Luyện tập Một số hợp chất với oxygen của nitrogen CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Tính số mol HNO3 phản ứng

    Cho 30 gam hỗn hợp X gồm: Fe; FeO; Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư được 5,6 lít khí NO (đktc, sp khử duy nhất) và dung dịch Y. Số mol của HNO3 đã phản ứng là: 

    Hướng dẫn:

    {\mathrm n}_{\mathrm{NO}}\;=\;\frac{5,6}{22,4}=0,25\;(\mathrm{mol})

    Quy đổi 30 gam hỗn hợp X thành Fe và O. Gọi số mol của Fe và O lần lượt là x và y:

    mX = 56x + 16y = 30             (1)

    Bảo toàn electron:

    3x – 2y = 0,25.3                     (2)

    Từ (1) và (2) ⇒ x = 0,45 và y = 0,3

    nHNO3 = 4.nNO + 2nO = 4.0,25 + 2.0,3 = 1,6 mol

  • Câu 2: Nhận biết
    Dãy kim loại không bị hòa tan trong HNO3 đặc nguội

    Dãy gồm các chất không bị hòa tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội là

    Hướng dẫn:

    Một số kim loại như Al, Fe và Cr bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc, nguội, do tạo ra màng oxide bền, bảo vệ kim loại khỏi tác dụng của acid. 

  • Câu 3: Vận dụng
    Tính thể tích HNO3 ít nhất cần dùng

    Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)

    Hướng dẫn:

    HNO3 cần dùng ít nhất để hòa tan hỗn hợp khi tạo thành muối Fe(II)

    Bảo toàn e: ne cho = 2nFe + 2nCu = 3nNO \Rightarrow nNO = 0,2 mol

    Ta có: nNO3- = ne cho = 0,6 (mol)

    Bảo toàn nguyên tố N: nHNO3 = nNO3 + nNO = 0,6 + 0,2 = 0,8 mol

    \Rightarrow VHNO3 = 0,8 lít

  • Câu 4: Nhận biết
    Hiện tượng mưa acid

    Mưa acid là hiện tượng

    Hướng dẫn:

     Mưa acid là hiện tượng nước mưa có pH nhỏ hơn 5,6.

  • Câu 5: Nhận biết
    Công thức của nitrogen dioxide

    Khi làm thí nghiệm với dung dịch HNO3 đặc thường sinh ra khí nitrogen dioxide gây ô nhiễm không khí. Công thức của nitrogen dioxide là

    Hướng dẫn:

     Công thức của nitrogen dioxide là NO2.

  • Câu 6: Nhận biết
    Nguyên nhân chính gây ra mưa acid

    Đâu không phải nguyên nhân chính gây ra mưa acid

    Hướng dẫn:

    Nguyên nhân gây ra mưa acid có thể do hoạt động của núi lửa, cháy rừng, sấm sét hoặc do con người tiêu thụ nhiều nguyên liệu tự nhiên như than đá, dầu mỏ,...

  • Câu 7: Thông hiểu
    Chất tác dụng với Fe tạo muối iron (III)

    Kim loại Fe tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo thành muối iron(III)?

    Hướng dẫn:

    - Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành muối iron(II).

    - Fe không tác dụng với HNO3 đặc, nguội.

    - Fe tác dụng với HNO3 loãng dư tạo thành muối iron(III).

    - Fe tác dụng với dung dịch CuSO4 tạo thành muối iron(II).

  • Câu 8: Thông hiểu
    Xác định khí X

    Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và H2SO4 loãng giải phóng khí X (không màu, dễ hoá nâu trong không khí). Khí X là

    Hướng dẫn:

    X là NO.

