Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay quan niệm

A. Mở bài

- Nêu thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ.

  • Ví dụ: Thói quen kì thị người khuyết tật.

- Nêu lí do hay mục đích viết bài luận.

  • Theo thống kê tháng 12 năm 2022, trên thế giới có hơn 1 tỷ người bị khuyết tật, ở Việt Nam có khoảng 7 triệu người. Họ là những người phải sống chung với một số dạng khác biệt về tinh thần, thể chất hoặc khiếm khuyết.
  • Trên thực tế, họ vẫn là những thành viên có đóng góp, có giá trị và sự cống hiến cho xã hội. Song, sự kì thị, phân biệt đối xử mà họ gặp phải rất phổ biến, làm ảnh hưởng đến tinh thần, danh dự, đời sống,… của người khuyết tật.

⇒ Khẳng định cần phải loại bỏ thói quen kì thị người khuyết tật.

B. Thân bài

- Giải thích, nêu biểu hiện, nguyên nhân dẫn đến thói quen/quan niệm cần từ bỏ.

  • Người khuyết tật: là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận trên cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho đời sống sinh hoạt, học tập, lao động gặp khó khăn.
  • Kì thị: là cách phản ứng tiêu cực của xã hội đối với các cá nhân, là sự loại trừ những người có đặc điểm không được phần đông xã hội chấp nhận; biểu hiện trong cả quan điểm và hành động của cá nhân hay tổ chức.

⇒ Kì thị người khuyết tật là sự phân biệt đối xử nhằm loại trừ, tách biệt hay hạn chế cơ hội giao lưu, tiếp xúc bình đẳng của người khuyết tật với cộng đồng.)

- Trình bày tác hại của thói quen/quan niệm cần từ bỏ.

  • Ảnh hưởng đến đời sống tinh thần người khuyết tật: mặc cảm, tự ti, thậm chí tìm đến cái chết.
  • Là nguyên nhân dẫn đến việc người khuyết tật không thể hòa nhập vào các hoạt động chung của cộng đồng.
  • Hạn chế cơ hội của người khuyết tật: cơ hội sống, học tập, lao động, giải trí; cơ hội tình yêu, hạnh phúc, hôn nhân - gia đình.

- Trình bày lợi ích của việc từ bỏ thói quen/quan niệm.

  • Giúp cho người khuyết tật mạnh mẽ, tự tin hơn, sẵn sàng đón nhận tình cảm, sự yêu thương từ cộng đồng, có động lực để cố gắng, nỗ lực vượt lên nghịch cảnh, trang trải cho cuộc sống và đóng góp cho xã hội.
  • Giúp cho bản thân có cái nhìn cởi mở, tích cực hơn, biết yêu đời, yêu người,…
  • Giúp xã hội dần xóa bỏ sự kì thị với người khuyết tật.
  • Cuộc sống trở nên bình đẳng, tốt đẹp hơn.

- Gợi ý giải pháp từ bỏ thói quen/quan niệm.

  • Chủ động tiếp nhận, tìm hiểu thông tin về cộng đồng người khuyết tật, những đóng góp của họ cũng như những sự kì thị mà họ đã phải trải qua.
  • Thay đổi tư duy, cách nhìn nhận của bản thân
  • Tham gia các câu lạc bộ, hội nhóm hỗ trợ người khuyết tật: để hiểu hơn về người khuyết tật, giúp họ tăng cường cơ hội giao tiếp xã hội, nâng cao hiểu biết về quyền của người khuyết tật,…

C. Kết bài

- Khẳng định lại lợi ích của việc từ bỏ thói quen/quan niệm.

- Thể hiện niềm tin vào sự cố gắng hay hi vọng ở sự thành công của người được thuyết phục.

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen kì thị người khuyết tật

Theo báo cáo thống kê vào tháng 12 năm 2022, ở Việt Nam có khoảng 7 triệu người khuyết tật, đó là con số không hề nhỏ. Cộng đồng người khuyết tật trên thực tế vẫn là những thành viên có đóng góp, có giá trị riêng và những cống hiến cho xã hội. Tuy nhiên, sự kì thị, phân biệt đối xử mà họ gặp phải lại rất phổ biến. Đây là thói quen của rất nhiều cá nhân, tổ chức cần phải sớm được loại bỏ.

