Đề kiểm tra 45 phút Hóa 11 Chương 1: Cân bằng hóa học

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 40 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 40 điểm
  • Thời gian làm bài: 50 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
50:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Chuẩn độ dung dịch Acid - base

    Khi chuẩn độ dung dịch NaOH chưa biết nồng độ bằng dung dịch HCl, nếu không sử dụng chỉ thị là phenolphthalein thì có thực hiện được hay không?

    Hướng dẫn:

    Không vì không thể nhận biết được điểm tương đương

  • Câu 2: Thông hiểu
    Điện li dung dịch acetic acid

    Trong dung dịch acetic acid (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?

    Hướng dẫn:

    CH3COOH là chất điện li yếu:

    CH3COOH ightleftharpoons H+ + CH3COO−

    Do vậy phần tử thu được gồm: CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Cân bằng hóa học không bị chuyển dịch

    Cho cân bằng hóa học:

    2N2 (g) + 3H2 (g) ightleftharpoons 2NH3 (g)

    Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Cân bằng hóa học không bị chuyển dịch khi:

    Hướng dẫn:

    Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch với số lần bằng nhau.

    ⇒ Chất xúc tác không làm ảnh hưởng đến cân bằng hóa học.

  • Câu 4: Vận dụng
    Xác định pH

    Dung dịch X gồm có: 0,07 mol K+; 0,02 mol SO42- và x mol OH-. Dung dịch Y có chứa ClO4-, NO3- và y mol H+; tổng số mol ClO4- và NO3- là 0,04. Trộn X và Y được 100 ml dung dịch Z. Dung dịch Z có pH (bỏ qua sự điện li của H2O) là:

    Hướng dẫn:

    Áp dụng định luật bảo toàn điện tích cho:

    Dung dịch X:

    0,07.1 = 0,02.2 + x.1 ⇒ x = 0,03 mol

    Dung dịch Y:

    0,04.1 = y.1 ⇒ y = 0,04 mol

    Phương trình hóa học:

    H+ + OH → H2O

    0,04   0,03

    Vậy OH hết, H+ dư.

    ⇒ nH+= 0,01 mol ⇒ [H+]=0,01:0,1 = 0,1M

    ⇒ pH = - log[H+] = 1

  • Câu 5: Nhận biết
    Dung dịch không làm đổi màu quỳ tím

    Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím

    Hướng dẫn:

     Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím có môi trường trung tính.

    Do đó ta có dung dịch Na2SOkhông làm quỳ tím đổi màu.

  • Câu 6: Nhận biết
    Base phân li hoàn toàn trong nước

    Base nào sau đây phân li hoàn toàn trong nước:

    Hướng dẫn:

    Base phân li hoàn toàn trong nước: NaOH

     

  • Câu 7: Nhận biết
    Nhận định nào đúng

    Trong các nhận định dưới đây nhận định nào đúng?

    Hướng dẫn:

    Nhận định đúng là: Phản ứng thuận nghịch diễn ra đồng thời theo cả 2 chiều: thuận và nghịch.

  • Câu 8: Vận dụng
    Nhận định đúng là

    Dung dịch CH3COOH 0,1M có pH = a và dung dịch HCl 0,1M có pH = b .Phát biểu đúng là

    Hướng dẫn:

    HCl là acid mạnh phân li hoàn toàn

    HCl → Cl- + H+

    0,1 → 0,1

    => [H+] = 0,1 => b = -log ([H+]) - 1

    CH3COOH là acid yếu nên phân li 1 phần

    => [H+] < 0,1 => a = -log ([H+]) > 1.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Hằng số cân bằng Kc

    Khi hằng số cân bằng Kc của 1 phản ứng rất nhỏ, thì phản ứng thuận diễn ra ... so với phản ứng nghịch.

    Hướng dẫn:

    Khi hằng số cân bằng Kc của 1 phản ứng rất nhỏ, thì phản ứng thuận diễn ra khó khăn hơn so với phản ứng nghịch.

  • Câu 10: Nhận biết
    Sự chuyển dịch cân bằng

    Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là chuyển từ trạng thái cân bằng hóa học này:

    Hướng dẫn:

    Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là chuyển từ trạng thái cân bằng hóa học này sang trạng thái cân bằng hóa học khác do tác động của các yếu tố từ bên ngoài tác động lên cân bằng

  • Câu 11: Thông hiểu
    Khả năng dẫn điện

    Cho các dụng dịch sau đây: KCl, C2H5OH, CH3COOH, K2SO4 có cùng nồng độ mol. Thứ tự khả năng dẫn điện tăng dần là:

    Hướng dẫn:

    C2H5OH tan trong nước nhưng không phân li ra ion ⇒ không có khả năng dẫn điện.

