Bảo kính cảnh giới

A. Tìm hiểu chung

I. Quốc âm thi tập:

- Tập thơ gồm 254 bài, là tập thơ chữ Nôm đầu tiên.

- Giá trị:

+ Nội dung: Phản ánh tư tưởng tình cảm, vẻ đẹp toàn diện của Nguyễn Trãi. Đó là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân, giữ gìn nhân cách, hoà cảm với thiên nhiên.

+ Nghệ thuật: sáng tạo trong thể thơ Nôm, Đường luật, có xen câu lục ngôn với câu thất ngôn.

- Bố cục của tập thơ: 4 phần : Vô đề, Môn thì lệnh (thời tiết), Môn hoa mộc (cây cỏ), Môn cầm thú (thú vật)

II. Bài thơ

- Nằm trong mục Bảo kính cảnh giới, vị trí số 43 trên tổng số 62 bài.

B. Soạn bài Bảo kính cảnh giới

I. Trước khi đọc

Câu 1: Hãy kể tên một vài bài thơ viết theo thể Đường luật mà bạn đã học hoặc đã đọc.

Nam quốc sơn hà: Thất ngôn tứ tuyệt; Qua đèo Ngang: Thất ngôn bát cú…

Câu 2: Chỉ ra một số đặc điểm hình thức giúp bạn nhận diện được thể loại của các bài thơ đó.

Một số đặc điểm hình thức giúp bạn nhận diện được thể loại của các bài thơ: Số từ, số câu, cách ngắt nhịp, gieo vần…

II. Trả lời các thẻ trong văn bản đọc

Câu 1: Chú ý các động từ, tình từ, các từ láy và câu thơ sáu tiếng.

- Động từ: hóng, đùn đùn, phun, tịn, đàn

- Tính từ: rợp, đỏ, lục

- Từ láy: lao xao, dắng dỏi

- Câu thơ 6 tiếng: Dân giàu đủ khắp đòi phương

Câu 2: Hình dung về bức tranh cuộc sống.

Bức tranh cuộc sống có sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên. Cảnh thiên nhiên rực rỡ, sôi động, căng tràn sức sống; cảnh sống của con người bình dị, đời thường, gần gũi, đậm màu sắc làng quê Việt Nam. Con người hiện lên trong nhịp sống đời thường, qua âm thanh từ chợ cá vang lên “lao xao”.

III. Trả lời câu hỏi

Câu 1: Xác định thể loại và nêu bố cục của bài thơ.

- Thể thơ: Thơ Nôm đường luật.

- Bố cục:

+ Phần 1: Sáu câu thơ đầu. Bức tranh cảnh ngày hè nơi làng quê.

+ Phần 2: Hai câu còn lại. Tấm lòng cũng như mong ước được gửi gắm của nhà thơ.

Câu 2: Câu thơ mở đầu cho biết điều gì về cuộc sống và tâm trạng của nhân vật trữ tình?

- Cuộc sống: bình yên, tràn đầy sức sống.

+ Trạng thái sự vật: đùn đùn, giương, phun, tiễn... → sự căng tràn của cảnh vật.

+ Hình ảnh: sen đã tàn, đã hết mùi hương.

+ Âm thanh: Bức tranh ngày hè không chỉ được miêu tả bằng những hình ảnh màu sắc mà còn có cả âm thanh vô cùng sôi động và quen thuộc tiếng chợ cá “lao xao” cùng với tiếng ve inh ỏi đã tạo thành một bản nhạc hòa ca mùa hạ náo nhiệt tưng bừng.

- Tâm trạng: Thanh thản, nhẹ nhàng; phong thái ung dung tự tại.

⇒ Đó là những khoảnh khắc hiếm thấy trong cuộc đời nhà thơ.

Câu 3: Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc mùa hè. Từ đó, chỉ ra những nét đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên và bút pháp tả cảnh của tác giả.

(1) Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc mùa hè:

- Từ ngữ: Từ láy “đùn đùn, lao xao, dắng dỏi”: gợi cảnh ngày hè xôn xao, náo nức, không khí rất nhộn nhịp; Động từ “rợp, đùn, tiễn”: khiến cho người đọc thấy được cảm giác sức sống trỗi dậy của cảnh vật mùa hè.