Người khuyết tật là những người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận trên cơ thể, hay bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho đời sống sinh hoạt, học tập, lao động gặp khó khăn. Vì những khác biệt đó mà họ thường xuyên phải chịu sự kì thị. Kì thị là cách phản ứng tiêu cực của cá nhân hay xã hội đối, sự loại trừ, cô lập những người có đặc điểm không được phần đông trong xã hội chấp nhận. Sự kì thị được biểu hiện không chỉ ở hành động mà từ trong suy nghĩ, quan điểm của cá nhân hay tổ chức. Kì thị người khuyết tật là sự phân biệt đối xử nhằm tách biệt hay hạn chế cơ hội giao lưu, tiếp xúc bình đẳng vốn có của người khuyết tật với cộng đồng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thái độ, sự kì thị với người khuyết tật. Trong đó phải kể đến những quan niệm sai lệch mang yếu tố mê tín, dị đoan: người khuyết tật bị xem là sự trừng phạt cho tội lỗi mà người nhà họ kiếp trước đã phạm phải. Nhiều người có nhận thức sai lệch, thiếu đúng đắn về người khuyết tật, chẳng hạn cho rằng người khuyết tật là dị biệt, là những người không có học thức, vô tích sự,… Đồng thời, các công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức về người khuyết tật và các quyền lợi của họ vẫn chưa thực sự sâu rộng và đạt hiệu quả. Ngoài ra, nguyên nhân cũng bắt nguồn từ chính những người khuyết tật, có những người đã lợi dụng lòng tốt của cộng đồng, xã hội để chuộc lợi, nhận hỗ trợ mà không cần bỏ ra sức lao động.

Dù bắt nguồn từ nguyên nhân nào, việc kì thị người khuyết tật cũng là hành vi đáng lên án, cần phải loại bỏ bởi nó đem lại rất nhiều hệ lụy. Đó chính là nguyên nhân dẫn đén việc người khuyết tật không thể hòa nhập vào các hoạt động chung của cộng đồng, làm hạn chế cơ hội của họ, bao gồm cả cơ hội sống, học tập, lao động, giải trí và cả cơ hội tình yêu, hạnh phúc, hôn nhân - gia đình,… Trong thời kì dịch bệnh Covid-19, một số địa phương chậm chễ trong công tác tiêm vacine cho đối tượng người khuyết tật, cho đến khi đại đa số mọi người đã được tiêm, chính phủ ra yêu cầu rà soát từng nhà, khi đó mới đến lượt họ, nhiều cá nhân sau khi bị “bỏ quên” đã có thái độ tiêu cực, bất cần, từ chối hợp tác và nhận vacine vì cảm thấy bất bình đẳng. Một dẫn chứng khác: trong trường học không tiếp nhận, không đào tạo hoặc không có dụng cụ và phương pháp giảng dạy phù hợp với học sinh khuyết tật,… Điều này dẫn đến kết quả tất yếu là họ không thể tiếp cận và tham gia vào giáo dục hay theo cùng cách mà học sinh không khuyết tật được hưởng; từ đó học sinh khuyết tật đã bị mất cơ hội học tập để chuẩn bị cho tương lai sau này. Việc kì thị này đã ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của người khuyết tật, đặc biệt về mặt tinh thần, khiến họ ngày càng mặc cảm, tự ti thậm chí tìm đến cái chết để giải thoát.

