THỂ LOẠI SỬ THI | |
Khái niệm |
- Sử thi (anh hùng ca) là thể loại tự sự dài, dung lượng đồ sồ, ra đời vào thời cổ đại. |
Cốt truyện |
- Cốt truyện của sử thi xoay quanh những biến cố trọng đại liên quan đến vận mệnh của toàn thể cộng đồng như chiến tranh hay công cuộc chinh phục thiên nhiên để ổn định và mở rộng địa bàn cư trú. |
Nhân vật sử thi |
- Nhân vật sử thi là người anh hùng đại diện cho sức mạnh, phẩm chất lí tưởng và khát vọng chung của cộng đồng. |
Không gian sử thi |
- Không gian sử thi kì vĩ, cao rộng, mang tính cộng đồng, có thể bao quát cả thế giới thần linh và con người. |
Thời gian sử thi |
- Thời gian sử thi là quá khứ thiêng liêng, thuộc về một thời đại xa xưa được cộng đồng ngưỡng vọng. |
Lời kể trong sử thi |
- Lời kể trong sử thi thành kính, trang trọng; nhịp điệu chậm rãi; trần thuật tỉ mỉ, lặp đi lặp lại những từ ngữ khắc họa đặc điểm cổ định của nhân vật, sự vật, thường xuyên sử dụng thủ pháp so sánh trùng điệp. - Lời người kể chuyện và cả lời nhân vật nhiều khi mang tính khoa trương, cường điệu. |
⇒ Sử thi không chỉ lưu dấu những biến cố quan trọng trong lịch sử của một cộng đồng, mà còn phản ánh diện mạo đời sống tinh thần, hệ giá trị, niềm tin của cộng đồng ấy. Nhiều chủ đề trong sử thi vẫn còn có ý nghĩa lớn đối với nhân loại. Những tác phẩm sử thi như Ma-ha-bha-ra-ta, Ra-ma-ya-na (Ấn Độ); I-li-át, Ô-đi-xê (Hy Lạp); Đăm Săn (Việt Nam);… vẫn tiếp tục khơi nguồn cảm hứng cho nhiều sáng tạo thuộc nhiều loại hình nghệ thuật đời sau.
- Nhà thơ huyền thoại của Hy Lạp cổ đại, được coi là tác giả của sử thi I-li-át và Ô-đi-xê.
- Một số tài liệu từ thời cổ đại ước định Hô-me-rơ sống trong khoảng thế kỉ VIII - VII TCN, nhưng không thống nhất về quê quán: không rõ ở Hy Lạp hay Tiểu Á.
- Theo truyền thuyết, ông bị mù và là người hát rong kể chuyện tài năng.
- Một số học giả cho rằng Hô-me-rơ có thể là cái tên hư cấu, hoặc là tên gọi chung cho một tập thể người hát rong - kể chuyện từ thời cổ đại.
- Được cho là ra đời từ thế kỉ VIII TCN. Đây là thiên sử thi đồ sộ gồm 15.693 câu thơ, chia làm 24 khúc ca, kể về những sự kiện diễn ra trong 51 ngày, năm thứ 10 cuộc chiến tranh của những người Hy Lạp tấn công thành Tơ-roa ở vùng Tây Bắc bán đảo Tiểu Á, diễn ra vào khoảng thế kỉ XII TCN.
- Đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác là đoạn trích từ câu thơ 370 - 496, khúc ca VI của sử thi I-li-át.
Trong cuộc sống, việc thực hiện bổn phận với cộng đồng và với gia đình nhiều khi mâu thuẫn. Theo bạn, ứng xử thế nào mới là hợp tình, hợp lí?
Trong cuộc sống, việc thực hiện bổn phận với cộng đồng và với gia đình nhiều khi mâu thuẫn. Bởi vây, ứng xử sao cho hợp tình, hợp lí là một việc làm cần thiết. Chúng ta cần phải đặt bổn phận với cộng đồng lên trước tiên và cố gắng giải quyết việc gia đình để tránh ảnh hưởng cộng đồng.
