Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Hóa 11 - Đề 2

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 40 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 40 điểm
  • Thời gian làm bài: 50 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
50:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Trật tự sắp xếp X, Y, Z theo chiều tăng dần số hiệu nguyên tử

    X, Y, Z là 3 nguyên tố thuộc cùng một chu kì của bảng tuần hoàn hóa học. Biết oxide của X khi tan trong nước tạo thành một dung dịch làm hồng quỳ tím. Y phản ứng với nước làm xanh giấy quỳ tím, còn Z phản ứng được với cả acid và kiềm. Nếu sắp xếp theo trật tự tăng dần số hiệu nguyên tử thì trật tự đúng sẽ là:

    Hướng dẫn:

    - X là phi kim vì oxide của X tan trong nước tạo acid.

    - Y phản ứng với nước làm xanh quỳ nên Y là base.

    - Z phản ứng với cả acid và kiềm nên Z là kim loại có oxide lưỡng tính. Ví dụ như Al, Zn,...

    Vì theo chiều tăng số hiệu nguyên tử thì tính acid tăng dần nên sắp xếp trật tự là Y, Z, X.

  • Câu 2: Nhận biết
    Tính số electron dùng chung giữa hai nguyên tử H và F

    Khi hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử H – F, số electron dùng chung giữa hai nguyên tử H và F là

    Hướng dẫn:

    Mỗi gạch nối biểu thị 1 cặp electron. Vậy số electron dùng chung giữa hai nguyên tử H và F là 2.

  • Câu 3: Vận dụng cao
    Tìm nhận xét đúng

    X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A trong bảng tuần hoàn. Tổng số electron trong anion XY32- là 42. Nhận xét nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Gọi số hạt electron là E. Số đơn vị điện tích hạt nhân là Z. Ta có E = Z

    Số hạt electron trong anion XY32- là 42 nên: EX + 3EY + 2= 42 \Rightarrow ZX + 3ZY = 40

    \Rightarrow Số đơn vị điện tích hạt nhân trung bình của X và Y là 40 : 4 = 10

    \Rightarrow Hai nguyên tố này thuộc chu kì nhỏ.

    - Trường hợp 1: ZX < ZY, ta có:

    \left\{\begin{array}{l}{\mathrm Z}_{\mathrm X}\;+\;3{\mathrm Z}_{\mathrm Y}=\;40\\{\mathrm Z}_{\mathrm Y}\;=\;{\mathrm Z}_{\mathrm X}\;+\;8\end{array}ight.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}{\mathrm Z}_{\mathrm X}=4\;(\mathrm{Be})\\{\mathrm Z}_{\mathrm Y}=12\;(\mathrm{Mg})\end{array}ight.

    \Rightarrow Loại vì không tồn tại ion BeMg32-

    - Trường hợp 2: ZY < ZX

    \left\{\begin{array}{l}{\mathrm Z}_{\mathrm X}\;+\;3{\mathrm Z}_{\mathrm Y}=\;40\\{\mathrm Z}_{\mathrm X}\;=\;{\mathrm Z}_{\mathrm Y}\;+\;8\end{array}ight.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}{\mathrm Z}_{\mathrm X}=16\;(\mathrm S)\\{\mathrm Z}_{\mathrm Y}=8\;(\mathrm O)\end{array}ight.

    \Rightarrow Ion là SO32-

    Vậy:

    X có cấu hình electron nguyên tử: 1s22s22p63s23p4 \Rightarrow Chu kì 3, nhóm VIA, tính phi kim

    Y có cấu hình electron nguyên tử: 1s22s22p4 \Rightarrow Chu kì 2, nhóm VIA, tính phi kim.

  • Câu 4: Vận dụng
    Xác định tên và khối lượng của halogen trên

    Cho một lượng halogen X2 tác dụng hết với Mg ta thu được 19 gam magnesium halide. Cũng lượng halogen đó tác dụng hết với Al tạo ra 17,8 gam aluminium halide. Tên và khối lượng của halogen trên là

    Hướng dẫn:

    Gọi số mol X2 là a mol.

    X2 + Mg → MgX2

    a    →          a

    3X2 + Al → 2Al2X3

     a      →        2/3a

    Theo bảo toàn khối lượng với mỗi phản ứng:

    mX­2 = 19 – 24a = 17,8 – 2/3a.27 \Rightarrow a = 0,2 mol.

    \Rightarrow MMgX2 = 19/0,2 = 95 = 24 + 2MX 

    \Rightarrow MX = 35,5

    \Rightarrow X là chlorine

    \Rightarrow mCl2 = 0,2.71 = 14,2 gam

  • Câu 5: Nhận biết
    Xác định chất có enthalpy tạo thành chuẩn khác 0

    Chất nào dưới đây có \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0 eq 0?

    Hướng dẫn:

    Enthalpy tạo thành chuẩn của các đơn chất bền nhất bằng 0.

    NH3 là hợp chất \Rightarrow \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0 eq 0

  • Câu 6: Nhận biết
    Xác định chất X

    Trong công nghiệp, nước Javen được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch bão hòa chất X trong thùng điện phân không có màng ngăn. X là

    Hướng dẫn:

    Trong công nghiệp, nước Javel được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl không sử dụng màng ngăn điện cực.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Tính số phân tử có liên kết ion

    Không cần sử dụng hiệu độ âm điện, có bao nhiêu phân tử trong số các phân tử sau có liên kết ion BaCl2, CS2, Na2O và HI? 

    Hướng dẫn:

    Phân tử BaCl2 và Na2O có sự liên kết giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình nên chúng có liên kết ion. 

  • Câu 8: Vận dụng
    Tính tốc độ trung bình của phản ứng

    Sulfuric acid (H2SO4) là hoá chất quan trọng trong công nghiệp, ứng dụng trong sản xuất phân bón, lọc dầu, xử lí nước thải,... Một giai đoạn để sản xuất H2SO4 là phản ứng 2SO2(g) + O2(g) → 2SO3(g), kết quả thực nghiệm của phản ứng cho giá trị theo bảng: 

     Thời gian   SO2 (M)   SO2 (M)   SO3 (M) 
     300 

    0,0270

      0,0500    0,0072 
     720   0,0194   0,0462   0,0148 

    Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên là:

    Hướng dẫn:

    Tốc độ trung bình của phản ứng được tính trong khoảng thời gian t1 = 300 (s) đến t2 = 720 (s) \Rightarrow ∆t = 720 – 300 = 420 (s); ∆C = Csau - Cđầu

    Tốc độ trung bình của phản ứng: 

    \overline{\mathrm v}=-\frac12.\frac{\triangle{\mathrm C}_{{\mathrm{SO}}_2}}{\triangle\mathrm t}=\frac{\triangle{\mathrm C}_{{\mathrm O}_2}}{\triangle\mathrm t}=\frac12.\frac{\triangle{\mathrm C}_{{\mathrm{SO}}_3}}{\triangle\mathrm t}

    \Rightarrow\overline{\mathrm v}=-\frac12.\frac{0,0194-0,027}{420}=-\frac{0,0462\;-\;0,05}{420}=\frac12.\frac{0,0148\;-\;0,0072}{420}=9.10^{-6}\;(\mathrm M/\mathrm s)

  • Câu 9: Nhận biết
    Tốc độ phản ứng được xác định

    Tốc độ phản ứng được xác định bằng sự thay đổi lượng chất sản phẩm trong một đơn vị

    Hướng dẫn:

    Tốc độ phản ứng được xác định bằng sự thay đổi lượng chất sản phẩm trong một đơn vị thời gian.