Vì lẽ đó, chúng ta cần phải học cách từ bỏ thói quen kì thị người khuyết tật. Làm được điều đó sẽ giúp cho những người kém may mắn ấy có thể tự tin, mạnh mẽ hơn, sẵn sàng để đón nhận tình cảm, sự yêu thương từ cộng đồng, có động lực để cố gắng vượt lên nghịch cảnh, có thể lo cho cuộc sống của mình và đóng góp một phần công sức cho xã hội. Khi chúng ta loại bỏ được sự kì thị ấy, bản thân cũng sẽ có cái nhìn cởi mở, tích cực hơn, biết yêu đời, yêu người, dần trở nên thanh thản, hạnh phúc. Nhiều cá nhân cùng thay đổi theo hướng tích cực, xã hội sẽ dần xóa bỏ sự kì thị với người khuyết tật, cuộc sống cũng dần trở nên bình đẳng, tốt đẹp hơn.

Để từ bỏ thói quen không tốt này, chúng ta có thể bắt đầu từ những hành động rất đơn giản, hãy chủ động tìm hiểu, tiếp nhận thông tin về cộng đồng người khuyết tật, nhìn vào những đóng góp của họ cũng như những khó khăn, sự kì thị, phân biệt đối xử mà họ đã phải trải qua. Khi đó, chúng ta sẽ dần thay đổi tư duy, cách nhìn nhận của bản thân. Người khuyết tật cũng có những hiệp hội, những câu lạc bộ rất lớn mà ở đó, họ giúp đỡ, nương tựa vào nhau, cùng nhau tạo nên những giá trị tốt đẹp cho bản thân và cộng đồng. Chúng ta cũng có thể tham gia vào các câu lạc bộ, hội nhóm hỗ trợ người khuyết tật để hiểu và cảm nhận rõ hơn về cuộc sống của họ, giúp họ tăng cường cơ hội giao tiếp xã hội, nâng cao hiểu biết về quyền của người khuyết tật,… Mỗi cá nhân bắt đầu thay đổi, dần dần xã hội sẽ thay đổi.

Dù có những khiếm khuyết nhưng những người khuyết tật vẫn là con người với đầy đủ quyền được sống, được hạnh phúc, họ cũng không ngừng nỗ lực vì cuộc sống và đóng góp cho xã hội. Chúng ta sinh ra được may mắn hơn, không nên vì thế mà dành cho họ những sự đối xử không tốt. Kì thị người khuyết tật hay cả trong suy nghĩ và hành động đều là hành vi cần phải loại bỏ, hãy cùng nhau thay đổi để xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trọng nam khinh nữ

Mặc dù vai trò của người phụ nữ đang dần được đề cao, coi trọng nhưng "quan niệm trọng nam khinh nữ" từ thời phong kiến vẫn còn tồn tại cho tới tận ngày nay. Đây là một tư tưởng hết sức sai lầm, cổ hủ, cần được loại bỏ khỏi xã hội hiện đại.

Trước hết, "trọng nam khinh nữ" là sự phân biệt đối xử dựa trên giới tính, trong đó vai trò của người đàn ông được đánh giá cao hơn so với phụ nữ. Nguyên nhân dẫn đến tư tưởng này là do ảnh hưởng của Nho giáo Trung Quốc. Học thuyết Nho giáo quy định rất chi tiết, rõ ràng về vai trò, trách nhiệm của đàn ông và phụ nữ. Đàn ông phải là người có chí khí, sẵn sàng gánh vác giang san, làm trụ cột trong gia đình. Còn phụ nữ luôn phải giữ gìn tiết hạnh, thực hiện "tam tòng tứ đức". Có thể nói, tư tưởng Nho giáo đã chi phối rất nhiều đến các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, nó được lưu truyền từ đời này sang đời khác và ăn sâu vào suy nghĩ, nếp sống của người dân.

Trong đời sống, chúng ta không khó để bắt gặp biểu hiện của quan niệm này. Mặc dù đã sinh đủ hai con nhưng nhiều nhà vẫn muốn có con trai để "nối dõi tông đường". Ở một số làng quê, dấu ấn của quan niệm "trọng nam khinh nữ" rất đậm nét. Trong các buổi cỗ bàn, lễ Tết, nếu đàn ông nào sinh được con trai thì ngồi ở mâm trên, còn nếu sinh con gái thì phải ngồi ở mâm dưới. Thậm chí, nhiều cánh đàn ông còn bị chính những người anh em, bạn bè chế giễu, trêu đùa. Những định kiến này đã gây áp lực cho họ và là nguồn cơn của những cuộc cãi vã, bạo hành trong gia đình. Ngay trong mối quan hệ vợ chồng, tiếng nói của người đàn ông bao giờ cũng có trọng lượng hơn phụ nữ.