    CH3COOH là chất điện li yếu ⇒ dẫn điện yếu hơn so với 2 muối

    Cùng nồng độ 0,1 mol/l thì:

    KCl → K+ + Cl;

    K2SO4 → 2K+ + SO42−

    K2SO4 phân li ra nhiều ion hơn nên dẫn điện mạnh hơn KCl.

    C2H5OH < CH3COOH < KCl < K2SO4

  • Câu 12: Vận dụng
    Khối lượng NaOH

    Khối lượng NaOH cần để pha 200 ml dung dịch NaOH có pH = 12 là:

    Hướng dẫn:

     Ta có theo đề bài: pH = 12 ⇒ 14 + lg[OH-] = 12

    ⇒ [OH-] = 0,01 

    ⇒ nNaOH = nOH- = 0,2.0,01 = 0,002 mol

    ⇒ mNaOH = 0,002.40 = 0,08 gam.

  • Câu 13: Vận dụng
    Hằng số cân bằng KC

    Nồng độ ban đầu của H2 và I2 đều là 0,05 mol/l. Khi đạt đến cân bằng, nồng độ của HI là 0,06 mol/l. Hằng số cân bằng KC của phản ứng tổng hợp HI là:

    Hướng dẫn:

    Nồng độ của H2 và I2 ban đầu đều là 0,05 mol/l.

    Phương trình phản ứng:

    H2 + I2 ⇔ 2HI

    0,03       ← 0,06

    Lúc cân bằng: [HI] = 0,06 mol

    Theo phản ứng ta có: [I2] = 0,06:2 = 0,03 mol 

    ⇒ [H2] = [I2] = 0,05 - 0,03 = 0,02 (mol/l)

    Hằng số cân bằng của phản ứng tổng hợp HI là:

    K_C=\frac{{\lbrack HIbrack}^2}{\lbrack H_2brack.\lbrack I_2brack}=\frac{{\lbrack0,06brack}^2}{\lbrack0,02brack.\lbrack0,02brack}=9

  • Câu 14: Vận dụng
    Xác định pH

    Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ vào nước dư thu được 0,224 lít khí (đktc) và 2 lít dung dịch có pH bằng:

    Hướng dẫn:

    Gọi công thức chung của 2 loại là R hóa trị n 

    Phương trình phản ứng: 

    2R + 2nH2O → 2R(OH)n + nH2

    Ta có:

    nH2 = 0,224:22,4 = 0,01 mol

    ⇒ nR(OH)n = 2nH2:n = 0,02:n

    ⇒ nOH- = n.nR(OH)n = 0,02:n.n = 0,02 mol.

    ⇒ [OH-] = 0,02:2 = 0,01M

    pOH = -log[OH-] = 2

    ⇒ pH = 12.

  • Câu 15: Thông hiểu
    pH

    Dung dịch với [H+] = 4.10-5 sẽ có:

    Hướng dẫn:

     [H+] = 4.10-5 mol/l

    ⇒ pH = -log[H+] = 4,4 < 7

    ⇒ Môi trường acid.

  • Câu 16: Vận dụng cao
    Tính nồng độ dung dịch NaOH đã dùng

    Để xác định nồng đội dung dịch NaOH người ta tiến hành như sau: cân 1,26 gam oxalic acid ngậm nước (H2C2O4.2H2O) hòa tan hoàn toàn vào nước, định mức thành 100 ml. lấy 10 ml dung dịch này thêm vào đó vài giọt phenolphthalein, đem chuẩn độ bằng dung dịch NaOH đến xuất hiện màu hồng (ở pH = 9) thì hết 17,5 ml dung dịch NaOH. Tính nồng độ dung dịch NaOH đã dùng.

    Hướng dẫn:

    {\mathrm n}_{{\mathrm H}_2{\mathrm C}_2{\mathrm O}_4.2{\mathrm H}_2\mathrm O}=\frac{1,26}{126}=0,01\;(\mathrm{mol})

    \Rightarrow trong 10 ml dung dịch có 0,001 mol H2C2O4.

    Phenolphtalein xuất hiện màu hồng ở pH = 9 > 7 \Rightarrow NaOH dư, (COOH)2 hết

    Gọi nNaOH = x mol.