  • Câu 10: Vận dụng
    Lượng CO2 thải ra môi trường khi dùng khí biogas để thay thế khí gas

    Khí biogas (giả thiết chỉ chứa CH4) và khí gas (chứa 40% C3H8 và 60% C4H10 về thể tích) được dùng phổ biến làm nhiên liệu đun nấu. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol các chất như bảng sau:

    ChấtCH4C3H8C4H10
    Nhiệt lượng tỏa ra (kJ)89022202850

    Nhu cầu về năng lượng không đổi, hiệu suất sử dụng các loại nhiên liệu như nhau, khi dùng khí biogas để thay thế khí gas để làm nhiên liệu đốt cháy thì lượng khí CO2 thải ra môi trường sẽ:

    Hướng dẫn:

    Đốt 1 mol khí biogas thì lượng nhiệt tỏa ra = 890 kJ \Rightarrow thải ra môi trường 1 mol CO2

    Đốt 1 mol khí gas thì lượng nhiệt tỏa ra = 0,4.2220 + 0,6.2850 = 2598 kJ

    \Rightarrow Thải ra môi trường 3,6 mol CO2.

    \Rightarrow Nếu lượng nhiệt tỏa ra 890 kJ khi đốt khí gas thì lượng CO2 thải ra môi trường là:

    \frac{\;890.3,6}{2598\;}=\;1,23\;\mathrm{mol}

    Khi dùng khí biogas để thay thế khí gas để làm nhiên liệu đốt cháy thì lượng khí CO2 thải ra môi trường sẽ giảm:

    \frac{\;(1,23\;-\;1).100\%}{1,23}\;=\;18,9\%

  • Câu 11: Thông hiểu
    Xác định sơ đồ tạo thành ion sai

    Sơ đồ tạo thành ion nào sau đây là sai?

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử Ne có 8 electron lớp ngoài cùng là cấu hình bền vững \Rightarrow không tham gia nhường nhận electron để trở thành ion.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Tính số phản ứng tỏa nhiệt

     Cho các phương trình nhiệ t hóa h ọc sau đây:
    (1) 2ClO2(g) + O3(g) → Cl2O7(g)       \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = - 75,7 kJ.

    (2) C(gr) + O2(g) → CO2(g)               \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = - 393,5kJ.

    (3) N2(g) + 3H2(g) → 2NH3(g)           \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = - 91,8kJ.

    (4) CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g)      \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = 179,2 kJ 

    Số phản ứng tỏa nhiệt là

    Hướng dẫn:

    Phản ứng tỏa nhiệt có \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 < 0 \Rightarrow Các phản ứng tỏa nhiệt là (1), (2), (3).

  • Câu 13: Vận dụng
    Tính phần trăm khối lượng của Na trong Y

    Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L. Khi cho oxide cao nhất của X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được muối Y. Phần trăm khối lượng của Na trong Y là

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử nguyên tố X có 4 electron ở lớp L

    \Rightarrow X có 2 electron ở phân lớp 2s và 2 electron ở phân lớp 2p

    \Rightarrow Cấu hình electron của X là 1s22s22p2 \Rightarrow Z = 6 (C)

    \Rightarrow Oxide cao nhất của X là CO2.

    CO2 + 2NaOH ightarrow Na2CO3 + H2O

    \%{\mathrm m}_{\mathrm{Na}}=\frac{23.2}{106}.100\%=43,4\%

  • Câu 14: Thông hiểu
    Tính số phân tử và ion trong dãy vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử

    Cho dãy các chất và ion sau: Fe2+, HCl, SO2, F2, Al, Cl2.

    Số phân tử và ion trong dãy vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là

    Hướng dẫn:

    Phân tử và ion trong dãy vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử \Rightarrow Nguyên tố trong đó phải có mức oxi hóa trung gian hoặc có 1 nguyên tố có tính oxi hóa, 1 nguyên tố có tính khử.

    \Rightarrow Phân tử và ion thỏa mãn là: Fe2+, HCl, SO2, Cl2.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Xác định nhóm của M

    Nguyên tố M có số hiệu nguyên tử là 29. M thuộc nhóm nào của bảng tuần hoàn?