    Phương trình hóa học:

    3Cu + 2NaNO3 + 4H2SO4 → 3CuSO4 + 4H2O + Na2SO4 + 2NO

  • Câu 9: Vận dụng
    Tính giá trị của V

    Hòa tan 38,4 gam Cu vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là

    Hướng dẫn:

    {\mathrm n}_{\mathrm{Cu}}=\frac{38,4}{22,4}=0,6\;(\mathrm{mol})

    Phương trình hóa học:

           3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

    mol:  0,6                  →                        0,4

    VNO = 0,4.22,4 = 8,96 (lít)

  • Câu 10: Nhận biết
    Tính chất hóa học của acid nitric

    Nitric acid là một acid có tính

    Hướng dẫn:

    Nitric acid là một acid có tính acid mạnh nên có thể oxi hóa được hầu hết các kim loại trừ vàng (Au), platinum (Pt)...

  • Câu 11: Vận dụng
    Tìm các mệnh đề đúng

    Có các mệnh đề sau

    (1) Các muối nitrate đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh.

    (2) Ion NO3- có tính oxi hóa trong môi trường acid.

    (3) Khi nhiệt phân muối nitrate rắn ta đều thu được khí NO2.

    (4) Hầu hết muối nitrate đều bền nhiệt.

    Trong các mệnh đề trên, những mệnh đề đúng

    Hướng dẫn:

    Các mệnh đề (1),(2) đúng.

    Mệnh đề:

    (3) sai, nhiệt phân muối nitrate của kim loại mạnh chỉ thu được khí.

    (4) sai, hầu hết muối nitrate đều kém bền nhiệt.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Xác định muối trong dung dịch

    Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch gồm FeCl2 và FeCl3, thu được kết tủa X. Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch chứa muối

    Hướng dẫn:

    - Kết tủa X thu được gồm Fe(OH)2 và Fe(OH)3.

    - X + HNO3 dư thu được muối Fe(NO3)3.

    Phương trình hóa học:

    2KOH + FeSO4 → Fe(OH)2↓ + 2K2SO4

    6KOH + Fe2(SO4)3 → 2Fe(OH)3↓ + 3K2SO4

    3Fe(OH)2↓ + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 8H2O

    Fe(OH)3↓ + 3HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O

  • Câu 13: Vận dụng cao
    Tính số mol HNO3

    Để a gam bột Fe trong không khí một thời gian, thu được 9,6 gam chất rắn X. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được kết tủa. Lọc kết tủa rồi nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được 12,0 gam chất rắn. Số mol HNO3 đã phản ứng là:

    Hướng dẫn:

    (a gam Fe + O) → 9,6 gam X (Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4)

    +HNO3→ dd Y (Fe3+,H+,NO3- ) + NO)

    Y + NaOH (dư) → Fe(OH)3 → Fe2O3 (12 gam)

    mO = 9,6 – 8,4 = 1,2 gam

    ⇒ nFe = 0,15 mol; nO = 0,075 mol

    a = 12.112/160 = 8,4 gam

    mO = 9,6 - 8,4 = 1,2 gam

    => nFe = 0,15 mol; nO = 0,075 mol

    Fe → Fe3+ + 3e

     

    O + 2e → O2-

    N+5 + 3e → N+2

     

    Áp dụng bảo toàn electron:

    3.nFe = 3.nNO + 2.nNO

    => 0,45 = 3.nNO + 0,15 => nNO = 0,1 mol

    Áp dụng bảo toàn nguyên tố N ta có:

    nHNO3 phản ứng = 3.nFe(NO3)2 + nNO

    = 0,45 + 0,1 = 0,55 mol.

  • Câu 14: Nhận biết
    Hiện tượng phú dưỡng

    Phú dưỡng là hiện tượng

    Hướng dẫn:

    Phú dưỡng là hiện tượng ao, hồ dư quá nhiều các nguyên tố dinh dưỡng (nitrogen, photphorus).

  • Câu 15: Thông hiểu
    Dãy chất phản ứng với HNO3

    HNO3 phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Các chất  BaSO4; Au; Pt không tác dụng với HNO3.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (27%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo