Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học có
Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học đều có tính chất hóa học giống nhau.
Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học có
Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học đều có tính chất hóa học giống nhau.
Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về năng lượng hóa học?
Với cùng một phản ứng, ở điều kiện khác nhau về nhiệt độ, áp suất thì lượng nhiệt kèm theo cũng khác nhau.
Nhận định không chính xác về liên kết ion là:
Nhận định không chính xác về liên kết ion là: Được hình thành bởi các cặp electron chung.
Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu
Chromium có cấu trúc mạng lập phương tâm khối trong đó thể tích các nguyên tử chiếm 68% thể tích tinh thể. Khối lượng riêng của Cr là 7,2 g/cm3 và khối lượng nguyên tử của Cr là 51,99. Nếu xem nguyên tử Cr có dạng hình cầu thì bán kính gần đúng của chromium là
Thể tích của 1 mol nguyên tử Chromium là
Thể tích thực của 1 nguyên tử Chromium là:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tương tác van der Waals?
Tương tác van der Waals được tạo thành bởi tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực giữa các nguyên tử hay phân tử.
X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn, ở trạng thái đơn chất X và Y phản ứng được với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23. Biết rằng X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn. X là
Vì pX + pY = 23 nên x và Y là những nguyên tố thuộc chu kì nhỏ.
X và Y là 2 nguyên tố thuộc 2 nhóm kế tiếp
⇒ Số proton của X và Y hơn kém nhau 1 hoặc 7 hoặc 9.
Ta xét từng trường hợp:
Nếu pX − pY = 1 ⇒ pX = 12 (Mg), pY = 11 (Na)
Ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này không phản ứng với nhau(loại).
Nếu pX − pY =7 ⇒ pX = 15 (P), pY = 8 (O)
Ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này phản ứng được với nhau (nhận).
Nếu pX− pY = 9 ⇒ pX = 16 (S), pY = 7 (N)
Ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này không phản ứng với nhau (loại).
Vậy X là P.
Một hợp chất ion có công thức XY. Hai nguyên tố X, Y thuộc 2 chu kì kế cận nhau trong bảng tuần hoàn. X thuộc nhóm IA hoặc IIA, còn Y thuộc VIA hoặc VIIA. Biết tổng số electron trong XY bằng 20. XY là hợp chất nào sau đây ?
X thuộc nhóm IA hoặc IIA nên có điện hóa trị 1+ hoặc 2+
Y thuộc nhóm VIA hoặc VIIA nên Y có điện hóa trị 2- hoặc 1-
Ngoài ra ZX + ZY = 20. Vì X, Y thuộc hai chu kì kế cận nên nghiệm thích hợp là
ZX = 11 thì ZY = 9; X là Na, Y là F và XY là NaF
ZX = 12 thì ZY = 8; X là Mg, Y là O và XY là MgO
Cho giá trị độ âm điện tương đối theo Pauling của các nguyên tố sau: H (2,20); N (3,04); S (2,58); Al (1,61) và các chất NH3, H2S, AlH3, Al2S3. Số chất có liên kết cộng hóa trị không phân cực và liên kết cộng hóa trị phân cực lần lượt là
Ta có:
Hiệu độ âm điện của
H với N: 3,04 – 2,20 = 0,84
H với S: 2,58 – 2,20 = 0,38
H với Al: 2,20 – 1, 61 = 0,59
Al với S: 2,58 – 1,61 = 0,97
Hiệu độ âm điện ( | Loại liên kết | Chất |
0 ≤ | Cộng hóa trị không phân cực | H2S |
0,4 ≤ | Cộng hóa trị phân cực | NH3, AlH3, Al2S3 |
0,4 ≤ | Ion |
Số chất có liên kết cộng hóa trị không phân cực và liên kết cộng hóa trị phân cực lần lượt là 1, 3.
Nung nóng hai ống nghiệm chứa NaHCO3 và P, xảy ra các phản ứng sau:
2NaHCO3(s) Na2CO3(s) + CO2(g) + H2O(g) (1)
4P(s) + 5O2(g) 2P2O5(s) (2)
Khi ngừng đun nóng, phản ứng (1) dừng lại còn phản ứng (2) tiếp tục xảy ra, chứng tỏ:
Khi ngừng đun nóng phản ứng (1) dừng lại chỉ còn phản ứng (2) tiếp tục xảy ra chứng tỏ phản ứng (1) thu nhiệt phản ứng (2) tỏa nhiệt.
Liên kết cộng hóa trị trong đó cặp electron không lệch về phía nguyên tử nào được gọi là:
Liên kết cộng hóa trị trong đó cặp electron không lệch về phía nguyên tử nào được gọi là liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Ở điều kiện chuẩn, cần phải cung cấp 26,48 kJ nhiệt lượng cho quá trình mol H2(g) phản ứng với
mol I2(s) để thu được 1 mol HI(s). Ta nói enthalpy tạo thành của HI(g) ở điều kiện chuẩn là 26,48 kJ mol-1. Phản ứng trên được biểu diễn như sau:
Ở cùng điều kiện phản ứng, nếu thu được 3 mol HI thì lượng nhiệt cần thu vào là
Để tạo thành 1 mol HI thì nhiệt lượng cần thu vào là 26,48 kJ.
Để tạo thành 3 mol HI thì nhiệt lượng cần thu vào là: 26,48.3 = 79,44 kJ.
Hình ảnh dưới đây minh họa ảnh hưởng của yếu tố nào tới tốc độ phản ứng?
Trong hỗn hợp khí, nồng độ mỗi khí tỉ lệ thuận với áp suất của nó. Khi nén hỗn hợp khí (giảm thể tích) thì nồng độ mỗi khí tăng lên hay áp suất tăng lên.
Trong các câu sau đây, câu nào sai?
Electron là hạt mang điện tích âm, có khối lượng 9,1094.10-31 kg, chỉ thoát ra khỏi nguyên tử trong những điều kiện đặc biệt.
Ta có: me= 9,1.10-31 kg, mp= 1,6726.10-27 kg, mn= 1,6748.10-27 kg
Vậy me= .mp=
.mn
Do đó electron có khối lượng không đáng kể so với khối lượng nguyên tử.
Trong dãy halogen, đi từ F2 đến I2:
Trong các halogen, các phân tử X2 liên kết với nhau bằng lực van der Waals. Lực này tăng lên theo chiều tăng của khối lượng phân tử halogen.
Vì thế từ F2 đến I2, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần.
Cặp hóa chất có thể xảy ra phản ứng oxi hóa – khử với nhau là
Cặp chất khi tham gia phản ứng có thể xảy ra phản ứng oxi hóa khử là: Fe2O3 và HI
Fe2O3 + 6HI → 2FeI2 + I2 + 3H2O
Năng lượng ion hóa của nguyên tử là:
Năng lượng ion hóa của nguyên tử là năng lượng để tách electron khỏi nguyên tử ở trạng thái cơ bản.
Để nhận ra khí hydrogen chloride trong số các khí đựng riêng biệt: HCl, SO2, O2 và H2 ta làm như sau
Khi dẫn các khí qua AgNO3, khí HCl hòa tan vào nước và tác dụng với AgNO3 tạo kết tủa AgCl.
Khi cho chlorine dư tác dụng với 9,2 g kim loại A hóa trị I, sinh ra 23,4 g muối tương ứng. Công thức của muối là (Cl = 35,5; Li = 7; Na = 23; K = 39; Ag = 108)
Phương trình phản ứng:
2A + Cl2 2ACl
mol:
M = 23
Vậy công thức của muối là NaCl.
A, B là các dung dịch HCl có nồng độ mol khác nhau. Lấy V lít dung dịch A cho tác dụng với AgNO3 dư thấy tạo thành 35,875 gam kết tủa. Để trung hòa V’ lít dung dịch B cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 0,3M. Lấy riêng 100 ml dung dịch A và 100 ml dung dịch B cho tác dụng với Fe dư thì lượng H2 thoát ra trong hai trường hợp chênh lệch nhau 0,496 lít (ở đkc). Tính nồng độ mol của các dung dịch A, B.
- Cho V lít dung dịch A tác dụng với AgNO3 dư:
AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3 (1)
0,25 0,25
- Trung hòa V’ lít dung dịch B bằng NaOH:
NaOH + HCl → NaCl + H2O (2)
0,15 0,15
Khi cho dung dịch A hay dung dịch B tác dụng với Fe thì đều xảy ra phản ứng
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (3)
Đặt nồng độ của dung dịch A là xM nHCl(A) = 0,1x mol.
Đặt nồng độ của dung dịch B là yM nHCl(B) = 0,1y mol.
Ta có:
Số mol H2 chênh lệch = 0,496 : 24,79 = 0,02 mol
TH1: Lượng H2 từ dung dịch A thoát ra lớn hơn từ dung dịch B.
Từ phản ứng (3) và số mol H2 chênh lệch ta có:
0,05x – 0,05y = 0,02 (II)
Từ (I) và (II) ⇒ x1 = 0,5 và x2 = 0,1
Với x = x1 = 0,5M ⇒ y = 0,1M
Với x = x2 = 0,1M ⇒ y = - 0,3M (loại)
TH2: Lượng H2 từ dung dịch B thoát ra lớn hơn từ dung dịch A.
Từ phản ứng (3) và số mol H2 chênh lệch ta có:
0,05y – 0,05x = 0,02 (III)
Từ (I) và (III) x1 = 0,145 và x2 = - 0,345 (loại)
Với x = x1 = 0,145M ⇒ y = 0,545M
Cách nào sau đây không làm tăng diện tích bề mặt của chất rắn?
