Đề kiểm tra 45 phút Hóa 11 Chương 4: Hydrocarbon

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 40 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 40 điểm
  • Thời gian làm bài: 50 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
50:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Nhận biết 3 dung dịch: hex-1-ene, hex-1-yne, hexane

    Thuốc thử dùng để nhận biết 3 dung dịch: hex-1-ene, hex-1-yne, hexane là

    Hướng dẫn:

    Nhận biết 3 dung dịch: hex-1-ene, hex-1-yne, hexane ta dùng dung dịch AgNO3/NH3 và dung dịch bromine.

    Ta cho các chất phản ứng lần lượt với AgNO3 /NH3

    Xuất hiện kết tủa vàng nhạt xuất hiện → hex-1-yne:

    HC≡C-CH2-CH2 -CH2 -CH3 + AgNO3 /NH3 → AgC≡C-CH2 -CH2 -CH2 -CH3 ↓ + NH4NO3

    Không có hiện tượng gì là hexane và hex-1-ene.

    Cho hai dung dịch còn lại phản ứng với bromine:

    Bromine mất màu → hex-1-ene

    CH2=CH-CH2-CH2-CH2-CH3 + Br2 → CH2 Br-CHBr-CH2-CH2-CH2-CH3

    Nếu không có hiện tượng gì là hexane. 

  • Câu 2: Vận dụng cao
    Xác định tỉ lệ x:y

    Tiến hành cho hỗn hợp X gồm Al4C3 và CaC2 có số mol lần lượt là x, y vào nước dư thu được dung dịch X; a gam kết tủa Y và hỗn hợp khí Z. Lọc bỏ kết tủa Y. Đốt cháy hoàn toàn khí Z được sản phẩm cháy dẫn vào dung dịch X thu được thêm a gam kết tủa Y nữa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định tỉ lệ x : y là

    Hướng dẫn:

     Phương trình phản ứng xảy ra:

    (1) Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4

    (2) CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2

    (3) 2Al(OH)3 + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + 4H2O

    Kết tủa Y là Al(OH)3 ⇒ trong dung dịch X chỉ chứa Ca(AlO2)2

    Bảo toàn nguyên tố Ca: nCa(OH)2= nCa(AlO2)2 = y mol

    Bảo toàn nguyên tố Al: 4.nAl4C3= nAl(OH)3 (1) + 2.nCa(AlO2)2 ⇒ nAl(OH)3 (1) = 4x – 2y

    Đốt cháy khí Z (C2H2 và CH4) thu được CO2

    Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = 3.nAl4C3 + 2.nCaC2 = 3x + 2y

    Sục CO2 vào dung dịch X:

    Ca(AlO2)2 + 2CO2 + 4H2O → 2Al(OH)3↓ + Ca(HCO3)2

    Vì nCa(AlO2)2= y\;<\;\frac{n_{CO_2}}2\;=\;\frac{3x\;+\;2y}2\;=\;1,5x\;+\;y ⇒ Phản ứng tính theo Ca(AlO2)2

    ⇒ nAl(OH)3 (2) = 2.nCa(AlO2)2 = 2y

    Vì lượng kết tủa lần 1 thu được bằng lượng kết tủa lần 2

    ⇒ nAl(OH)3 (1) = nAl(OH)3 (2) ⇒ 4x – 2y = 2y

    ⇒ x = y

    ⇒ tỉ lệ x : y = 1 : 1

  • Câu 3: Nhận biết
    Tên gọi (CH3)2CH–C6H5

    Tên gọi của hợp chất (CH3)2CH–C6H5 là:

    Hướng dẫn:

    Tên gọi của hợp chất (CH3)2CH–C6H5 là: iso-propylbenzene

  • Câu 4: Nhận biết
    Xác định công thức của X

    Trong điều kiện thích hợp có phản ứng sau: C2H2 + H2O → X. Xác định công thức của X là

    Hướng dẫn:

     Phương trình phản ứng:

    C2H2 + H2O \overset{HgSO_{4} }{ightarrow} CH3CHO

    Sản phẩm thu được là: CH3CHO

  • Câu 5: Thông hiểu
    Xác định công thức Alkane

    Alkane X có công thức phân tử C5H12. Xác định tên gọi của X, biết X chỉ có thể tạo ra một dẫn xuất monochloro duy nhất.

