Luyện tập Carboxylic acid CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Tìm công thức chung

    Công thức chung của dãy đồng đẳng carboxylic acid no, đơn chức, mạch hở là

  • Câu 2: Thông hiểu
    Nhận biết các chất

    Cho các chất acetic acid; glicerol; ethanol; acetaldehyde. Nhận biết các chất trên bằng

    Hướng dẫn:

    Nhận biết các chất trên bằng Cu(OH)2/OH-:

    • Acetic acid: Kết tủa tan tạo dung dịch màu xanh nhạt:

    CH3COOH + Cu(OH)2 → (CH3COO)2Cu + H2O

    • Glicerol: Tạo phức chất tan màu xanh lam

    2C3H5(OH)3+ Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu(xanh lam) + 2H2O

    • Acetaldehyde: Tạo kết tủa đỏ gạch khi đun nóng

    CH3CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → CH3COONa + Cu2O↓( đỏ gạch ) + 2H2O

    • Ethanol: Không hiện tượng
  • Câu 3: Vận dụng cao
    Tìm tên của X

    Oxi hóa m gam alcohol đơn chức X, thu được hỗn hợp Y gồm carboxylic acid, nước và alcohol dư. Chia Y làm hai phần bằng nhau. Phần một phản ứng hoàn toàn với dung dịch KHCO3 dư, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc). Phần hai phản ứng với Na vừa đủ, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và 19 gam chất rắn khan. Tên của X là

    Hướng dẫn:

    Phần 1: Phần một phản ứng hoàn toàn với dung dịch KHCO3 dư:

    nCOOH = nCO2 = nacid = 0,1 mol

    Phần 2: Phần hai phản ứng với Na vừa đủ:

    nCOOH + nOH + nH2O = 2.nH2 = 2.0,15 = 0,3 mol

    Chất rắn khan còn lại là: RCH2ONa 0,1 mol; NaOH 0,1 mol; RCOONa 0,1 mol

    ⇒ (R + 53).0,1 + 40.0,1 + (R + 67).0,1 = 19

    ⇒ R = 15 (-CH3)

    Vậy X là CH3CH2OH (ethanol)

  • Câu 4: Vận dụng
    Tính giá trị m

    X là hỗn hợp gồm HCOOH và CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 21,2 gam X tác dụng với 23 gam C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) thu được m gam hỗn hợp ester ( hiệu suất ester hóa đều đạt 80%). Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    nC2H5OH = 0,5 mol

    Gọi số mol của HCOOH và CH3COOH là a (mol)

    \left\{\begin{array}{l}\mathrm{HCOOH}:\;\mathrm a\;\mathrm{mol}\\{\mathrm{CH}}_3\mathrm{COOH}:\;\mathrm a\;\mathrm{mol}\end{array}ight.\xrightarrow{{\mathrm C}_2{\mathrm H}_5\mathrm{OH}:\;0,5\;\mathrm{mol}}\left\{\begin{array}{l}{\mathrm{HCOOC}}_2{\mathrm H}_5:\;\mathrm a\;\mathrm{mol}\\{\mathrm{CH}}_3{\mathrm{COOC}}_2{\mathrm H}_5:\;\mathrm a\;\mathrm{mol}\end{array}ight.+\;{\mathrm H}_2\mathrm O

    Theo bài ra ta có:

    46a + 60a = 21,2 \Rightarrow a = 0,2 mol

    Ta có: nhh acid < nalcohol \Rightarrow Tính theo số mol acid.

    mester lý thuyết = mHCOOC2H5 + mCH3COOC2H5 = 0,2.74 + 0,2.88 = 32,4 gam.

    mester thực tế = 32,4.80% = 25,92 gam

  • Câu 5: Nhận biết
    Công thức của malonic acid

    Malonic acid có công thức là:

  • Câu 6: Vận dụng
    Tính khối lượng Ag tạo thành

    Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là

    Hướng dẫn:

    HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag + 4 NH4NO3

    0,1                                                                              0,4

    HCOOH + 2 AgNO3 + H2O + 4NH3 → (NH4)2CO3 + 2Ag ↓ + 2NH4NO3

    0,1                                                                               0,2

    mAg = (0,4 + 0,2).108 = 64,8 gam 

  • Câu 7: Nhận biết
    Phản ứng tráng gương

    Cặp chất nào sau đây đều có phản ứng tráng gương?

    Hướng dẫn:

    Những hợp chất trong công thức cấu tạo có chứa nhóm –CHO tham gia phản ứng tráng gương.

    Vậy HCOOH, HCOONa có phản ứng tráng gương.

  • Câu 8: Vận dụng
    Tính khối lượng acetic acid

    Khối lượng acetic acid thu được khi lên men 1 lít ethyl alcohol 8o là bao nhiêu? Cho d = 0,8 g/ml và hiệu suất phản ứng đạt 92%.

    Hướng dẫn:

    Độ rượu:

    Trong 100 ml alcohol có 8 ml ethyl alcohol nguyên chất.

    Vậy trong 1000 ml alcohol có 80 ml ethyl alcohol nguyên chất.

    \Rightarrow mC2H5OH n/c = 800.0,8 = 64 gam

    {\mathrm n}_{\mathrm C2\mathrm H5\mathrm{OH}\;\mathrm{nguyên}\;\mathrm{chất}\;}\;=\frac{\;32}{23}\;\mathrm{mol}

    Phương trình hóa học:

    {\mathrm C}_2{\mathrm H}_5\mathrm{OH}\;+\;{\mathrm O}_2\;\xrightarrow[{25-30^\circ\mathrm C}]{\mathrm{men}\;\mathrm{giấm}}\;{\mathrm{CH}}_3\mathrm{COOH}\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O

       \frac{32}{23}                                                 \frac{32}{23}

    Vì hiệu suất phản ứng là 92% nên:

    {\mathrm m}_{{\mathrm{CH}}_3\mathrm{COOH}\;}\;=\;\frac{32}{23}.925.60\;=\;76,8\;\mathrm{gam}

  • Câu 9: Thông hiểu
    Xác định CTCT của X, Y

    Hai chất hữu cơ X và Y có cùng công thức C3H4O2. X phản ứng với Na2CO3, C2H5OH và có phản ứng trùng hợp. Y phản ứng với dung dịch KOH, biết rằng Y không tác dụng được với K. Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    X phản ứng với Na2CO3, C2H5OH và có phản ứng trùng hợp \Rightarrow X là acid không no.

    Y phản ứng với dung dịch KOH và  không tác dụng được với K.

    \Rightarrow Y không có nhóm OH hoặc nhóm COOH

    Vậy đáp án đúng là: CH2=CH-COO-CH3 và CH3COOCH3

  • Câu 10: Nhận biết
    Liên kết hydrogen

    Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất:

    Hướng dẫn:

    Nhiệt độ sôi của các chất: CH3CHO < CH3CH2CH2OH < HCOOH < CH3COOH

    Acetaldehyde có nhiệt độ sôi thấp nhất do không có liên kết hydrogen.

    Nhiệt độ sôi của các acid cao hơn nhiệt độ sôi của alcohol, aldehyde, ketone tương ứng vì có liên kết hydrogen giữa 2 phân tử hoặc nhiều phân tử.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Độ linh động của H trong các nhóm chức

    Cho các chất sau: C2H5OH (1); CH3COOH (2); HCOOH (3); C6H5OH (4). Chiều tăng dần độ linh động của nguyên tử H trong các nhóm chức của 4 chất là

    Hướng dẫn:

    Độ linh động của H tăng dần: Alcohol < Phenol < carboxylic acid.

    Đối với các chất cùng loại chức, gốc đẩy electron càng mạnh càng làm giảm độ linh động của H và ngược lại:

    Methyl (CH3-) đẩy electron mạnh hơn H- nên độ linh động H của CH3COOH < HCOOH.

    Vậy độ linh động của nguyên tử H tăng dần: (1), (4), (2), (3).

  • Câu 12: Nhận biết
    Sản xuất giấm ăn

    Để sản xuất giấm ăn người ta dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau?

    Hướng dẫn:

    Phương pháp lên men giấm: Sử dụng men giấm để oxi hóa ethanol bằng oxygen không khí thành acetic acid.

    {\mathrm C}_2{\mathrm H}_5\mathrm{OH}\;+\;{\mathrm O}_2\;\xrightarrow[{25-30^\circ\mathrm C}]{\mathrm{men}\;\mathrm{giấm}}\;{\mathrm{CH}}_3\mathrm{COOH}\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O

  • Câu 13: Vận dụng
    Tính tổng khối lượng muối

    Cho 2,46 gam hỗn hợp gồm HCOOH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M. Tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng là

    Hướng dẫn:

    nNaOH = 0,4 mol

    Hỗn hợp tác dụng với NaOH:

    HCOOH + NaOH → HCOONa + H2O

    CH3COONa + NaOH → CH3COONa + H2O

    C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

    Từ phương trình phản ứng ta có:

    nH2O = nNaOH = 0,4 mol

    Bảo toàn khối lượng:

    mmuối = 2,46 + 0,4.40 – 0,4.18 = 11,26 gam

  • Câu 14: Nhận biết
    Tính chất hóa học

    Acrylic acid (CH2=CH-COOH) không có khả năng phản ứng với dung dịch

    Hướng dẫn:

    Acrylic acid (CH2=CH-COOH) không có khả năng phản ứng với dung dịch NaCl.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Tính chất hóa học của acetic acid

    Dung dịch acetic acid phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    CH3COOH không phản ứng với Cu, NaCl, HCl:

    Đáp án đúng là: NaOH, Na, CaCO3

    CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
    CH3COOH + Na → CH3COONa + ½ H2
    2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (27%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 16 lượt xem
Sắp xếp theo