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron nguyên tử M: [Ar]3d104s1.

    Vậy M thuộc nhóm IB (do có 1 electron hóa trị, nguyên tố d).

  • Câu 16: Vận dụng
    Tính số phát biểu đúng

    Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe, Zn bằng dung dịch hydrochloric acid dư thu được 0,05 mol khí hydrogen. Mặt khác, m gam X phản ứng hoàn toàn với khí chlorine dư thu được 7,33 gam muối Y. Cho các phát biểu sau:

    (1) Muối Y gồm hai muối FeCl2 và ZnCl2.

    (2) Tổng số mol trong hỗn hợp X là 0,05 mol.

    (3) Thể tích của khí chlorine ở điều kiện chuẩn tham gia phản ứng là 1,4874 lít.

    (4) Phần trăm về khối lượng của Fe trong m gam hỗn hợp X ban đầu nhỏ hơn 35%.

    (5) Trong hỗn hợp X, khối lượng của Fe lớn hơn khối lượng của Zn.

    Số phát biểu đúng

    Hướng dẫn:

    Gọi số mol Zn và Fe trong hỗn hợp X lần lượt là x, y:

    - X tác dụng với HCl:

    Zn + HCl ightarrow ZnCl2 + H2

    x               ightarrow              x

    Fe + HCl ightarrow FeCl2 + H2

    y              ightarrow               y

    \Rightarrow x + y = 0,05                           (1)

    - X tác dụng với Cl2:

    Zn + Cl2 ightarrow ZnCl2 

     x  ightarrowightarrow       x

    2Fe + 3Cl2 ightarrow 2FeCl3

      y  ightarrow  3/2y  ightarrow   y

    \Rightarrow 136x + 162,5y = 7,33              (2)

    Từ (1) và (2) \Rightarrow x = 0,03; y = 0,02

    \Rightarrow VCl2 = 24,79.(x + 3y) = 24,79.(0,03 + 3/2.0,02) = 1,4874 lít

    Xét các phát biểu:

    (1) Sai vì muối Y gồm hai muối FeCl3 và ZnCl2.

    (2) Đúng.

    (3) Đúng.

    (4) Sai vì:

    \%{\mathrm m}_{\mathrm{Fe}}=\frac{0,02.56}{0,03.65+002.56}.100\%\;=\;36,48\%\;>35\%

    (5) Sai vì:

    mFe = 0,02.56 = 1,12 gam; mZn = 0,03.65 = 1,95 gam

    mFe < MZn

  • Câu 17: Thông hiểu
    Xác định nguyên tử chứa 8 proton và 8 electron

    Nguyên tử nào trong số các nguyên tử sau đây chứa 8 proton, 8 neutron và 8 electron?

    Gợi ý:

    Số khối A = số proton + số neutron = 16

    \Rightarrow  {}_8^{16}\mathrm O có 8 proton, 8 neutron và 8 electron.

  • Câu 18: Nhận biết
    Xác định nguyên tố s

    Nguyên tố nào dưới đây là nguyên tố s?

    Hướng dẫn:

    X, Y, Z có electron cuối cùng điền vào phân lớp p nên là nguyên tố p.

    T có electron cuối cùng điền vào phân lớp s nên là nguyên tố s.

  • Câu 19: Nhận biết
    Tính chất của oxygen trong phản ứng đốt cháy nhiên liệu

    Khí oxygen thể hiện tính chất gì khi tham gia các phản ứng đốt cháy nhiên liệu?

    Hướng dẫn:

    Các phản ứng đốt cháy nhiên liệu oxygen dạng O2 tạo thành H2O và CO2.

    Số oxi hóa giảm từ 0 xuống -2 ⇒ Oxygen đóng vai trò là chất oxi hóa.

  • Câu 20: Vận dụng
    Tính số mol của đồng vị

    Trong tự nhiên, đồng có hai đồng vị bền là 63Cu và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Số mol đồng vị 65Cu có trong 6,354 gam đồng là

    Hướng dẫn:

    nCu = \frac{6,354}{63,54} = 0,1 (mol)

    Gọi phần trăm số nguyên tử của đồng vị 65Cu là x%.