    Hướng dẫn:

    X chỉ có thể tạo ra một dẫn xuất monochloro duy nhất do đó chỉ có thể là: 

    2,2 – dimethylpropane. 

     

  • Câu 6: Thông hiểu
    2–methylbut–2–ene tác dụng với hydrogen chloride

    Cho 2 – methylbut – 2 – ene tác dụng với hydrogen chloride công thức cấu tạo sản phẩm chính của các phản ứng trên là:

    Hướng dẫn:

    2 – methylbut – 2 – ene có công thức cấu tạo là: CH3 – C(CH3) = CH – CH

    Sản phẩm chính thu được khi cho 2 – methylbut – 2 – ene tác dụng với hydrogen chloride là:

     

  • Câu 7: Thông hiểu
    Làm sạch ethene có lẫn acetylene

    Để làm sạch ethene có lẫn acetylene cần cho hỗn hợp qua dung dịch

    Hướng dẫn:

    Để làm sạch ethene có lẫn acetylene ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch dung dịch AgNO3 /NH3 dư vì khi đó chỉ có acetylene phản ứng và bị giữ lại. Còn ethene không phản ứng thoát ra ngoài.

    CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg + 2NH4NO3

  • Câu 8: Nhận biết
    Nhận định sai

    Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về Toluene?

    Hướng dẫn:

    Toluene là đồng đẳng của benzene

  • Câu 9: Vận dụng
    Phần trăm thể tích của acetylene

    Hỗn hợp X gồm acetylene, ethylene và hydrogen có tỉ khối so  với H2 là 7,25. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X thu được 0,1 mol CO2. Phần trăm thể tích của acetylene trong hỗn hợp X là

    Hướng dẫn:

    Gọi x, y, z lần lượt là số mol của C2H2, C2H4 và H2.

    ⇒ x + y + z = 0,1                                           (1)

    \mathrm {M_X}=\frac{26\mathrm x+18\mathrm y+2\mathrm z}{\mathrm x\;+\mathrm y+\mathrm z}=2.7,25\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;(2)

    Áp dụng bảo toàn nguyên tố C:

    nCO2 = 2.nC2H2 + 2.nC2H4 

    ⇒ 2x + 2y = 0,1                                             (3)

    Giải hệ phương trình (1), (2), (3) ⇒ x = 0,025; y = 0,025; z = 0,05 

    %VC2H2 = 25%.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Tính số đồng phân alkene ứng với công thức C5H10

    Số đồng phân alkene ứng với công thức C5H10 là:

    Hướng dẫn:
    • Đồng phân cấu tạo:

    CH2 = CH – CH2 – CH2 – CH3

    CH3 – CH= CH – CH2 – CH3

    • Đồng phân hình học: 

     CH3–CH=CH–CH2–CH3: pent-2-ene có đồng phân hình học: 

  • Câu 11: Nhận biết
    Khí hồ ao

    Khí nào sau đây được gọi là khí hồ ao

    Hướng dẫn:

    Methane còn được gọi là khí hồ ao vì methane được tìm thấy trong sự phân huỷ kị khí ở các ao hồ, đầm lầy … 

  • Câu 12: Nhận biết
    Vòng benzene có mấy liên kết π

    Benzene là một hydrocarbon thơm đơn giản và điển hình nhất, trong vòng benzene có chứa mấy liên kết đôi:

    Hướng dẫn:

     

    Vòng benzen có chứa 3 liên kết đôi

  • Câu 13: Nhận biết
    Đồng đẳng alkene

    Chất nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng alkene?