Hòa tan chất rắn trong acid không làm tăng diện tích bề mặt của chất rắn.
Hợp chất khí với hydogen của nguyên tố R thuộc nhóm IVA có chứa 25% hydrogen về khối lượng. Công thức oxide cao nhất của R là
R có hóa trị IV, công thức hợp chất khí với hiđro là RH4:
MR = 12
R là carbon.
Công thức oxide cao nhất là: CO2
Để hoà tan hết một mẫu Mg trong dung dịch acid HCl ở 30oC cần 30 phút. Cũng mẫu Mg đó tan hết trong dung dịch acid nói trên ở 50oC trong 450s. Hỏi để hoà tan hết mẫu Mg đó trong dung dịch acid trên ở 80oC thì cần thời gian là bao nhiêu giây?
Ta có:
v1 ở 30oC là 30 phút = 1800 (s)
v2 ở 50oC là 450 (s)
v3 ở 80oC là x (s)
Ta có:
= 0,5
x = 56,25 (s)
Khi nguyên tử nhường electron thì ion tạo thành mang điện tích gì?
Nguyên tử trung hòa về điện, electron mang điện tích âm.
Khi nguyên tử nhường electron thì ion tạo thành mang điện tích dương.
Kim cương và than chì có vẻ bề ngoài rất khác nhau nhưng đều được tạo nên từ các nguyên tử mà hạt nhân có 6 proton. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về kim cương và than chì?
Kim cương và than chì đều được tạo nên từ cùng một nguyên tố hóa học do hạt nhân đều có 6 proton.
Các orbital trong cùng một phân lớp electron:
Các orbital trong cùng một phân lớp electron có cùng định mức năng lượng.
Dẫn khí chlorine vào dung dịch KBr xảy ra phản ứng hóa học:
Cl2 + 2KBr 2KCl + Br2
Trong phản ứng hóa học trên, xảy ra quá trình oxi hóa chất nào?
Sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố:
Ta thấy nguyên tử Br nhường electron KBr là chất khử hay là chất bị oxi hóa.
Vậy trong phản ứng xảy ra quá trình oxi hóa KBr.
Phản ứng giữa HNO3 với FeO tạo khí NO. Tổng hệ số các chất sản phẩm trong phương trình hóa học của phản ứng này (số nguyên, tối giản) là
Cân bằng phương trình phản ứng:
3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
⇒ Tổng hệ số các chất sản phẩm là 3 + 1 + 5 = 9.
Các hợp chất của nguyên tố Y được sử dụng như là vật liệu chịu lửa trong các lò sản xuất sắt, thép, kim loại màu, thủy tinh và xi măng. Oxide của Y và các hợp chất khác cũng được sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp hóa chất và xây dựng. Nguyên tử Y có tổng số các hạt là 36. Số hạt không mang điện bằng một nửa hiệu số giữa tổng số hạt với số hạt mang điện tích âm. Số khối của Y là
Gọi p, n và e lần lượt là số proton, neutron và electron của Y. Trong đó p = e.
Theo bài ra ta có hệ phương trình:
Vậy trong Y có 12 proton; 12 electron và 12 neutron.
A = p + n = 24
Nguyên tố halogen nào sau đây là nguyên tố phóng xạ?
Trong nhóm halogen có hai nguyên tố phóng xạ là astatine và tennessine.
Nguyên tố Z thuộc nhóm A của bảng tuần hoàn. Oxide ứng với hóa trị cao nhất của Z có công thức hóa học ZO3. Số electron ở lớp ngoài cùng của A là
Z có hóa trị cao nhất với oxygen là 6 nên có 6 e lớp ngoài cùng.
Phương trình tổng hợp ammonia (NH3), N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g). Nếu tốc độ tạo thành NH3 là 0,345 M/s thì tốc độ của chất phản ứng H2 là
Ta có tỉ lệ:
Magnesium (Z = 12) là
Nguyên tử Mg có số hiệu nguyên tử Z = 12 = Số proton = Số electron.
Thứ tự các lớp và phân lớp electron: 1s22s22p63s2.
Có thể thay 1s22s22p6 bằng kí hiệu [Ne]. Cấu hình electron của nguyên tử Mg là 1s22s22p63s2 hoặc [Ne]3s2 hoặc (2, 8, 2).
Electron cuối cùng điền vào phân lớp s nên magnesium là nguyên tố s.
Khối lượng phân tử tính bằng gam của phân tử Cl2 bằng bao nhiêu? Biết mỗi nguyên tử chlorine có 17 proton, 18 neutron và 17 electron và mp = 1,6726.10-27 kg, mn = 1,6748.10-27 kg và me = 9,1094.10-31 kg.
