Tên |
Rô-bớt Phờ-rớt (1874 – 1963) |
Quê quán |
Là nhà thơ Mỹ có tầm ảnh hưởng lớn trong văn học hiện đại. |
Gia đình |
+ Cha là chủ biên một tờ báo + Mẹ: Giáo sư trung học |
Bản thân |
Từng theo học trường Harvard nhưng sau đó thôi học vì được ông nội cho cho một trang trại nhỏ. ⇒ Là điều kiện giúp ông được sống giữa thiên nhiên hùng vĩ.Đó là điều kiện giúp ông sau này sáng tác nhiều bài thơ hay, nổi tiếng. ⇒ Cho đến nay ông là nhà thơ duy nhất từng được bốn lần nhận giải thưởng Pu – lít -dơ – giải thưởng thường niên uy tín của Mỹ trao cho các lĩnh vực như báo chí, văn chương, âm nhạc,… |
Sự nghiệp |
+ Năm 1913: Thành công với tập A Boy’s Will”. + Năm 1914: xuất bản tập thơ thứ hai “North of Boston” cũng được nhiều người khen ngợi. + Năm 1916, ông cho phổ biến tập thơ “Mountain Interval”, trong đó có bài thơ “Birches” và “The Road Not Taken”. |
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
- Thể loại: Thể thơ tự do
- Bố cục: 3 phần
- Nhan đề “Con đường không chọn”
Câu 1: Bạn đã bao giờ cảm thấy khó khăn khi phải đứng trước nhiều khả năng lựa chọn?
Mỗi người đều từng cảm thấy khó khăn khi phải đứng trước nhiều khả năng lựa chọn.
Câu 2: Điều gì đã khiến bạn đưa ra quyết định lựa chọn của mình khi ấy? Bạn thấy may mắn hay tiếc nuối vì lựa chọn đó của bản thân?
- Để đưa ra quyết định lựa chọn cần lắng nghe mong muốn, nguyện vọng của bản thân.
- Ý kiến: May mắn/Tiếc nuối.
Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai và đang đứng trước tình huống nào?
- Nhân vật trữ tình: tôi - một người lữ hành
- Tình huống:
⇒ Nhân vật trữ tình đang đứng trước con đường có 2 lối rẽ, đang phải chọn một lối đi, đang băn khoăn không biết nên chọn lối đi nào.
Câu 2: Trong ba khổ đầu của bài thơ, hai lối rẽ được miêu tả như thế nào?
Hai lỗi rẽ: Nằm giữa rừng lá vàng, một lối rẽ trải dài khuất dạng sau một bụi cây, còn lối rẽ bên kia có một mặt cỏ rậm trên mặt đường và có chút ít dấu mòn không rõ.
Câu 3: Nhân vật trữ tình đã lựa chọn lối rẽ nào?
Lối rẽ ít có ai đi.
Câu 1: “Con đường” và “lối rẽ” trong bài thơ có thể xem là những ẩn dụ. Những ẩn dụ đó gợi cho bạn nghĩ đến điều gì?
“Con đường” và “lối rẽ” trong bài thơ ẩn dụ cho đường đời và những khúc ngoặt mà bất cứ ai trong chúng ta cũng có lúc phải lựa chọn. “Lối rẽ” là ẩn dụ chỉ những quyết định dẫn đến những hướng đi khác nhau trên đường đời.
Câu 2 : Theo bạn, tại sao Rô-bớt Phờ-rót lại đặt nhan đề bài thơ là Con đường không chọn mà không phải là Con đường tôi chọn hay Con đường ít người đi?
“Con đường không chọn” bởi đó là lối rẽ ông đã bỏ lại trước những lựa chọn của mình.
⇒ Ý nghĩa: Nhà thơ dường như quan tâm tới con đường mà ông không đi hơn là con đường ông đã chọn. Tựa đề bài thơ đã cho thấy cảm thức mất mát vì không thể đi được cả 2 con đường, một sự tiếc nuối, băn khoăn, trăn trở trước những hướng đi của cuộc đời.
⇒ Làm rõ một tâm lí phổ biến của con người thường nuối tiếc về những gì mình đã không chọn vì phần lớn những lựa chọn đều bất toàn, không dẫn đến điều mong đợi.