    Hướng dẫn:

    Công thức chung của dãy đồng đẳng alkene là

    CnH2n (n ≥ 2)

    Vậy đồng đẳng alkene là C4H8

  • Câu 14: Nhận biết
    Số chất làm mất màu dung dịch KMnO4

    Cho các chất: metane, ethylene, acetylene, pent-1-ene. Số chất làm mất màu dung dịch KMnO4

    Hướng dẫn:

    Các alkene phản ứng được với dung dịch KMnO4 ở ngay điều kiện thường

    ⇒ ethylene, acetylene, pent-1-ene

  • Câu 15: Nhận biết
    Đồng đẳng benzene

    Chất nào không phải là đồng đẳng của benzene:

    Hướng dẫn:

    Benzene và các đồng đẳng của nó hợp thành dẫy đồng đẳng của benzene có công thức chung là: CnH2n-6 (n ≥ 6).

    Vậy chất không phải là đồng đẳng của benzene là: C6H5–C2H3 không phải vì nhánh –C2H3 không no

  • Câu 16: Vận dụng
    Nhận xét đúng

    Cho các nhận xét sau:

    1) Alkyne là những hydrocarbon không no, mạch hở, có chứa một liên kết ba trong phân tử.

    2) Alkyne là những hidrocacbon mạch hở có chứa liên kết ba trong phân tử.

    3) Các Alkyne không tan trong nước, hoặc rất ít tan trong nước.

    4) Alkyne không có đồng phân hình học.

    5) Alkene là hydrocarbon mạch hở có chứa liên kết đôi C=C.

    6) Liên kết ba gồm 2 liên kết π và một liên kết σ.

    Nhận xét nào là đúng:

    Hướng dẫn:

    Số nhận xét đúng là 1); 3); 4); 6)

    2) Alkyne là những hidrocacbon mạch hở có chứa liên kết ba trong phân tử ⇒ sai vì 

    5) Alkene là hydrocarbon mạch hở có chứa liên kết đôi C=C. sai  Alkene là hydrocarbon mạch hở, chỉ có chứa 1 liên kết đôi C=C.

  • Câu 17: Thông hiểu
    Đồng phân alkyne của C5H8

    Số đồng phân alkyne có công thức phân tử C5H8

    Hướng dẫn:

    Các đồng phân của C5H8

    CH≡C−CH2−CH2−CH3

    CH3−C≡C−CH2−CH3

    CH≡C−CH(CH3)−CH3

    ⇒ Có 3 đồng phân

  • Câu 18: Vận dụng cao
    Tên gọi alkyne Y

    Hỗn hợp X gồm propyne và một alkyne Y có tỉ lệ mol 1:1. Lấy 0,15 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 23,1 gam kết tủa. Tên gọi alkyne Y là

    Hướng dẫn:

    npropyne = nalkyne = 0,075 mol

    Phương trình phản ứng

    C3H4 + AgNO3 + NH3 → C3H3Ag + NH4NO3

    0,075                                → 0,075

    ⇒ mC3H3Ag = 0,075.147 = 11,025 gam

    ⇒ Y cũng tạo kết tủa với AgNO3/NH3

    CnH2n-2 → CnH2n-2-aAga

    0,075 → 0,075

    mCnH2n-2-aAg= 23,1 - 11,025 = 12,075  

    nCnH2n-2-aAga= 12,075:0,075 = 161

    ⇒ Y chứa tối đa 1 liên kết ba đầu mạch ⇒ a = 1

    ⇒ 14n – 2 + 107 = 161 ⇒ n = 4

    Vậy công thức cấu tạo của Y:

    CH≡C-CH2-CH3: but - 1 - yne

  • Câu 19: Vận dụng
    Xác định tên gọi của X

    Hydrocarbon X có công thức phân tử là C5H8 có thể cộng hợp với hydrogen tạo ra alkane mạch nhánh và A có thể tác dụng với AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa màu vàng. Hydrocarbon X có tên gọi là:

    Hướng dẫn:

    Hydrocarbon X có công thức phân tử là C5H8 có thể cộng hợp với hydrogen tạo ra alkane mạch nhánh và A có thể tác dụng với AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa màu vàng chắc phải là alkyne có nối ba đầu mạch và phân nhánh:

    Ta có C5H8 có 3 đồng phân alkyne

    CH≡C−CH2−CH2−CH3: loại vì không phân nhánh

    CH3−C≡C−CH2−CH3: loại vì không có nối 3 đầu mạch và không phân nhánh.