Khối lượng phân tử Cl2 là:
mCl2 = 2.(17.1,6726.10-27 + 18.1,6748.10-27 + 17.9,1094.10-31).103
= 1,1719.10-22 g
Đốt một băng magnesium rồi cho vào bình chứa khí CO2 thì thấy phản ứng tiếp tục xảy ra và sản phẩm tạo thành là bột trắng và muội đen. Phát biểu nào sau đây sai?
Mg chuyển tử số oxi hóa 0 lên +2.
Trong các nguyên tử của các nguyên tố sau: K, F, Zn, O, Mg. Có bao nhiêu nguyên tử có xu hướng nhường đi electron để đạt tới cấu hình bền vững?
Các nguyên tử của các nguyên tố kim loại có xu hướng nhường đi electron để đạt tới cấu hình bền vững: K, Zn, Mg.
Cấu hình electron của K: 1s22s22p63s23p64s1
K có xu hướng nhường 1 electron để đạt tới cấu hình bền vững.
Cấu hình electron của F: 1s22s22p5
F có xu hướng nhận 1 electron để đạt tới cấu hình bền vững.
Cấu hình electron của Zn: 1s22s22p63s23p63d104s2
Zn có xu hướng nhường 2 electron để đạt tới cấu hình bền vững.
Cấu hình electron của O: 1s22s22p4
O có xu hướng nhận 2 electron để đạt tới cấu hình bền vững.
Cấu hình electron của Mg: 1s22s22p63s2
Mg có xu hướng nhường 2 electron để đạt tới cấu hình bền vững.
Anion X− và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
X-: [Ne]3s23p6 X: [Ne]3s23p5 (Z = 17)
X có số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm VIIA.
Y2+: [Ne]3s23p6 Y: [Ar]4s2 (Z = 20)
X có số thứ tự 20, chu kì 4, nhóm IIA.
Ở trạng thái cơ bản:
- Phân lớp electron ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là np2n+1.
- Tổng số electron trên các phân lớp p của nguyên tử nguyên tố Y là 7.
- Số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tố Z nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tố X là 20 hạt.
Nhận xét nào sau đây là sai?
- Xét phân lớp electron ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là np2n + 1
Ta có: 2n + 1 ≤ 6 n ≤ 2,5
n = 2 (vì n = 1 chưa có phân lớp p)
Vậy cấu hình electron của X là 1s22s22p5 (F) X thuộc chu kì 2, nhóm VIIA.
Nhận xét: Số oxi hóa của X trong hợp chất luôn là -1 là đúng
- Xét Y: Tổng số electron trên các phân lớp p của nguyên tử nguyên tố Y là 7.
Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố Y là 1s22s22p63s23p1 (Al) Y thuộc chu kì 3, nhóm IIIA.
Nhận xét: Nguyên tố X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp là đúng
Nhận xét: Oxide và hydroxide của Y có tính lưỡng tính là đúng
- Xét Z: Số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tố Z nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tố X là 20 hạt. số hiệu nguyên tử của Z là 9 + 10 = 19 hạt.
Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố Z là 1s22s22p63s23p64s1 (K) Z thuộc chu kì 4, nhóm IA.
Nhận xét: Độ âm điện tăng dần theo thứ tự X, Y, Z là sai.
Độ âm điện: F (X) > Al (Y) > K (Z)
Dung dịch chất nào sau đây được dùng để trung hòa môi trường base, hoặc thủy phân các chất trong quá trình sản xuất, tẩy rửa gỉ sắt (thành phần chính là các iron oxide) bám trên bề mặt của các loại thép?
Dung dịch nước của hydrogen chlorine là hydrochloric acid (HCl) được dùng để trung hòa môi trường base, hoặc thủy phân các chất trong quá trình sản xuất, tẩy rửa gỉ sắt (thành phần chính là các iron oxide) bám trên bề mặt của các loại thép.
Ví dụ: Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là:
Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là: 8 và 18.
Dãy chất đều có nguyên tố có số oxi hóa +4 là
- Với CO2: Gọi số oxi hóa của C trong hợp chất bằng x
⇒ 1.x+2.(-2) = 0 ⇒ x = +4
- Với HCO3-: Gọi số oxi hóa của C trong ion là y
⇒ 1.(+1) + 1.y + 3.(-2) = -1 ⇒ y = +4
- Với SO2: Gọi số oxi hóa của S trong hợp chất bằng z
⇒ 1.z + 2.(-2) = 0 ⇒ z = +4
- Với H2SO3: Gọi số oxi hóa của S trong hợp chất bằng t
⇒ 2.(+1) + 1.t + 3.(-2) = 0 ⇒ t = +4
Dãy chất đều có nguyên tố có số oxi hóa +4 là CO2, HCO3-, SO2, H2SO3.