a. Tại sao lời trích dẫn trong đoạn văn giới thiệu về tác giả Hô-me-rơ không sử dụng dấu ngoặc kép?
⇒ Lời trích dẫn trong đoạn văn giới thiệu về tác giả Hô-me-rơ không sử dụng dấu ngoặc kép vì đây là lời trích dẫn gián tiếp, tác giả không dùng nguyên văn tài liệu tham khảo.
b. Câu văn được đưa vào ngoặc kép trong đoạn văn từ “Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác được coi là” đến “sáng tác nghệ thuật thời sau” có nội dung gì?
⇒ Nội dung của phần được đưa vào ngoặc kép là trích dẫn nguyên vẹn một nhận định của M.Ga.xpa-rốp (Milkhail Gasparov).
c. Phần được đánh dấu ngoặc vuông [...] ở đoạn văn từ “Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác được coi là” đến “sáng tác nghệ thuật thời sau” có ý nghĩa gì?
⇒ Phần được đánh dấu ngoặc vuông […] trong đoạn là phần đã được người viết tỉnh lược, nhằm làm cho các thông tin cô đọng hơn.
a. Phần cước chú ở chân trang bao gồm những nội dung gì, được trình bày bằng hình thức như thế nào? Cho biết chức năng, tác dụng của những thông tin đó.
- Phần cước chú ở chân trang giải thích các nội dung về truyền thuyết mặt trăng, mặt trời và thuật ngữ “dòng nước đục chảy cho đến nơi đất giáp với trời”.
- Tác dụng: Giúp người đọc hiểu rõ hơn nội dung mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc.
b. Đoạn văn có bao nhiêu cước chú? Các cước chú đó thuộc những loại nào?
- Đoạn văn có hai cước chú, gồm: giải thích từ ngữ, giải thích các điển cố, bổ sung thông tin.
Gợi ý: Văn bản “Chữ bầu lên thơ” (Lê Đạt)
- Trích dẫn trực tiếp: Pi-cát-xô có nói một câu khá thâm thúy: “Người ta cần rất nhiều thời gian để trở nên trẻ”.
- Cước chú: Bóng chữ, ý tại ngôn tại…
- Tỉnh lược: Nói như Va-lê-ri, chữ trong thơ tuy giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về hóa trị [...]