    CH≡C−CH(CH3)−CH3: thỏa mãn.

  • Câu 20: Nhận biết
    Chất làm mất màu dung dịch Br2

    Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Bromine?

    Hướng dẫn:

     But-1-ene làm mất màu dung dịch Bromine

  • Câu 21: Nhận biết
    Chọn phát biểu không đúng

    Nhận định nào dưới đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Nhận định không đúng là: 

    Toluene không thể tác dụng với dung dịch KMnO4 ngay khi ở nhiệt độ cao

    vì: 

    Toluene có thể tác dụng với dung dịch KMnO4 ngay khi ở nhiệt độ cao

    Phương trình phản ứng:

    C6H5CH3 + 2KMnO4 \xrightarrow{t^o} C6H5COOK + KOH + 2MnO2 + H2O

  • Câu 22: Nhận biết
    Phản ứng đặc trưng hydrocarbon không no

    Phản ứng đặc trưng của hydrocarbon không no là phản ứng

    Hướng dẫn:

    Phản ứng đặc trưng của các hydrocarbon không no là phản ứng cộng. 

  • Câu 23: Thông hiểu
    Thuốc thử nước bromine

    Dùng nước bromine làm thuốc thử có thể phân biệt cặp chất nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

    Vậy ta có thể dùng nước bromine để phân biệt toluene và styrene:

    Styrene làm mất màu nước bromine ngay ở điều kiện thường.

    Phương trình phản ứng hóa học

    C6H5-CH = CH2 + Br2 → C6H5-CHBr-CH2Br

    Toluene không làm mất màu nước bromine. 

  • Câu 24: Vận dụng
    Xác định tên gọi của công thức

    Cho 5,6 gam alkene A làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 16 gam Br2. Hydrate hóa A chỉ thu được một alcohol duy nhất. Tên gọi của A là:

    Hướng dẫn:

    nBr2 = 0,1 mol

    ⇒ nalkene = nBr2 = 0,1 mol

    ⇒ Malkene = 5,6:0,1 = 56 gam/mol

    ⇒ Alkene có công thức phân tử là C4H8

    Vì hydrate hóa A chỉ thu được 1 alcohol duy nhất

    ⇒ A là CH3-CH=CH-CH3 (but-2-ene).

  • Câu 25: Vận dụng
    Công thức của 2 alkene

    Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm 2 alkene là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được CO2 và H2O có khối lượng hơn kém nhau 13,52 gam. Công thức của 2 alkene là:

    Hướng dẫn:

    Đốt cháy hoàn toàn alkene thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau

    ⇒ nCO2 = nH2O = x mol

    mCO2 – mH2O = 44x – 18x = 13,52

    ⇒ x = 0,52 mol

    ⇒ Số C trung bình = nCO2 : nAlkene = 0,52:0,2 = 2,6

    ⇒ Công thức phân tử của 2 alkene là C2H4 và C3H6

  • Câu 26: Thông hiểu
    Đồng phân cấu tạo dẫn xuất monochloro

    Cho 2 – methylbutane tác dụng với chlorine trong điều kiện chiếu sáng thu được tối đa bao nhiêu đồng phân cấu tạo dẫn xuất monochloro?

    Hướng dẫn:

     2 – methylbutane có công thức:

    CH3– CH(CH3) – CH2 – CH3

    Cho 2 – methylbutane tác dụng với chlorine trong điều kiện chiếu sáng thu được tối đa 4 dẫn xuất monochloro là:

    CH2Cl – CH(CH3) – CH2 – CH3;

    CH3 – CCl(CH3) – CH2 – CH3;

    CH3 – CH(CH3) – CHCl – CH3;

    CH3 – CH(CH3) – CH2 – CH2Cl.

  • Câu 27: Thông hiểu
    Tên gọi 3-ethyl-4-methylhex-1-yne

    Tên gọi 3-ethyl-4-methylhex-1-yne ứng với cấu tạo nào sau đây?