Câu 1: Lưu ý những chi tiết miêu tả hành động và tâm trạng của Ăng-đrô-mác.
- Phu nhân vội vã tới tòa tháp lớn thành I-li-ông.
- Như người mất trí, bà vừa đi vừa chạy lên thành, đầu không ngoảnh lại.
Câu 2: Lý do nào khiến Ăng-đrô-mác không muốn Héc-to ra trận?
Ăng-đrô-mác lo sợ Héc-to sẽ bị bọn A-kê-en nhất loạt xông lên tức khắc sẽ hạ sát chàng. Nàng sẽ trở thành góa phụ, con thơ sẽ mất cha.
Câu 3: Lưu ý những lý lẽ khiến Héc-to vẫn quyết định ra trận.
- Không muốn trở thành kẻ hèn nhát, đứng nhìn từ xa, tránh không xung trận.
- Bầu nhiệt huyết, lí tưởng sống cao đẹp.
- Không muốn thần dân thành Tơ-roa chịu nỗi thống khổ, người em trai của mình bị đòn thù ác nghiệt quật ngã, Ăng-đrô-mác phải trở thành nô lệ…
Câu 4 : Chú ý ý thức của Héc-to về số phận và bổn phận.
- Vì đã sinh ra trên mặt đất này, chẳng một ai, dù quả cảm hay rụt rè, có thể chạy trốn được số phận.
- Chiến tranh là bổn phận của mỗi người đàn ông sinh ra tại thành I-li-ông này, nhất là ta.
Câu 1: Biến cố nào dẫn đến việc Héc-to phải từ biệt Ăng-đrô-mác? Vì sao có thể xem đó là biến cố đặc trưng cho thể loại sử thi?
- Biến cố dẫn đến việc Héc-to phải từ biệt Ăng-đrô-mác: Cuộc chiến giữa quân Hy Lạp và quân thành Tơ-roa vẫn chưa kết thúc. Quân Hy Lạp nhất thời giành thế áp đảo. Hoàng tử Héc-to là chủ soái quân đội thành Tơ-roa phải quay vào thành giục binh sĩ, cầu khẩn nữ thần A-tê-na giúp đỡ và về nhà thăm vợ con.
- Lí do: Đây là một biến cố đặc trưng của sử thi vì nó là sự kiện lớn, liên quan đến vận mệnh của cộng đồng.
⇒ Biến cố này đặt nhân vật Héc-to vào tình thế bắt buộc phải chọn lựa:
+ Ở lại thành Tơ-roa để giữ an toàn cho bản thân
+ Hay mở cổng thành, ra trận nghênh chiến với kẻ thù để thực hiện bổn phận và bảo toàn danh dự.
⇒ Thông qua quyết định lựa chọn đó, nhân vật bộc lộ rõ phẩm chất của mình.
Câu 2: Xác định những từ ngữ lặp lại khắc họa đặc điểm cố định của nhân vật trong đoạn trích. Theo bạn, vì sao sử thi lại có cách khắc họa nhân vật như vậy?
- Những từ ngữ được lặp lại:
+ Nhân vật nữ: trang phục diễn lệ, xống áo thướt tha, vấn tóc chỉnh tề
+ Nhân vật nam: sáng loáng khiên đồng, quả cảm
- Nguyên nhân: Nhân vật nam thường gắn với chiến trận, bộc lộ phẩm chất của anh hùng. Nhân vật nữ thường dịu dàng, hiền thục. Cả hai đều tượng trưng cho phẩm chất tốt đẹp của cộng đồng.
Câu 3: Phân tích những đặc trưng của không gian sử thi trong đoạn trích.
- Các chi tiết biểu hiện không gian:
+ “Héc-to về tới ngôi nhà êm ấm của mình, nhưng không thấy Ăng-đrô-mác cánh tay trắng ngần trong buồng như thường lệ”
+ “Nàng đứng trên tháp canh nức nở”
+ “Bà vừa đi vừa chạy lên thành”
+ “Héc-to tức thì rời nhà, chạy ngược theo những dãy phố thành Tơ-roa xây dựng khang trang. Xuyên qua phố xã thành Tơ-roa rộng lớn, chàng tới cổng X-kê”
- Đặc điểm của không gian nghệ thuật:
Tình cảm riêng tư của nhân vật được bộc lộ trong cuộc trò chuyện ngay tại cổng thành – Biểu tượng của không gian cộng đồng trong chiến tranh. Trong lời đối thoại của Ăng-đrô-mác và Héc-to, hình ảnh của thành Tơ-roa cũng liên tục được nhắc tới.