    ⇒ phần trăm số nguyên tử của đồng vị 63Cu là (100 − x)%

    Ta có:

    {\overline{\mathrm A}}_{\mathrm{Cu}}=\frac{65\mathrm x+63.(100-\mathrm x)}{100}=63,54\Rightarrow\mathrm x\;=\;27

    Số mol đồng vị 65Cu có trong 6,354 gam đồng là: 0,1.27% = 0,027 (mol).

  • Câu 21: Vận dụng cao
    Tính phần trăm khối lượng NaBr trong hỗn hợp ban đầu

    Hòa tan hoàn toàn x (g) hỗn hợp: NaI và NaBr vào nước thu được dung dịch X. Cho Br2 dư vào X được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được y (g) chất rắn khan. Tiếp tục hòa tan y (g) chất rắn khan trên vào nước thu được dung dịch Z. Cho Cl2 dư vào Z thu được dung dịch T. Cô cạn T được z (g) chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và 2y = x + z. Phần trăm khối lượng NaBr trong hỗn hợp đầu bằng:

    Hướng dẫn:

    NaI + NaBr (x gam) \xrightarrow{+{\mathrm{Br}}_2} NaBr (y gam) \xrightarrow{+{\mathrm{Cl}}_2} NaCl (z gam)

    Gọi số mol NaI và NaBr ban đầu lần lượt là a và b

    \Rightarrow x = 150a + 103b; y = 103(a + b); z = 58,5(a + b)

    Lại có: 2y = x + z \Rightarrow 206(a+b) = 150a + 103b + 58,5(a + b)

    \Rightarrow 44,5b = 2,5a \Rightarrow a = 17,8b

    \Rightarrow %mNaBr = 3,71%

  • Câu 22: Vận dụng
    Tính số hạt proton và neutron của X

    X là nguyên tố hóa học có trong thành phần của chất có tác dụng oxi hóa và sát khuẩn cực mạnh, thường được sử dụng với mục đích khử trùng và tẩy trắng trong lĩnh vực thủy sản, diệt nhuộm, xử lí nước cấp, nước thải, nước bể bơi. Nguyên tử X có tổng số các loại hạt bằng 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt. Số proton và neutron của X lần lượt là

    Hướng dẫn:

    Gọi p, n và e lần lượt là số proton, neutron và electron của X. Trong đó p = e.

    Theo bài ra, ta có hệ phương trình:

    \left\{\begin{array}{l}\mathrm p+\;\mathrm e+\mathrm n\;=\;52\\\mathrm p+\mathrm e-\mathrm n\;=16\end{array}ight.\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}2\mathrm p\;+\;\mathrm n=\;52\\2\mathrm p\;-\;\mathrm n\;=16\end{array}ight.\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm p\;=\;17\\\mathrm n\;=\;18\end{array}ight.

    Vậy trong X có 17 proton; 17 electron và 18 neutron.

  • Câu 23: Vận dụng
    Tính tổng hệ số nguyên của các chất trong phương trình khi cân bằng

    Hiện nay, chlorine dioxide (ClO2) được xem là một chất khử trùng hiệu quả và không gây ô nhiễm thế hệ mới. Một trong những phương pháp công nghiệp được biết đến để điều chế chlorine dioxide là dùng methanol phản ứng với sodium chlorate trong môi trường acid theo phương trình:

    CH3OH + NaClO3 + H2SO4 → ClO2 + CO2 + Na2SO4 + H2O

    Tổng hệ số nguyên của các chất trong phương trình khi cân bằng là

    Hướng dẫn:

     \overset{-2}{\mathrm C}{\mathrm H}_3\mathrm{OH}\;+\;\mathrm{Na}\overset{+5}{\mathrm{Cl}}{\mathrm O}_3\;+\;{\mathrm H}_2{\mathrm{SO}}_4\;ightarrow \;\overset{+4}{\mathrm{Cl}}{\mathrm O}_2\;+\;\overset{+4}{\mathrm C}{\mathrm O}_2\;+\;{\mathrm{Na}}_2{\mathrm{SO}}_4\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O

    6\times\left|\overset{+5}{\mathrm{Cl}}\;+1\mathrm e\;\;ightarrow\overset{+4}{\mathrm{Cl}}ight.

