Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau

I. Chuẩn bị thảo luận

1. Chuẩn bị nói

- Lựa chọn đề tài:

  • Đề tài cần được thống nhất trong cả lớp trước khi tiết học diễn ra.
  • Nếu tiếp tục triển khai một đề tài nào đó của phần viết trong bài học này, cần có những điều chỉnh cần thiết về diễn đạt.
  • Để cuộc thảo luận đạt chất lượng tốt, có được nhiều ý kiến hay, nên chọn những đề tài gắn với đời sống của các bạn, đồng thời có ý nghĩa chung với cộng đồng.

- Tìm ý và sắp xếp ý: Chú ý các câu hỏi như: Vấn đề chúng ta bạn có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta đã có ý kiến khác nhau ra sao? Điều này có nguyên nhân từ đâu? Ý kiến của tôi là gì và tôi đã dựa vào cơ sở nào để nêu ý kiến đó? Chúng ta nên thống nhất với nhau trên những phương diện nào?...

- Xác định từ ngữ then chốt: Từ ngữ thường được dùng thường là quan điểm (quan điểm của tôi là....), góc độ (tôi nhìn nhận vấn đề theo một góc độ khác với bạn,...), khía cạnh (còn một khía cạnh khác cần phải chú ý là,...), theo tôi, tôi cho rằng ...

2. Chuẩn bị nghe

- Tìm hiểu trước về vấn đề thảo luận để có cơ sở nắm bắt đúng ý những người nói và đánh giá được chuẩn xác các ý tham gia thảo luận. Một số điểm cần lưu ý: Vấn đề gì sẽ được thảo luận trong tiết học? Vấn đề đó lâu nay đã được bàn đến như thế nào? Có khía cạnh gì cần được trao đổi lại và khơi sâu thêm?

- Phác thảo trước theo sổ tay hay vở ghi chép những loại nội dung cần ghi lại theo dõi cuộc thảo luận.

II. Thảo luận

- Mở đầu: Người điều hành nêu vấn đề cần thảo luận, đề nghị thư kí ghi chép ý kiến.

- Triển khai: Lần lượt từng người phát biểu ý kiến về vấn đề. Nếu có ý kiến bất đồng cần có sự giải thích, tranh luận. Người điều hành cần thống nhất được các ý kiến trong cuộc thảo luận.

- Kết thúc: Căn cứ vào bản ghi chép của thư kí, người điều hành tóm tắt ý kiến, rút ra quan điểm đồng thuận thể hiện qua cuộc thảo luận.

III. Gợi ý 

a. Mở đầu: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần thảo luận (VD: Nên hay không hạ thấp cái tôi cá nhân?)

b. Triển khai: 

- Giải thích: cái tôi cá nhân là sự tự nhận thức của một người về tư cách, nhân phẩm hoặc giá trị của chính mình, đặc biệt là để phân biệt mình với thế giới bên ngoài và các cá nhân khác.

- Nên hay không nên hạ thấp cái tôi cá nhân?

  • Cái tôi được hiểu là sự tự tin, tự hào, hãnh diện về phẩm giá và tài năng của bản thân. Cái tôi còn được thể hiện qua mong muốn khẳng định bản thân, khát khao chinh phục những thứ mình chưa có, từ đó trở thành động lực để bản thân phát triển và cố gắng hơn. 

→ Cái tôi không hề xấu nếu chúng ta biết kiểm soát được "cái tôi" của mình như thế nào và điều chỉnh nó ra sao cho phù hợp với cuộc sống của mình.

  • Cái tôi quá lớn sẽ khiến con người luôn suy nghĩ điều mình làm là đúng, xem thường lời nói của người bên cạnh.

→ Điều đó sẽ khiến chúng ta trở thành người không biết quan tâm đến giá trị của người khác, chỉ biết xem trọng giá trị bản thân.

  • Dẹp bỏ cái tôi không có nghĩa là bạn phải quên đi bản thân, đánh mất chính mình mà để chúng ta mở lòng với mọi người, từ đó sống chan hòa, hạnh phúc và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. 

c. Kết thúc: Cái tôi không phải là xấu, cũng không phải tốt nếu để nó vượt quá mức, vì thế hãy điều chỉnh cái tôi của bản thân phù hợp để hòa nhập với cộng đồng.

  • 1.971 lượt xem
Sắp xếp theo