⇒ Không gian cộng đồng là không gian đặc trưng của sử thi:
+ Chiến trường, thành lũy, tháp canh, phố xá,… không chỉ là nơi nhân vật sử thi bộc lộ sức mạnh phi thường và phẩm chất can trường của mình, mà còn làm nền cho những tình cảm riêng tư nhất của con người.
+ Người anh hùng sử thi cũng là người gắn bó mật thiết với mảnh đất quê hương của họ, sự sống và cái chết, niềm vinh quang và nỗi đau khổ của họ đều gắn với sự tồn vong, thịnh suy của thành lũy, pháo đài,…
Câu 4: Những lời nói, hành động của Ăng-đrô-mác thể hiện phẩm chất gì của nhân vật?
- Lời nói:
+ “Ôi, chàng thật tệ! Lòng can đảm của chàng sẽ hủy hoại chàng!”
+ “Ra trận, bọn A-kê-en nhất loạt xông lên sẽ tức khắc hạ sát chàng, chẳng mấy nữa thiếp thành góa phụ. Thiếp nguyện xuống mồ sâu còn hươn để mất chàng. Chàng bỏ thiếp lại một mình, còn gì tha thiết trên cõi đời này nữa”.
+ “Xin chàng hãy rủ lòng thương thiếp và con mà đừng ra trận, hãy ở lại trên tháp canh này, đừng để trẻ thơ phải mồ côi, vợ hiền thành góa phụ”.
+ “Hãy bố trí một tóa quân chốt chặn chỗ cây vả, nơi dễ leo lên tường thành, dễ vào thành nhất. Đã ba lần, những dũng sĩ quả cảm dưới sự chỉ huy của I-đô-mê-nê danh tiếng, của hai gã A-giắc, hai người con lừng danh của A-tơ-rê và người con trai dũng mãnh của Ti-đê tấn công vào chính chỗ này”
- Hành động:
+ Nghe tin quân A-kê-en khí thế áp đảo, những chiến binh Tơ-roa buộc phải rút lui, phu nhân vội vã tới tòa tháp lớn thành I-li-ông.
- Phẩm chất: Từ những hành động và lời nói của Ăng-đrô-mác một mặt cho thấy tình yêu thương của nàng đối với Héc-to, một mặt cho thấy ý thức về bổn phận của Ăng-đrô-mác. Trong tận cùng nỗi lo lắng và đau khổ, Ăng-đô-mác vẫn không quên nghĩ đến bổn phận và trách nhiệm của mình đối với thành Tơ-roa.
Câu 5: Vì sao Héc-to vẫn quyết định mở cổng thành nghênh chiến với quân Hy Lạp? Bạn suy nghĩ gì về hành động đó của nhân vật?
- Héc-to vẫn quyết định mở cổng thành nghênh chiến với quân Hy Lạp:
+ Không muốn trở thành kẻ hèn nhát, đứng nhìn từ xa, tránh không xung trận.
+ Bầu nhiệt huyết, lí tưởng sống cao đẹp.
+ Không muốn thần dân thành Tơ-roa chịu nỗi thống khổ, người em trai của mình bị đòn thù ác nghiệt quật ngã, Ăng-đrô-mác phải trở thành nô lệ…
- Hành động của Hec-to thể hiện phẩm chất của một người anh hùng rất đáng ngưỡng mộ.
Câu 6: Đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác đã đặt ra những vấn đề nhân sinh nào? Những vấn đề đó còn có ý nghĩa đối với đời sống ngày nay không? Vì sao?
- Vấn đề: Con người trước bổn phận công đồng với trách nhiệm gia đình.