    1\times\left|\overset{-2}{\mathrm C}\;ightarrow\overset{+4}{\mathrm C}+6\mathrm eight.

    Cân bằng phương trình:

    CH3OH + 6NaClO3 + 3H2SO4 → 6ClO2 + CO2 + 3Na2SO4 + 5H2O

    \Rightarrow Tổng hệ số cân bằng của các chất là 1 + 6 + 3 + 6 + 1 + 3 + 5 = 25 

  • Câu 24: Thông hiểu
    Tính số phân tử HCl được tạo thành

    Có các đồng vị sau: 1H, 2H, 35Cl, 37Cl. Có thể tạo ra số phân tử hydorgen halide HCl là:

    Hướng dẫn:

    Số phân tử HCl có thể tạo thành là:

    2.2 = 4 (phân tử)

  • Câu 25: Nhận biết
    Kí hiệu của lớp electron thứ 5

    Lớp electron thứ 5 được kí hiệu bằng các chữ cái in hoa nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Các lớp electron từ trong ra ngoài:

    n                       1         2          3          4          5          6            7

    Tên lớp             K        L          M          N        O          P           Q

  • Câu 26: Thông hiểu
    Xác định nhóm chất trong đó số oxi hóa của S đều là +6

    Trong nhóm chất nào sau đây, số oxi hóa của S đều là +6?

    Hướng dẫn:

    Trong các chất H2SO4, H2S2O7, CuSO4 thì S đều có số oxi hóa là +6.

    Trong dãy các chất H2S, H2SO3, H2SO4 thì S có số oxi hóa lần lượt là: -2; +4, +6

    Trong dãy các chất K2S, Na2SO3, K2SO4 thì S có số oxi hóa lần lượt là: -2; +4, +6

    Trong dãy các chất SO2, SO3, CaSO3 thì S có số oxi hóa lần lượt là: +4, +6, +4

  • Câu 27: Nhận biết
    Tìm khẳng định đúng

    Khẳng định nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Khối lượng nguyên tử vô cùng nhỏ. Đơn vị của khối lượng nguyên tử là amu (1 amu = 1,6605.10-27 kg)

  • Câu 28: Nhận biết
    Điều kiện để tạo thành liên kết hydrogen

    Chọn phát biểu đúng. Điều kiện để tạo thành liên kết hydrogen là

    Hướng dẫn:

    Điều kiện để tạo thành liên kết hydrogen là: Nguyên tử hydrogen liên kết với các nguyên tử có độ âm điện lớn (như F, O, N, …) và các nguyên tử này phải có ít nhất một cặp electron hóa trị chưa liên kết.

  • Câu 29: Thông hiểu
    Tìm phát biểu không đúng

    Trong quy trình sản xuất sulfuric acid, xảy ra phản ứng hóa học sau:

    2SO2(g) + O2(g) \xrightarrow{{\mathrm V}_2{\mathrm O}_5} 2SO3(g)

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

     Xúc tác không bị thay đổi cả về chất và về lượng sau phản ứng. 

  • Câu 30: Nhận biết
    Giải thích nguyên tử không mang điện

    Tại sao các nguyên tử không mang điện?

    Hướng dẫn:

    Các hạt nguyên tử không mang điện vì nguyên tử có số proton mang điện tích dương và số hạt electron mang điện tích âm bằng nhau.