    Hướng dẫn:

     

    3-ethyl-4-methylhex-1-yne

  • Câu 28: Vận dụng
    Công thức phân tử của X

    Đốt cháy hoàn toàn m gam alkyne X thu được m gam nước. Công thức phân tử của X là

    Hướng dẫn:

     Ta có:

    nH2O = \frac m{18}

    Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có:

    malkyne = mC + mH 

    ⇒  mC = malkyne - mH 

    ⇒ mC = m - 2.\frac m{18} = \frac{8m}9

    \Rightarrow\;n_C\;-\;n_{CO_2}\;=\;\frac{2m}{27}

    \Rightarrow\;n_C\;:\;n_H\;=\;\frac{2m}{27}:\frac{2m}{18}=\frac23

    ⇒ Công thức đơn giản nhất của X là C2H3 ⇒ Dựa vào đáp tìm được công thức phân tử của X là C4H6

  • Câu 29: Thông hiểu
    Oxi hóa ethylene

    Oxi hóa ethylene bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm gồm:

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng minh họa:

    3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C2H4(OH)2 + 2MnO2↓ + 2KOH 

    Sản phẩm thu được là: MnO2, C2H4(OH)2, KOH.

  • Câu 30: Thông hiểu
    Chất không phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3

    Chất không phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư là

    Hướng dẫn:

    Chất không phản ứng được với AgNO3/NH3 là: pent-2-yne (CH3 – C ≡ C – CH3).

    Chỉ các alk – 1 – in (các alkyne có liên kết ba đầu mạch) mới tác dụng với AgNO3/ NH3 tạo kết tủa. 

  • Câu 31: Thông hiểu
    Tìm dãy nhận xét đúng

    Dãy nhận xét nào sau đây đúng khi nói về tính chất vật lí của hydrocarbon thơm:

    (1) Các hydrocarbon thơm thường là chất lỏng hoặc chất rắn ở điều kiện thường.

    (2) Các hydrocarbon thơm không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ

    (3) Các hydrocarbon thơm dễ tan trong nước.

    (4) Các hydrocarbon thơm có tính độc.

    (5) Các hydrocarbon thơm đều là chất khí.

    Hướng dẫn:

    Tính chất vật lí của các hydrocarbon thơm:

    Thường là chất lỏng hoặc chất rắn ở điều kiện thường.

    Không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

    Thường là các chất độc.

  • Câu 32: Nhận biết
    Đồng phân hình học

    Chất nào sau đây có đồng phân hình học:

    Hướng dẫn:

    Chất có đồng phân hình học là: CH3 – CH = CH – CH3

  • Câu 33: Vận dụng
    Công thức phân tử của X

    Đốt cháy hoàn toàn một alkyne X ở thể khí thu được sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O có tổng khối lượng là 34,5 gam. Nếu cho sản phẩm cháy đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 60 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử của X:

    Hướng dẫn:

     nCaCO3 = 60:100 = 0,6 mol

    Áp dụng bảo toàn nguyên tố C:

    nCO2 =  nCaCO3 = 0,6 mol

    Gọi công thức của ankin là CnH2n-2 (n ≥ 2) 

    Phương trình phản ứng hóa học:

    C_nH_{2n-2}\;+\;\frac{3n-1}2O_2\xrightarrow{t^o}nCO_2+(n-1)H_2O

    Ta có: mCO2 + mH2O = 34,5 

    ⇒ mH2O = 34,5 - 0,6.44 = 8,1 gam

    ⇒ nH2O = 8,1:18 = 0,45 mol

    Ta có: nCnH2n-2 = nCO2 - nH2O = 0,6 - 0,45 = 0,15 mol 

    n=\frac{n_{CO_2}\;}{C_nH_{2n-2}}=\frac{0,6}{0,15}=4

    Công thức cần tìm là C4H6.

  • Câu 34: Vận dụng
    Xác định công thức cấu tạo của A

    Đốt cháy hoàn toàn hydrocarbon A, sau phản ứng thu được 30,8 gam CO­2 và 7,2 gam H2O. Xác định công thức cấu tạo của A.