- Những vấn đề đó còn có ý nghĩa đối với đời sống ngày nay. Vì xã hội ngày càng phát triển, con người trở nên đề cao lợi ích cá nhân của bản thân, quên đi trách nhiệm với cộng đồng.
Câu 7: Qua những lời nói, hành động của Héc-to, hãy xác định những phẩm chất tạo dựng nên hình mẫu người anh hùng của Hy Lạp thời cổ đại.
- Dũng cảm, có lý tưởng và luôn sẵn sàng xông pha chiến trận.
- Kiên cường, không chịu thua, có lòng tự tôn, kiêu hãnh dân tộc
- Phân biệt rạch ròi giữa tình cảm gia đình, vợ chồng cá nhân và lợi ích của dân tộc, biết cân bằng những mối quan hệ xung quanh.
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết mà bạn cho là đặc sắc nhất trong đoạn trích.
Mẫu số 1
Trong đoạn trích “Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác”, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với chi tiết kết thúc - lời dặn dò của Héc-to với Ăng-đrô-mác và khung cảnh chia tay. Sau khi bế con trai vào lòng để tạm biệt, rồi nói lời cầu nguyện, Héc-to đã an ủi Ăng-đrô-mác không nên dằn vặt lòng mình, và nói về trách nhiệm và số phận của bản thân. Chàng dặn dò vợ rằng: “Nàng hãy về chăm lo công việc của mình, quay xa kéo sợi, dệt vải, sai bảo nữ tì chăm chỉ”. Cũng như khẳng định trách nhiệm của mình: “Vì đã sinh ra trên mặt đất này, chẳng một ai, dù quả cảm hay rụt rè, có thể chạy trốn được số phận. Chiến tranh là bổn phận của mỗi người đàn ông sinh ra tại thành I-li-ông này, nhất là ta”. Khung cảnh chia tay diễn ra đầy cảm động. Hec-to nâng mụ trụ đồng thau sáng loáng lên rồi ra đi. Còn Ăng-đrô-mác thì trở về nhà, nước mắt tuôn rơi và ngoái nhìn theo hình bóng của chồng. Hành động cho thấy sự buồn bã, cũng như lo lắng của Ăng-đrô-mác. Đây là tâm lí chung của những người phụ nữ có chồng đi chinh chiến. Có thể thấy, hành động và quyết định của Hec-to thể hiện phẩm chất của một người anh hùng rất đáng ngưỡng mộ. Còn Ăng-đrô-mác hiện lên là một người phụ nữ hết mực yêu thương, lo lắng cho chồng. Đoạn trích đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.
Mẫu số 2
Qua những tình tiết gây cấn, hấp dẫn của khúc tráng ca về người anh hùng sử thi qua đoạn trích, độc giả không khỏi bồi hồi bởi vẻ đẹp sáng ngời qua phẩm chất của người anh hùng Hy Lạp cổ đại. Trong đó, một trong số những chi tiết góp phần làm nổi bật hình tượng người anh hùng sử thi chính là chi tiết kết thúc trích đoạn – lời dặn dò của Héc-to với Ăng-đrô-mác và cảnh chia tay. Ở chi tiết này, tác giả đã tập trung khắc họa một Héc-to với tấm lòng quả cảm, can trường bởi chàng ý thức rất rõ bổn phận của mình đối với cộng đồng, đây cũng là bổn phận chung của mỗi người đàn ông sinh ra tại thành I-li-ông này. Bên cạnh đó, Héc-to vẫn không quên trách nhiệm và bổn phận của mình đối với gia đình, các chi tiết về lời nói của chàng nhằm an ủi vợ mình trước lúc ra đi (“Phu nhân khốn khổ của ta ơi! Nàng đừng dằn vặt lòng mình quá thế!”) và hành động (“cười qua hàng lệ”) góp phần thể hiện bổn phận của người làm chủ gia đình. Chi tiết kết thúc đoạn trích là chi tiết đã để lại tiếng vang lớn nhất trong lòng người đọc bởi hình ảnh của một người anh hùng ra đi vì nghĩa lớn của thời đại văn học Hy-La.