  • Câu 31: Vận dụng cao
    Xác định công thức hóa học của hợp chất

    Một hợp chất có công thức là MAx, trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. M là kim loại, A là phi kim ở chu kì 3. Trong hạt nhân của M có n - p = 4, trong hạt nhân của A có n’ = p’. Tổng số proton trong MAx là 58. Công thức hóa học của hợp chất là

    Hướng dẫn:

    Trong hợp chất MAx, M chiếm 46,67% về khối lượng nên: 

    \frac{\mathrm M}{\mathrm x.\mathrm A}=\frac{46,67}{53,33}\Rightarrow\frac{\mathrm n+\mathrm p}{\mathrm x.(\mathrm n'+\mathrm p')}=\frac78

     Thay n - p = 4 và n’ = p’ ta có: 

    \frac{2\mathrm p+4}{2\mathrm x.\mathrm p'}=\frac78\Rightarrow4.(2\mathrm p+4)=7\mathrm{xp}'

    Tổng số proton trong MAx là 58 nên: p + xp’ = 58

    Từ đây tìm được: p = 26 và xp’ = 32

    Do A là phi kim ở chu kì 3 nên 15 ≤ p’ ≤ 17 \Rightarrow p' = 16

    Vậy x = 2 và p’ = 16 thỏa mãn.

    Vậy M là Fe và M là S.

    \Rightarrow Công thức hóa học của hợp chất cần tìm là FeS2.

  • Câu 32: Vận dụng
    Xác định công thức phân tử và bản chất liên kết của hợp chất hình thành giữa X và Y

    Nguyên tử X có 20 proton và nguyên tử Y có 17 electron. Công thức phân tử và bản chất liên kết của hợp chất hình thành giữa X và Y có thể là

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23p64s2

    \Rightarrow X có xu hướng nhường 2e để đạt cấu hình bền của khí hiếm \Rightarrow X hóa trị 2+ => X là kim loại.

    - Cấu hình electron của Y: 1s22s22p63s23p5

    \Rightarrow Y có xu hướng nhận thêm 1e để đạt cấu hình bền của khí hiếm \Rightarrow X hóa trị 1- \Rightarrow X là phi kim.

    Vậy công thức phân tử là XY2 và liên kết ion (vì là liên kết giữa kim loại điển hình nhóm IIA và phi kim điển hình nhóm VIIA).

  • Câu 33: Thông hiểu
    Xác định sự phân bố electron theo orbital đúng

    Sự phân bố electron theo ô orbital nào dưới đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Sự phân bố electron theo ô orbital trên các lớp và phân lớp cần tuân theo nguyên lí Pauli và quy tắc Hund.

    Nguyên lí Pauli: Trong 1 orbital chỉ chứa tối đa 2 electron có chiều tự quay ngược nhau.

    Quy tắc Hund: Trong cùng một lớp, các electron sẽ phân bố trên các orbital sao cho số electron độc thân là tối đa và các electron này có chiều tự quay giống nhau.

    \Rightarrow Sự phân bố electron theo ô orbital đúng là:

  • Câu 34: Vận dụng
    Tính số phát biểu sai

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Sodium (Na) chỉ có số oxi hóa (+1) trong các hợp chất.

    (2) Oxygen (O) chỉ có số oxi hóa (-2) trong các hợp chất.

    (3) Trong hợp chất: nguyên tử kim loại chỉ có số oxi hóa dương, nguyên tử phi kim chỉ có số oxi hóa âm.

    (4) Hydrogen chỉ có số oxi hóa (+1) trong các hợp chất.

    (5) Nguyên tử Fluorine (F) chỉ có số oxi hóa (-1) trong các hợp chất.

    (6) Tổng số oxi hóa của tất cả các nguyên tử trong phân tử bằng 0.

    (7) Fe2+ vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

    Số phát biểu sai

    Hướng dẫn:

    Xét các phát biểu ta có:

    (1) Đúng

    (2) Sai. Trong các hợp chất, số oxi hóa của oxygen thông thường là -2, trừ một số hợp chất như OF2, H2O2,...