    Hướng dẫn:

    Gọi công thức Hydrocarbon có công thức phân tử là CxHy.

    nCO2 = 30,8 : 44= 0,7 mol;

    nH2O = 7,2:18 = 0,4 mol

    Phương trình phản ứng cháy:

    CxHy + (x + \frac y4)O2 \xrightarrow{t^o} xCO2 + \frac12yH2O.

    Dựa vào phương trình ta có:

    nCO2 : nH2O = x : \frac12y = 0,7:0,4 

    \frac xy=\frac78

    Công thức đơn giản nhất của A: (C7H8)n Với n = 1 thỏa mãn đề bài

    Công thức phân tử: C7H8 

    C6H5 – CH3

  • Câu 35: Vận dụng
    Hiệu suất trùng hợp styrene

    Trùng hợp 20,8 gam styrene được hỗn hợp X gồm polistyrene và styrene (dư). Cho X tác dụng với 400 ml dung dịch Br2 0,15M, sau đó cho dung KI dư vào thấy xuất hiện 2,54 gam Iodine. Hiệu suất trùng hợp styrene là: 

    Hướng dẫn:

    nStyrene bđ = 20,8 :104 = 0,2 mol 

    Phương trình phản ứng hóa học xảy ra

    (1) C6H5CH=CH2 + Br2 → C6H5CHBr-CH2Br

    0,05               ← 0,05

    (2) Br2 + 2KI → 2KBr + I2

        0,01             ←              0,01

    nI2 = 2,54:254 = 0,01 mol

    Theo phương trình phản ứng (2) ta có:

    nBr2 dư = nI2 = 0,01 mol

    nBr2 pư = 0,4.0,15 - 0,01 = 0,05 mol

    Theo phương trình (1)

     nStiren dư = nBr2 pư = 0,05 mol

    nStiren tham gia pứ trùng hợp

    = nban đầu -  nStiren dư = 0,2 - 0,05 = 0,15 mol.

    H = 0,15:0,2.100% = 75%.

  • Câu 36: Nhận biết
    Số chất khí ở điều kiện thường

    Cho 4 chất: methane, ethane, propane và butane. Số chất khí ở điều kiện thường là

    Hướng dẫn:

    Ở điều kiện thường, các alkane từ C1 và đến C4 và neophentan ở thế khí, các alkane có nhiều nguyên tử carbon hơn ở thể lỏng hoặc rắn.

  • Câu 37: Nhận biết
    Dẫn C2H4 vào dung dịch KMnO4

    Tiến hành thí nghiệm sau: Dẫn từ từ C2H4 vào dung dịch KMnO4 hiện tượng quan sát được là

    Hướng dẫn:

    Dẫn từ từ C2H4 vào dung dịch KMnO4 hiện tượng quan sát được là Có vẩn đục màu đen

    3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C2H4(OH)2 + 2MnO2 + 2KOH.

  • Câu 38: Nhận biết
    Dãy chất làm mất màu dung dịch KMnO4

    Cho các chất sau: methane (1); ethylene (2); acetylene (3); benzene (4); styrene (5); toluene (6). Các chất có khả năng làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thích hợp là

    Hướng dẫn:

    Các chất có khả năng làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thích hợp là:  ethylene (2); acetylene (3); styrene (5); toluene (6).

  • Câu 39: Thông hiểu
    Phân biệt alk-1-yne và alkene

    Để phân biệt alk-1-yne và alkene, ta có thể dùng

    Hướng dẫn:

    Để nhận biết alk-1-yne và alkene ta sử dụng dung dịch AgNO3/NH3.

    Chỉ có Alk-1-ene phản ứng sẽ tạo kết tủa màu vàng.

    Cụ thể nếu Alk-1-yne ở đây là Acetylene thì ta có phương trình phản ứng hóa học sau:

    CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3→ CAg ≡ CAg↓vàng + 2NH4NO3

  • Câu 40: Nhận biết
    Nhận định không đúng

    Nhận định nào sau đây không đúng tính chất của benzene.

    Hướng dẫn:

    Nhận định không đúng là: Benzene làm mất màu dung dịch nước brom.

    Vì Benzene không làm mất màu dung dịch nước brom.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (32%):
    2/3
  • Vận dụng (22%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 14 lượt xem
Sắp xếp theo