                    H2C2O4 + 2NaOH → Na2C2O4 + 2H2O

    Bđ:           0,001   →   x

    Pư:          0,001 →     0,002

    Sau pư:     0               x - 0,002

     pH = 9 \Rightarrow pOH = 14 - 9 = 5 ⟹ [OH - ] sau pư = 10-5

    {\lbrack\mathrm{OH}^-brack}_{\mathrm{sau}\;\mathrm{pư}}=\frac{\mathrm x\;-\;0,002}{(10\;+\;17,5).10^{-3}}=10^{-5}

    \Rightarrow x = 2,000275.10 -3 

    {\mathrm C}_{\mathrm M}=\frac{{\mathrm n}_{\mathrm{NaOH}}}{{\mathrm V}_{\mathrm{dd}\;\mathrm{NaOH}}}=\frac{2,000275.10^{-3}}{17,5.10^{-3}}=0,1143\;\mathrm M

  • Câu 17: Nhận biết
    pH > 7

    Dung dịch nào sau đây có pH > 7?

    Hướng dẫn:

    NaOH là dung dịch base nên có pH >7

    H2SO4 và HNO3 là acid nên có pH < 7

    BaCl2 là muối trung tính nên có pH = 7

  • Câu 18: Vận dụng
    Giá trị pH của dung dịch X

    Trộn 100 ml Ba(OH)2 0,01M với 100 ml KOH 0,03M thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là:

    Hướng dẫn:

    nOH- = 2nBa(OH)2 + nNaOH = 2.0,1.0,01 + 0,1.0,03 = 0,005 mol

    Vtổng = 100 + 100 = 200 (ml) = 0,2 (lít)

    [OH-] = n:V = 0,005 : 0,2 = 0,025M

    → pOH = -log[0,025] = 1,6

    → pH = 14 – pOH = 14 - 1,6 = 12,4.

  • Câu 19: Vận dụng
    Nồng độ của CO2 ở trạng thái cân bằng

    Cho phản ứng CO (g) + H2O (g) ightleftharpoons H2 + CO2 (g)

    Ở 427oC, hằng số cân bằng KC = 8,3. Cho 1 mol khí CO và 1 mol hơi nước vào bình kín dung tích 10 L và giữa ở 427oC. Tính nồng độ của CO2 ở trạng thái cân bằng.

    Hướng dẫn:

    Nồng độ của 1 mol khí CO: [CO] = 1:10 = 0,1 mol/L

    Nồng độ của 1 mol hơi nước: [H2O] = 1:10 = 0,1 mol/L.

    Phương trìnhCO (g)+ H2O (g) ightleftharpoons H2+ CO2 
    Ban đầu0,10,100M
    Phản ứngxxxxM
    Cân bằng0,1-x0,1-xxxM

    Gọi nồng độ mol khi cân bằng [H2] = [CO2] = x mol/L (x >0,1)

    ⇒ Khi cân bằng: [CO] = [H2O] = 0,1 - x mol/L

    Ta có: 

    K_C=\frac{\lbrack H_2brack.\lbrack CO_2brack}{\lbrack CObrack.\lbrack H_2Obrack}\Leftrightarrow8,3=\frac{x.x}{(0,1-x).(0,1-x)}

    ⇒ x2 = 8,3(x2 – 0,2x + 0,01)

    ⇔ 7,3x2 – 1,66x + 0,083 = 0

    ⇒ x = 0,074 (thoả mãn); x = 0,153 (loại do > 0,1).

    Vậy nồng độ của CO2 ở trạng thái cân bằng là 0,074 mol/L.

  • Câu 20: Thông hiểu
    Cặp nào sau đây là acid

    Xét phản ứng giữa acid metanoic và nước:

    HCOOH + H2O ightleftharpoons HCOO- + H3O+

    Cặp nào sau đây là acid theo thuyết BrØnsted - Lowry?

    Hướng dẫn:

    Phản ứng giữa acid metanoic và nước:

    HCOOH + H2O ightleftharpoons HCOO- + H3O+

    Cặp HCOOH, H3O+ là acid.

  • Câu 21: Nhận biết
    Thuyết BrØnsted - Lowry về acid

    Theo thuyết BrØnsted - Lowry, acid là:

    Hướng dẫn:

    Theo thuyết BrØnsted - Lowry, acid là một chất cho proton (H+)

  • Câu 22: Nhận biết
    Hình ảnh mô tả

    Phương pháp nào được mô tả dưới hình dưới đây:

    Hướng dẫn:

    Hình ảnh bên dưới mô tả phương pháp nào trong phương pháp chuẩn độ.