Ngày nay, quan niệm "trọng nam khinh nữ" không còn nặng nề như trước nhưng nó vẫn tồn tại và để lại nhiều hậu quả đối với xã hội. Có rất nhiều lí do để chúng ta từ bỏ suy nghĩ này. Thứ nhất, tư tưởng "trọng nam khinh nữ" không còn phù hợp trong xã hội hiện đại. Bởi ngày nay, Việt Nam cũng như thế giới đang hướng đến bình đẳng giới. Có rất nhiều tổ chức được thành lập để đấu tranh cho một xã hội công bằng, nơi giới tính không còn là giới hạn như Tổ chức thúc đẩy bình đẳng giới Việt Nam (VOGE), Ủy ban địa vị Phụ nữ Liên hợp quốc, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA),... Họ đang nỗ lực bảo vệ cho các quyền của trẻ em gái và phụ nữ trên thế giới. Phụ nữ cũng xứng đáng được tôn trọng và được nhìn nhận một cách công bằng trong quá trình đóng góp vào sự vận hành, phát triển của xã hội.

Thứ hai, tư tưởng "trọng nam khinh nữ" gây mất cân bằng giới tính. "Theo như số liệu của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), vào năm 2026, Việt Nam sẽ "thừa khoảng 1,38 triệu nam giới." (theo vietnamplus.vn). Tình trạng "thừa nam, thiếu nữ" đang là một vấn đề nhức nhối, đáng báo động. Nếu không giải quyết được thực trạng này, nhiều đàn ông sẽ phải đối mặt với việc không tìm được người để kết hôn.

Thứ ba, việc quá đề cao nam giới còn làm tan vỡ nhiều mối quan hệ. Điều này khiến cho những giá trị tốt đẹp của gia đình bị phá bỏ. Chừng nào tư tưởng "Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" ("một con trai là có, mười con gái vẫn là không") chưa chấm dứt thì chừng đó vẫn còn nạn bạo hành.

Thứ tư, quyền lợi của phụ nữ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tư duy cũ kĩ, đi lùi thời đại này. Vấn đề "trọng nam khinh nữ" khiến cho tiếng nói của những người phụ nữ trở nên nhỏ bé, thấp kém. Họ bị đè nén và không được thừa hưởng thành tựu phát triển như phái nam.

Từ những lí do trên, chúng ta hoàn toàn có đủ căn cứ để thay đổi suy nghĩ, hành vi của chính mình. Sớm loại bỏ tư tưởng lạc hậu này sẽ tạo ra một xã hội công bằng, văn minh. Mọi người đều được phát triển bản thân một cách dân chủ, đồng đều. Từ đó, gia tăng nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần xây dựng đất nước. Đồng thời, cũng chấm dứt được các tệ nạn xã hội, bảo vệ được trạng thái cân bằng của cán cân dân số.

Để từ bỏ, ngăn chặn quan niệm "trọng nam khinh nữ", chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục tới từng người dân. Đây là biện pháp hữu ích trong công cuộc đẩy lùi tình trạng mất cân bằng giới tính, vấn nạn bạo lực gia đình và vô vàn những vấn đề khác. Ngoài ra, mỗi người phụ nữ cần không ngừng nâng cao trình độ, nhận thức của bản thân và nỗ lực đấu tranh cho các quyền chính đáng, hợp pháp mà mình xứng đáng được hưởng. Là một học sinh, chúng ta cần ý thức được những tác hại, hệ lụy mà quan niệm này đem lại cho cá nhân, gia đình, xã hội.

Chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh, bình đẳng. Pháp luật, nhà nước Việt Nam đã quy định rất rõ trong điều 26, Hiến pháp năm 2013: "Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội; Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.". Việt Nam cũng như thế giới đã và đang chung tay vì một xã hội công bằng. Chính vì vậy, chúng ta không nên giữ lại những tư tưởng, cổ hủ lạc hậu này nữa!

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen đi muộn giờ

Quản lý thời gian là một giải pháp để khắc phục tình trạng trễ và bao gồm đi ngủ sớm, bố trí đủ thời gian vào buổi sáng để sẵn sàng đi học, trì hoãn các công việc không cần thiết và dự đoán được các vấn đề về giao thông. Học sinh có thể ép mình di chuyển và hành động nhanh hơn bằng cách đặt đồng hồ của họ về phía trước, làm cho họ nghĩ rằng chúng đã hết thời gian.

Giáo viên cũng có thể giúp học sinh của họ trở nên đúng giờ. Họ có thể giải thích tầm quan trọng đa dạng của tính đúng giờ và khuyến khích hành vi tốt thông qua một hệ thống khen thưởng. Họ cũng có thể thêm ý nghĩa vào đầu lớp bằng cách đưa ra các câu đố sớm và thảo luận các tài liệu quan trọng ngay lập tức. Giáo viên phải là những mô hình hành vi tốt. Học sinh tôn trọng và tuân theo các giáo viên đến đúng giờ, dự án chuyên nghiệp và thẩm quyền, lập kế hoạch các bài học có giá trị và sa thải các lớp theo đúng tiến độ.

Học sinh thường đến muộn có thể phải chịu hậu quả. Họ có thể bị giam giữ hoặc làm công việc mà giáo viên yêu cầu. Họ cũng có thể bỏ lỡ các kỳ thi hoặc khiến học sinh khác thất bại trong các hoạt động nhóm đòi hỏi sự có mặt của mọi thành viên. Một số học sinh cũng có thể không hội đủ điều kiện cho một số hoạt động ngoại khóa nhất định vào ngày hôm đó. Có những học sinh mặc trên mình áo đồng phục đẹp nhưng chưa ý thức được những nguyên tắc cơ bản mình phải làm

Trong khi đa số sinh viên có trách nhiệm và trưởng thành, họ có thể làm tất cả mọi việc để không bao giờ có tình trạng đi học muộn như đặt một đồng hồ báo thức, cho phép đủ thời gian để sẵn sàng vào buổi sáng, lịch trình xe buýt để đến lớp đúng thời gian. Họ cũng không nhận ra trách nhiệm của mình khi giao tiếp với các giảng viên khi họ không thể thực hiện nghĩa vụ của mình

Khi học sinh đến lớp muộn, nó có thể làm gián đoạn dòng chảy của một bài giảng hoặc thảo luận, làm phân tâm học sinh khác, cản trở việc học, và thường ăn mòn tinh thần lớp học. Hơn nữa, nếu không kiểm soát, sự chậm trễ có thể trở thành mãn tính và lan rộng khắp lớp. Vì có nhiều lý do khiến học sinh đến lớp muộn, xem xét nguyên nhân nào gây ra vấn đề này có thể giúp hướng dẫn người hướng dẫn phản ứng và chiến lược phù hợp. Hiểu được lý do, tuy nhiên, không đòi hỏi phải chịu đựng hành vi.

Khi học sinh đến lớp muộn, nó có thể làm gián đoạn dòng chảy của một bài giảng hoặc thảo luận, làm phân tâm học sinh khác, cản trở việc học, và thường ảnh hưởng tinh thần lớp học. Hơn nữa, nếu không kiểm soát, sự chậm trễ có thể trở thành mãn tính và lan rộng khắp lớp. Vì có nhiều lý do khiến học sinh đến lớp muộn, xem xét nguyên nhân nào gây ra vấn đề này có thể giúp hướng dẫn người hướng dẫn phản ứng và biện pháp phù hợp để không ảnh hưởng đến việc học của các bạn trên lớp.

  • 116.286 lượt xem
Sắp xếp theo