    (3) Sai. Trong hợp chất phi kim có thể có số oxi hóa âm hoặc số oxi hóa dương, ví dụ như nguyên tử Cl.

    (4) Sai. Trong hợp chất, số oxi hóa thông thường là +1, trừ mộ số hợp chất như NaH, CaH2, ...

    (5) Đúng

    (6) Đúng

    (7) Đúng.

  • Câu 35: Nhận biết
    Nhiệt lượng giải phóng lớn nhất khi đốt cháy acetylene

    Để cắt sắt, thép người ta thường dùng đèn xì oxygen-acetylene. Khi đốt cháy acetylene, nhiệt lượng giải phóng lớn nhất khi acetylene cháy trong

    Hướng dẫn:

    Để cắt sắt, thép người ta thường dùng đèn xì oxygen-acetylene. Khi đốt cháy acetylene, nhiệt lượng giải phóng lớn nhất khi acetylene cháy trong khí oxygen nguyên chất.

  • Câu 36: Nhận biết
    Xu hướng của halogen khi tham gia phản ứng với phi kim

    Khi phản ứng với phi kim, các nguyên tử halogen thể hiện xu hướng nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Khi phản ứng với phi kim, các nguyên tử halogen thể hiện xu hướng góp chung electron. 

  • Câu 37: Thông hiểu
    Số orbital của cả hai nguyên tử N tham gia xen phủ tạo liên kết trong phân tử N2

    Số orbital của cả hai nguyên tử N tham gia xen phủ tạo liên kết trong phân tử N2

    Hướng dẫn:

    - Cấu hình electron nguyên tử nitrogen (Z = 7) theo ô orbital là: 

    Mỗi nguyên tử sử dụng 3AO 2p, mỗi AO chứa 1 electron độc thân để tham gia xen phủ tạo thành 3 liên kết.

    Số orbital của cả hai nguyên tử N tham gia xen phủ tạo liên kết trong phân tử N2 là 6.

  • Câu 38: Nhận biết
    Tính chất hóa học cơ bản của Y

    Nguyên tố Y ở chu kì 3, nhóm IA trong bảng tuần hoàn. Tính chất hóa học cơ bản của Y là:

    Hướng dẫn:

     Y ở chu kì 3, nhóm IA trong bảng tuần hoàn ⇒ Y là kim loại điển hình.

  • Câu 39: Thông hiểu
    Xác định hiện tượng quan sát được

    Đính một mẩu giấy màu ẩm vào dây kim loại gắn với nút đậy bình tam giác. Sau đó, đưa mẩu giấy vào bình tam giác có chứa khí chlorine. Hiện tượng quan sát được là

    Hướng dẫn:

    Sau khi cho mẩu giấy màu ẩm vào bình tam giác thì mẩu giấy mất màu do một phần khí Cl2 tác dụng với nước sinh ra HClO có tính oxi hóa mạnh, có khả năng diệt khuẩn và tẩy màu.

    Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO

  • Câu 40: Nhận biết
    Xu hướng cơ bản của F và Br trong các phản ứng hóa học

    Tính phi kim được đặc trưng bằng khả năng nhận electron. Xu hướng cơ bản của nguyên tử F và Br trong các phản ứng hóa học là nhường hay nhận bao nhiêu electron?

    Hướng dẫn:

    F và Br đều có tính phi kim ⇒ Xu hướng cơ bản của nguyên tử F và Br trong các phản ứng hóa học là nhận electron.

    Trong đó:

    - F (Z = 9) có cấu hình electron là 1s22s22p5 ⇒ Nguyên tử F sẽ nhận thêm 1 electron để được lớp vỏ có 8 electron lớp ngoài cùng bền vững.

    - Br (Z = 35) có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p63d104s24p5 ⇒ Nguyên tử Br sẽ nhận thêm 1 electron để được lớp vỏ có 8 electron lớp ngoài cùng bền vững.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (35%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (28%):
    2/3
  • Vận dụng cao (8%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 115 lượt xem
Sắp xếp theo