nNaOH = 0,00204 mol

    Nồng độ mol của dung dịch HCl là:

    0,00204/0,02 = 0,102(M)

  • Câu 9: Nhận biết
    Thuyết Brønsted - Lowry

    Đâu là phát biểu của thuyết Brønsted-Lowry?

    Hướng dẫn:

    Thuyết Brønsted-Lowry: Acid là chất cho proton (H+), base là chất nhận proton. 

  • Câu 10: Thông hiểu
    Nhận biết các dung dịch

    Chỉ dùng quỳ tím, có thể nhận biết ba dung dịch riêng biệt nào sau đây?

    Hướng dẫn:

     Chỉ dùng quỳ tím, có thể nhận biết ba dung dịch HCl, NaNO3, Ba(OH)2.

    • Dung dịch HCl làm quỳ tím hóa đỏ.
    • Dung dịch NaOH làm quỳ tím hóa xanh.
    • Dung dịch NaNO3 không làm quỳ tím đổi màu.
  • Câu 11: Vận dụng
    Tính giá trị thể tích

    Dung dịch A có chứa 5 ion: Mg2+, Ba2+, Ca2+ và 0,1 mol Cl- và 0,2 mol NO3-. Thêm dần V ml dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch A đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất. V có giá trị là

    Hướng dẫn:

    Áp dụng bảo toàn điện tích ta có:

    2nMg2+ + 2nBa2+ + 2nCa2+ = nCl- + nNO3- = 0,1 + 0,2 = 0,3 (mol)

    ⇒ nMg2+ + nBa2+ + nCa2+ = 0,3:2 = 0,15 (mol)

    Kết tủa thu được lớn nhất khi tất cả ion Mg2+, Ba2+, Ca2+ chuyển về dạng MgCO3, BaCO3, CaCO3.

    Phương trình xảy ra

    Mg2+ + CO32- → MgCO3

    Ba2+ + CO32- → BaCO3

    Ca2+ + CO32- → CaCO3

    Ta thấy: ∑nCO32- = ∑ (nMg2+ + nBa2+ + nCa2+) = 0,15 (mol)

    ⇒ nK2CO3 = ∑nCO32- = 0,15 (mol)

    ⇒ VK2CO3 = n/CM = 0,15/1 = 0,15 (lít) = 150 (ml)

  • Câu 12: Vận dụng
    Tính thể tích dung dịch

    Dung dịch X gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M. Thể tích dung dịch H2SO4 0,5M cần để trung hòa hết 200 ml dung dịch X là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    nOH- = nNaOH + 2nBa(OH)2 = 0,1.0,2 + 2.0,2.0,2 = 0,1 mol

    nH+ = 2nH2SO4 = 2.0,5.V = V

    Phản ứng trung hòa:

    H+ + OH- → H2O

    \Rightarrow nH+ = nOH-

    \Rightarrow V = 0,1 lít = 100 ml.

  • Câu 13: Nhận biết
    Hằng số cân bằng của phản ứng

    Hằng số cân bằng Kc của phản ứng chỉ phụ thuộc vào

    Hướng dẫn:

    Trong phản ứng thuận nghịch, hằng số cân bằng Kc của phản ứng xác định chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.

  • Câu 14: Nhận biết
    Yếu tố không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học

    Yếu tố nào sau đây không làm ảnh hưởng đến cân bằng hóa học sau là

    2SO2(k) + O2(k) ⇌ 2SO3(k)

    Hướng dẫn:

    Các yếu tố làm ảnh hưởng đến cân bằng hóa học trên: nhiệt độ, áp suất, nồng độ.

