Câu 1. Bạn hãy kể tên một số tác giả văn học trung đại Việt Nam có đóng góp quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Một số tác giả: Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Ngũ Lão…
Câu 2. Hãy chia sẻ một vài thông tin về tác giả mà bạn ngưỡng mộ.
- Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320) người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên).
- Ông là con rể (lấy con gái nuôi) của Trần Hưng Đạo, được giữ đội quân hữu vệ. Ông có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông.
- Tuy Phạm Ngũ Lão là một tướng võ nhưng lại thích đọc sách, ngâm thơ và được người đời ca ngợi là văn võ toàn tài.
- Tác phẩm còn lại: Tỏ lòng (Thuật hoài), Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương).
Câu 1. Dựa vào những thông tin trong văn bản, hãy nêu ấn tượng sâu sắc nhất của bạn về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi.
- Xuất thân: Thân sinh là Nguyễn Ứng Long (sau đổi là Nguyễn Phi Khanh) - một nho sinh nghèo, học giỏi và đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) vào thời Trần. Thân mẫu là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.
- Cuộc đời gắn với số phận của dân tộc: Tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, là quân sư cho Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, có nhiều cống hiến đối với sự phát triển của đất nước…
Câu 2. Điều gì đã tạo nên giá trị đặc sắc trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi?
Điều đã tạo nên giá trị đặc sắc trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi: Tình yêu dành cho nhân dân, khát vọng xây dựng một đất nước độc lập, thái bình, hưng thịnh.
Câu 3. Nêu cảm nhận của bạn về tâm hồn Nguyễn Trãi qua những bài thơ viết về thiên nhiên.
Tâm hồn Nguyễn Trãi rộng mở, tinh tế, lãng mạn, nâng niu từng vẻ đẹp, từng khoảnh khắc giao hòa với thiên nhiên.
Câu 4. Đọc những vần thơ Nguyễn Trãi viết về nỗi niềm thế sự, bạn hình dung như thế nào về con người tác giả?
- Nguyễn Trãi là một con người “một đời ôm mối ưu dân, ái quốc”, “trĩu nặng suy tư trước thế sự”.
- Ngòi bút của nhà thơ chứa đựng sự ưu tư, nỗi buồn sâu sắc, thất vọng trước thực tại.
⇒ Nguyễn Trãi là một con người nhạy cảm, giàu lòng yêu nước thương dân.
Câu 5. Văn chính luận của Nguyễn Trãi đã từng thể hiện sức tác động mạnh mẽ như thế nào? Những yếu tố nào đã làm nên sức mạnh đó?
- Văn chính luận của Nguyễn Trãi có sức thuyết phục mạnh mẽ.
- Những yếu tố làm nên sức mạnh đó:
+ Vận dụng một cách triệt để và sắc sảo các mệnh đề tư tưởng, đạo đức của Nho giáo và chân lí khách quan của đời sống để tạo dựng nền tảng chính nghĩa vững chắc cho những luận điểm lớn được nêu lên.
+ Bám sát từng đối tượng và tình hình thời sự, chiến sự
+ Kết hợp giữa lí lẽ sắc bén với dẫn chứng xác đáng
+ Cách lập luận và bố cục chặt chẽ
+ Ngôn ngữ hàm súc, kết hợp nhiều phong cách ngôn ngữ và nhiều phương thức biểu đạt, giọng điệu truyền cảm.
Câu 6. Hãy kể tên những tác phẩm văn học, nghệ thuật mà bạn biết nói về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Nguyễn Trãi.
- Nguyễn Trãi - cuộc đời và tác phẩm (NXB Văn học);
- Nguyễn Trãi - thơ và đời (NXB Văn học);
- “Nguyễn Trãi ở Đông Quan” (Kịch, Nguyễn Đình Thi);
- “Sao Khuê lấp lánh” (tiểu thuyết, Nguyễn Đức Hiền);
- “Hội thề” (Nguyễn Quang Thân);...
Mẫu số 1 - Bảo kính cảnh giới (bài số 43)
Cảnh ngày hè là bài số 43 trong số 61 bài thơ của mục “Bảo kính cảnh giới” (thuộc phần “Vô đề” của tập thơ “Quốc âm thi tập” - một tập thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi. Bài thơ đã miêu tả khung cảnh thiên nhiên ngày hè, từ đó cho thấy được tâm hồn của Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên và yêu đất nước. Bài thơ có bố cục gồm hai phần. Sáu câu thơ đầu là bức tranh cảnh ngày hè hiện lên với vẻ đẹp của thiên nhiên tươi tắn, tràn đầy sức sống và bức tranh cuộc sống sôi động, phong phú. Hai câu thơ sau là tâm trạng cũng như mong ước của tác giả, dù ở ẩn nhưng ông vẫn lo lắng cho đất nước, nhân dân. Bài thơ cũng thể hiện được phong cách nghệ thuật, là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi.
Mẫu số 2 - Tùng
Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, tác gia lớn của văn học Việt Nam. Ông có nhiều bài thơ ông đã thể hiện rõ lí tưởng cao đẹp, trong đó có bài thơ “Tùng”. Bài thơ được viết bằng chữ Nôm, thuộc tập “Quốc âm thi tập”, được viết bằng thể thơ thất ngôn xen lục ngôn. Qua bài “Tùng”, tác giả đã ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người quân tử, đồng thời kín đáo gửi gắm những nỗi niềm tâm sự của riêng mình. Trước hết, Nguyễn Trãi đã làm nổi bật đặc điểm và công dụng của cây tùng. Mùa thu đến, “cây nào” cũng “lạ lùng”, chỉ “một mình” cây tùng vẫn ung dung, vững chãi, chẳng hề đổi thay. Điều ấy gợi lên phẩm chất tốt đẹp của người quân tử có bản lĩnh kiên cường, vượt lên khó khăn thử thách, quyết không a dua theo thói đời. Hơn nữa, cây tùng còn có “hổ phách, phục linh” quý báu được tích tụ qua hàng trăm năm. Đáng quý thay, cây tùng không chỉ có thân gỗ vững chắc làm rường cột mà còn có“hổ phách, phục linh” ấy dùng để “trợ dân cày”. Cây tùng không chỉ là ẩn dụ cho người quân tử mà còn là hình bóng của chính Nguyễn Trãi – một con người vượt qua biết bao thăng trầm, nghiệt ngã của cuộc đời, vẫn luôn mang tài đức phục vụ cho sự yên ổn, hạnh phúc của nhân dân.. Qua hình tượng cây tùng, tác giả không chỉ khẳng định bản lĩnh và vai trò to lớn của kẻ sĩ quân tử đối với đất nước và nhân dân mà còn kín đáo bày tỏ tâm tư của chính mình. Với nghệ thuật ẩn dụ và hình tượng thơ giàu sức gợi, bài thơ “Tùng” cũng như tên tuổi Nguyễn Trãi sẽ mãi còn tỏa bóng mát trong tâm tưởng biết bao người.