Câu 3: Hai lối rẽ trong rừng khác nhau hay giống nhau nhiều hơn? Phải chăng vì điều ấy mà nhân vật trữ tình trong bài thơ cảm thấy khó khăn khi phải chọn lựa một trong hai lối rẽ?
Hai con đường có vẻ giống nhau: rừng lá vàng, cỏ rậm trên mặt đường, thấy dấu mòn, lá rơi đầy chưa đen vết chân ai…và người ta đều không nhìn thấy hết phía trước nó là gì…
⇒ Đó là tình thế khó khăn của đời sống, nhất là khi ta không thể phóng tầm mắt lên trước để xem con đường này dẫn ta tới đâu và liệu nơi đó có như ta kì vọng không?
Câu 4: Nếu như nhân vật trữ tình không thể chọn cả hai lối rẽ cùng lúc thì anh ta có thể không lựa chọn bất cứ lối rẽ nào được chăng? Vì sao?
Nhân vật trữ tình là một người lữ hành. Tình huống mà nhân vật trữ tình phải đối mặt thực sự rất khó khăn vì anh ta không thể cùng lúc đi trên hai con đường. Nhưng nếu lựa chọn từ bỏ thì cuộc hành trình sẽ không thể bắt đầu và anh ta sẽ chỉ mãi giậm chân tại chỗ.
Câu 5: Trong bài thơ, cuối cùng nhân vật trữ tình cũng vẫn phải đưa ra lựa chọn của mình. Theo bạn, anh ta có thật sự tin rằng lối rẽ mình chọn là con đường tốt hơn?
Trong bài thơ, cuối cùng nhân vật trữ tình cũng vẫn phải đưa ra lựa chọn của mình. Nhưng anh ta không thực sự tin rằng lối rẽ mình chọn là con đường tốt hơn.
⇒ Đó cũng là trạng thái phân vân, băn khoăn khá phổ biến của bộ phận con người không đủ can đảm để dấn thân đến cùng trên hành trình của mình.
Câu 6: Bạn có đồng cảm với trạng thái do dự, phân vân của nhân vật trữ tình xuyên suốt bài thơ không? Vì sao?
- Ý kiến: Đồng cảm.
- Nguyên nhân: Con người thường rơi vào trạng thái do dự, phân vân khi phải đưa ra lựa chọn.
Câu 7: Hãy nêu một thông điệp từ bài thơ có ý nghĩa đối với cá nhân bạn.
- Con người cần có những lựa chọn đúng đắn; Khi lựa chọn cần dứt khoát, quyết tâm…
- Mỗi người cần phải có một hướng đi riêng, không nên đi theo lối mòn của đã có nhiều người đi. Con người cần dũng cảm trải nghiệm và có lựa chọn con đường cho tương lai.
Từ bài thơ này, theo bạn, làm thế nào để chúng ta can đảm hơn trong những lựa chọn của mình trên hành trình trưởng thành? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) để trả lời câu hỏi trên.
Gợi ý
Trưởng thành là một hành trình dài với muôn vàn những con đường, ngã rẽ để chúng ta lựa chọn. Con người thường có xu hướng đi theo những lối mòn bởi đó là lối đi an toàn, đã được người đi trước lựa chọn và thử nghiệm. Song, có những lối rẽ ít người can đảm dám đi, dám thử - dù có thể đó là nơi có những cơ hội tốt hơn. Chúng ta không thể dự báo trước được tương lai, cũng không thể biết trước hành trình của mình sẽ bằng phẳng hay gập ghềnh, nhưng tuổi trẻ là để trải nghiệm. Vì vậy, cần can đảm, độc lập, sáng suốt khi lựa chọn những lối đi. Lắng nghe kinh nghiệm của người đi trước là việc nên làm, nhưng mỗi cá nhân cũng cần có những phân tích, đánh giá chủ quan và tự chịu trách nhiệm với những quyết định của mình. Khi dám lựa chọn, cũng cần biết cách đối diện, không ngại khó khăn, gian khổ vì đó chính là cơ hội để con người tôi luyện, trưởng thành.