- Hình ảnh:

+ Cây hòe: “đùn đùn tán rợp giương” → gợi tả sức sống của cây như từ bên trong hối hả trào ra bên ngoài khiến tán cây vươn ra mạnh mẽ, che rợp cả không gian.

+ Hoa lựu: “phun thức đỏ” → động từ “phun” khiến màu đỏ như tạo thành dòng tuôn chảy, tô đậm sắc đỏ của hoa

+ Sen hồng: toả ngát mùi hương

(2) Đặc sắc: Bức tranh thiên nhiên mùa hè được miêu tả từ gần tới xa, có sự kết hợp hài hòa giữa đường nét, msắc với âm thanh, giữa con người và cảnh vật. Tất cả đều gần gũi, bình dị, tĩnh ở bên ngoài mà tràn đầy, ứa căng sức sống ở bên trong.

⇒ Cảm nhận thiên nhiên dưới mọi giác quan, với những hình ảnh chân thực, sống động.

⇒ Tình cảm yêu thiên nhiên, tư thế ung dung, thảnh thơi và khả năng bao quát, nắm bắt lấy cái hồn cảnh vật của nhà thơ.

Câu 4: Cuộc sống của con người được nhà thơ tái hiện qua những âm thanh, hình ảnh nào? Phân tích mối liên hệ giữa khung cảnh ấy với ước nguyện của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ cuối.

- Cuộc sống của con người được nhà thơ tái hiện qua những âm thanh, hình ảnh:

+ Hình ảnh cuộc sống quen thuộc: chợ cá, làng ngư phủ, lầu tịch dương;

+ Âm thanh: Tiếng lao xao của chợ cá, tiếng ve kêu dắng dỏi. Đó là những âm thanh của một cuộc sống nhộn nhịp, vui tươi, sôi nổi, tấp nập.

- Mối liên hệ giữa khung cảnh ấy với ước nguyện của nhân vật trữ tình: Nhân vật trữ tình bộc lộ ước muốn về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Câu 5: Nhận xét về vị trí và giá trị của các câu lục ngôn trong bài thơ.

- Vị trí: Câu đầu tiên và câu cuối cùng.

- Giá trị:

+ Góp phần nhấn mạnh nội dung cần biêu đạt.

+ Góp phần tạo nhịp điệu cho bài thơ.

+ Sự sáng tạo, phá cách của Nguyễn Trãi về thể thơ.

Câu 6: Đọc bài thơ, bạn cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng của tác giả?

Vẻ đẹp tâm hồn: Tác giả là một người có tấm lòng yêu nước thương dân, ngay cả khi về ở ẩn vẫn lo lắng, nhàn thân chứ không nhàn tâm.

+ Tâm hồn yêu thiên nhiên.

+ Tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống.

+ Tấm lòng ưu ái với dân với nước.

IV. Kết nối đọc - viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố “phá cách” trong bài Bảo kính cảnh giới, bài 43.

Khi đọc “Bảo kính cảnh giới” (bài 43), yếu tố “phá cách” mà tôi cảm thấy ấn tượng nhất là về thể thơ. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Nhưng thi sĩ không đi theo khuôn mẫu sẵn có mà khéo léo thay đổi nhằm diễn tả tư tưởng, tình cảm muốn gửi gắm. Cụ thể, câu thơ đầu và câu thơ cuối chỉ có sáu tiếng. Mặc dù số lượng từ ít hơn nhưng vẫn bộc lộ được nỗi niềm suy tư của nhân vật trữ tình trong bài. Đó không chỉ là lời lí giải về hoàn cảnh nhàn rỗi, ung dung tìm tới thiên nhiên. Mà tác giả còn bộc lộ mong ước, khát vọng về cuộc sống ấm no, thanh bình cho dân chúng trên khắp đất nước. Qua đây, người đọc càng thêm kính phục, ngưỡng mộ tài năng nghệ thuật đỉnh cao của Nguyễn Trãi. Như vậy, ông đã góp công lớn trong việc làm nên một “lối thơ Việt Nam” (Đặng Thai Mai).

  • 1.319 lượt xem
Sắp xếp theo