  • Câu 15: Vận dụng cao
    Tính giá trị của a và b

    Dung dịch X chứa acid HCl a mol/l và HNO3 b mol/l. Để trung hoà 20 ml dung dịch X cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 0,1 M. Mặt khác lấy 20 ml dung dịch X cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thấy tạo thành 2,87 gam kết tủa . Giá trị của a, b lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Trong 20ml dung dịch A có: nHCl = 0,02a mol; nHNO3 = 0,02b mol

    nNaOH cần dùng = 0,3 x 0,1 = 0,03

    nHCl + nHNO3 = 0,02(a + b)

             H+   +      OH-           →      H2O

    0,02(a + b)     0,02(a + b)

    \Rightarrow 0,02(a + b) = 0,03

    \Rightarrow a + b = 1,5                            (1)

    nkết tủa = nAgCl = 2,87 : 143,5 = 0,02 mol

    Lại có:

       Ag+  +  Cl- →  AgCl↓

              0,02a → 0,02a 

    \Rightarrow 0,02a = 0,02 \Rightarrow a = 1

    Thay vào (1) ta được b = 0,5.

  • Câu 16: Nhận biết
    Phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng

    Một phản ứng thuận nghịch đạt đến trạng thái cân bằng khi

    Hướng dẫn:

    Trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch là trạng thái mà tại đó tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

  • Câu 17: Thông hiểu
    Dãy chất điện li yếu

    Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu?

    Hướng dẫn:

    Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có mộ số phân tử hòa tan phân li thành ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.

    Dãy chất trong nước đều là chất điện li yếu là: H2S, CH3COOH, HClO.

    Phương trình điện li

    H2S ⇄ H+ + HS

    HS ⇆ H+ +S2−

    HClO ⇌ H+ + ClO

    CH3COOH ⇔ CH3COO+ H+

  • Câu 18: Vận dụng
    Tính thể tích dung dịch NaOH cần thêm

    Cần thêm vào bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,25M vào 50 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M và H2SO4 0,05M để thu được dung dịch có pH = 2? 

    Hướng dẫn:

    nNaOH = nOH = 0,25.V (mol)

    nH+ = nHCl + 2nH2SO4 = 0,05.0,1 + 0,05.2.0,05 = 0,01 (mol)

    pH = 2 ⇒ [H+] = 10-2

    Gọi thể tích dung dịch NaOH cần thêm là V (ml):

       H+   +   OH-    ightarrow    H2O

    0,25V ightarrow 0,25V

    Sau phản ứng:

    \Rightarrow\;\lbrack\mathrm H^+brack\;=\frac{\;0,01\;-\;0,25\mathrm V}{0,05\;+\;\mathrm V}\;=\;10^{-2}\mathrm M

    ⇒ V = 0,0365 l = 36,5 ml 

  • Câu 19: Thông hiểu
    Tính khối lượng NaOH cần để pha chế

    Cần bao nhiêu gam NaOH để pha chế 250 ml dung dịch có pH = 10.

    Hướng dẫn:

    Ta có pH = 10 ⇒ pOH = 14 - 10 = 4

    ⇒ [OH-] = 10-4 ⇒ nOH- = 0,25.10-4 = 2,5.10-5 mol

    mNaOH = 2,5.10-5.40 = 0,001 gam

  • Câu 20: Thông hiểu
    Cân bằng hóa học

    Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế NO2 bằng cách cho Cu tác dụng với HNO3 đặc, đun nóng NO2 có thể chuyển thành N2O4 theo cân bằng:

    2NO2(g) ⇌ N2O4(g)

    Cho biết NO2 là khí có màu nâu và N2O4 là khí không màu. Khi ngâm bình chứa NO2 vào chậy nước đá thấy màu trong bình khí nhạt dần. Hỏi phản ứng thuận trong cân bằng trên là

    Hướng dẫn:

    Khi ngâm bình vào nước đá (giảm nhiệt độ) thấy màu trong bình khí nhạt dần \Rightarrow phản ứng chuyển dịch theo chiều tạo thành N2O4 (phản ứng thuận) \Rightarrow Phản ứng thuận tỏa nhiệt.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (35%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 50 lượt xem
Sắp xếp theo