  • Câu 23: Nhận biết
    Xác định màu quỳ tím

    Khi cho quỳ tím vào dung dịch giấm ăn pha loãng thì:

    Hướng dẫn:

    Khi cho quỳ tím vào dung dịch giấm ăn pha loãng thì quỳ tím hóa đỏ 

    Dung dịch giấm ăn chính là acid acetic (CH3COOH) có môi trường acid làm quỳ tím hóa đỏ.

  • Câu 24: Thông hiểu
    Hằng số cân bằng

    Hằng số cân bằng của phản ứng N2O4 (g) ightleftharpoons 2NO2 là:

    Hướng dẫn:

    Hằng số cân bằng của phản ứng N2O4 (g) ightleftharpoons 2NO2 là:

    K_C\;=\frac{{\lbrack NO_2brack}^2}{\lbrack N_2O_4brack}

  • Câu 25: Vận dụng
    Khối lượng muối khan

    Một hỗn hợp dung dịch X gồm NaOH, KOH, Ca(OH)2, hòa tan 17 gam vào nước được 500 gam dung dịch Y. Để trung hòa 50 gam dung dịch Y cần dùng 40 gam dung dịch HCl 3,65%. Cô cạn dung dịch sau khi trung hoà thu được khối lượng muối khan là

    Hướng dẫn:

    Cứ 500 gam dung dịch X ⇔ 17 gam

    → 50 gam dung dịch X → \frac{50.17}{500}=1,7 gam hỗn hợp NaOH, KOH và Ca(OH)2

    n_{H^+}\;=\;n_{HCl}\;=\;\frac{40.3,65}{100.36,5}=0,04\;mol

    ⇒ Trung hòa vừa đủ: nH+ = nOH- = 0,04 mol

    ⇒ mOH- = 0,04.17 = 0,68 gam

    Hỗn hợp: NaOH, KOH, Ca(OH)2

    mhỗn hợp = mkim loại + mOH- = 1,7 gam.

    ⇒ mkim loại = 1,7 - 0,68 = 1,02 gam

    Áp dụng bảo toàn Cl:

    nHCl = nCl- = 0,04 mol

    Muối khan gồm: NaCl, KCl, CaCl2 

    mmuối = mkim loại + mCl- = 1,02 + 0,04.35,5 = 2,44 gam.

  • Câu 26: Thông hiểu
    Xác định môi trường của dung dịch

    Trộn lẫn dung dịch chứa 1 gam NaOH với dung dịch chứa 1 gam HCl, dung dịch thu được có giá trị

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng:

    NaOH + HCl → NaCl + H2O

    nNaOH = 1: 40 = 0,025 (mol)

    nHCl = 1: 36,5 = 0,027 (mol)

    nHCl > nNaOH nên môi trường sau phản ứng là môi trường acid ⇒ pH <7

  • Câu 27: Nhận biết
    Chất điện li

    Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C6H12O6, CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li là:

    Hướng dẫn:

     Số chất điện li là 4 đó là: KAl(SO4)2.12H2O, CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4

  • Câu 28: Nhận biết
    Theo thuyết BrØnsted - Lowry về acid - base

    Theo thuyết BrØnsted - Lowry về acid - base, chất nào sau đây là acid.

    Hướng dẫn:

    Theo thuyết Bronsted - Lowry về acid - base, chất CH3COOH là acid. 

  • Câu 29: Nhận biết
    Chọn phát biểu đúng

    Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng:

    Hướng dẫn:

    Phát biểu đúng là Dung dịch base làm quỳ tím hóa xanh

  • Câu 30: Vận dụng
    Biện pháp làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận

    Cho cân bằng hóa học của phân ứng sau:

    2SO2 (g) + O2 (g)  ightleftharpoons 2SO3 (g); ΔH < 0

    Cho các biện pháp sau:

    (1) Tăng nhiệt độ

    (2) Tăng áp suất chung của hệ phản ứng;

    (3) Hạ nhiệt độ;

    (4) Dùng thêm chất xúc tác V2O5

    (5) Giảm nồng độ SO3

    (6) Giảm áp suất chung của hệ phản ứng.

    Trong các biện pháp trên, những biện pháp nào làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận?

    Hướng dẫn:

     ∆H < 0 ⇒ Phản ứng theo chiều thuận là phản ứng tỏa nhiệt

    (1) Tăng nhiệt độ: cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm nhiệt độ (chiều nghịch)

    (2) Tăng áp suất chung của hệ phản ứng; cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm áp suất (chiều thuận)

    (3) Hạ nhiệt độ; cân bằng chuyển dịch theo chiều tăng nhiệt độ (chiều thuận)

    (4) Dùng thêm chất xúc tác V2O5; không làm ảnh hưởng chuyển dịch

    (5) Giảm nồng độ SO3; cân bằng chuyển dịch theo chiều tăng nồng độ SO3 chiều thuận

    (6) Giảm áp suất chung của hệ phản ứng. cân bằng chuyển dịch theo chiều tăng áp suất (chiều nghịch)

    Vậy biện pháp nào làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận (2), (3), (5)

  • Câu 31: Thông hiểu
    Nồng độ mol ion

    Dung dịch acid mạnh HNO3 0,1M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Phương trình điện li 

    HNO3 → H+ + NO3-

    Do phân li hoàn toàn

    ⇒ [H+] = 0,1M

  • Câu 32: Thông hiểu
    Dãy chất điện li yếu

    Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu

    Hướng dẫn:

    Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một số phân tử hòa tan phân li thành ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử dung dịch.

    Dãy chất điện li yếu là: H2S, CH3COOH, HClO, HF.

  • Câu 33: Nhận biết
    Phản ứng thuận nghịch

    Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thuận nghịch

    Hướng dẫn:

    Phản ứng thuận nghịch là: PCl5 ightleftharpoons PCl3 + Cl2.

  • Câu 34: Nhận biết
    Môi trường acid

    Dung dịch nào sau đây có môi trường acid

    Hướng dẫn:

    Dung dịch nước chanh vắt có môi trường acid.

  • Câu 35: Nhận biết
    Phản ứng nào nước đóng vai trò là một base

    Trong các phản ứng dưới đây, ở phản ứng nào nước đóng vai trò là một base?

    Hướng dẫn:

    Theo thuyết Bronsted - Lowry: Base là chất nhận proton

    Ở phản ứng HCl + H2O → H3O+ + Cl-Nước đóng vai trò là một base.

  • Câu 36: Thông hiểu
    Cân bằng hóa học

    Cho phương trình hóa học của phản ứng sản xuất ammoinia trong công nghiệp

    N2 (g) + 3H2 (g) ightleftharpoons 2NH3 (g), ΔrHo298 = -92 kJ.

    Cân bằng hóa học sẽ chuyển dịch về phía tạo ra nhiều ammonia hơn khi. 

    Hướng dẫn:

    Cân bằng hóa học sẽ chuyển dịch về phía tạo ra nhiều ammonia hơn khi tăng áp suất của hệ phản ứng

  • Câu 37: Vận dụng
    Dung dịch Y có pH

    Trộn V mL dung dịch NaOH 0,01M với V mL dung dịch HCl 0,03M được 2 V mL dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là:

    Hướng dẫn:

    \;n_{NaOH}\;=\;\frac{0,01V}{10^3}\;mol

    n_{HCl}=\frac{0,03V}{10^3}mol

    Phương trình phản ứng

    HCl + NaOH → NaCl + H2O

    Xét tỉ lệ mol ta thấy: nHCl > nNaOH ⇒ HCl dư

    nHCl dư = nHCl - nNaOH =  \frac{0,03V}{10^3}-\frac{0,01V}{10^3}=\frac{0,02V}{10^3}mol

    ⇒ nH+ = nHCl = =\frac{0,02V}{10^3}mol

    \lbrack H^+brack=\frac{\displaystyle\frac{0,02V}{10^3}}{\displaystyle\frac{2V}{10^3}}=0,01M

    ⇒ pH = -log 0,01 = 2.

  • Câu 38: Nhận biết
    Theo thuyết BrØnsted - Lowry

    Theo thuyết BrØnsted - Lowry về acid - base, ion Al3+ là:

    Hướng dẫn:

    Theo thuyết BrØnsted - Lowry về acid - base, ion Al3+ là chất lưỡng tính.

  • Câu 39: Vận dụng
    Khối lượng Na

    Cho m gam Na vào nước dư thu được 1,2 lít dung dịch có pH = 12. Giá trị của m là:

    Hướng dẫn:

    pH = 12 ⇒ pOH = 2 ⇒ [OH-] = 0,01M

    ⇒ nNaOH = 0,01.1,2 = 0,012 mol

    ⇒ nNa = 0,012 mol

    Vậy mNa = 0,012 . 23 = 0,276 gam.

  • Câu 40: Thông hiểu
    Phương trình điện li đúng

    Phương trình điện li nào dưới đây được viết đúng?

    Hướng dẫn:

    Phương trình điện li đúng là: NaClO → Na+ + ClO-

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (38%):
    2/3
  • Thông hiểu (32%):
    2/3
  • Vận dụng (28%):
    2/3
  • Vận dụng cao (2%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 23 lượt xem
Sắp xếp theo