- Các-lô Rô-ve-li sinh năm 1956, là nhà vật lí học lí thuyết, nhà văn, sinh ra ở I-ta-li-a, chủ yếu làm việc ở Mỹ và Pháp.
- Các nghiên cứu của ông tập trung vào lĩnh vực lực hấp dẫn lượng từ. Ông cũng nghiên cứu sâu về lịch sử và khoa học triết học. Những công việc này đã giúp ông có một tri thức tổng hợp rộng lớn và cái nhìn toàn diện, sâu sắc về vũ trụ và đời sống.
- Thể loại: Văn nghị luận
- Xuất xứ: Văn bản “Hành trang cuộc sống” được trích từ cuốn sách “7 bài học hay nhất về vật lí”.
- Nội dung: Cuốn sách nối tiếng 7 bài học hay nhất về vật lí của ông được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2014, đã được dịch sang 41 thứ tiếng và bán hàng triệu bản khắp thế giới. Không chỉ là một cuốn cẩm nang súc tích về vật lí học hiện đại, cuốn sách còn chứa đựng những suy tư mang tính chất triết học về thế giới và con người. Ở đó, khoa học, triết học, văn chương và tôn giáo đã được kết hợp một cách hài hòa, cho người đọc thấy được vẻ đẹp huyền bí của thế giới này.
- Bố cục: 3 phần
+ Phần 1 (từ đầu đến "chúng ta cũng là một phần của cái thế giới ấy"): trình bày quan điểm của tác giả về vị trí của con người trong thế giới.
+ Phần 2 (từ "Chúng ta, con người" đến "Ngay chính linh hồn chúng ta cũng chỉ là một ví dụ bé nhỏ"): trình bày các luận điểm chính để bảo vệ cho quan điểm của mình.
+ Phần 3 (từ "Tự nhiên là nhà của chúng ta" đến hết): Tác giả khẳng định vấn đề
Bạn suy nghĩ như thế nào về quan niệm cho rằng con người là chúa tể của tự nhiên?
Quan điểm trên là sai lầm, vì con người và thiên nhiên có mối quan hệ gắn bó, ảnh hưởng lẫn nhau, chứ không phải con người chi phối, điều khiển thiên nhiên.
Câu 1: Suy đoán về dụng ý của tác giả khi đặt vấn đề bằng hàng loạt câu hỏi.
Việc đặt vấn đề bằng hàng loạt câu hỏi nhằm dụng ý: Gợi mở vấn đề một cách thú vị, khơi gợi sự tò mò cho người đọc.
Câu 2: Câu nào trong đoạn văn thể hiện quan điểm của tác giả?
Trong bức tranh khoa học rộng lớn ngày nay, có nhiều thứ chúng ta không thể hiểu nổi, và một trong những thứ mà ta hiểu ít nhất là chính chúng ta.
Câu 3: Xác định hai từ khóa nói lên mối quan hệ giữa con người và thế giới trong đoạn văn.
Hai từ khóa: chủ thể, nhà sáng lập tập thể.
Câu 4: Xác định câu văn khái quát ý tưởng chính của đoạn văn.
Chúng ta là một bộ phận hữu cơ của tự nhiên; chúng ta là tự nhiên, là một trong vô số các biểu hiện biến thiên vô cùng vô tận của nó.
Câu 5: Hình ảnh nào được sử dụng để nói về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên?
Hình ảnh: nhà của mình.
Câu 1: Trong văn bản, tác giả đã trình bày quan điểm về vấn đề gì? Quan điểm ấy đã được triển khai thành những luận điểm chính nào?
- Tác giả đã trình bày quan điểm về vấn đề: Con người, mối quan hệ của con người với thực tại, tự nhiên.
- Những luận điểm chính:
Câu 2: Để làm sáng tỏ các luận điểm chính, tác giả đã sử dụng những lí lẽ, bằng chứng nào? Những thông tin khoa học trong văn bản có ý nghĩa gì trong việc làm sáng tỏ những luận điểm chính?
⁕ Các luận điểm và lí lẽ, bằng chứng
Luận điểm 1: Sự tồn tại của chúng ta chỉ là một phẩn nhỏ bé của vũ trụ. |
|
Lí lẽ |
+ Chúng ta là các nút trong một mạng lưới… + Chúng ta được làm ra từ cùng những nguyên tử, cùng những tín hiệu ánh sáng giống như nguyên tử… các thiên hà |
Bằng chứng |
+ Chúng ta được làm ra từ cùng những nguyên tử, cùng những tín hiệu ánh sáng giống như nguyên tử; + Chúng ta từng nghĩ rằng mình là thứ tồn tại duy nhất, một chủng loài tách biệt hẳn với họ các động vật và thực vật, rồi phát hiện ra rằng mình là hậu duệ có cùng các tổ tiên với mọi sinh thể quanh ta. |
Luận điểm 2: Tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới. |
|
Lí lẽ |
+ Mọi vật đều không ngừng tương tác với nhau, và khi làm thế, mỗi người trong chúng ta đều mang theo cái dấu vết của cái mà ta đã tương tác và theo nghĩa ấy, mọi vật không ngừng trao đổi thông tin về nhau + Chất liệu căn bản làm nên tư duy của chúng ta là tập hợp vô cùng phong phú các thông tin được tích luỹ, trao đổi và không ngừng được xây dựng kĩ lưỡng. |
Bằng chứng |
“Một giọt mưa chứa thông tin về sự hiện diện của một đám mây trên trời, một tia sáng chứa thông tin về màu sắc của chất đã gửi nó đến mắt ta”. |
Luận điểm 3: Đạo đức, cảm xúc, tình yêu của chúng ta cũng là một phần của tự nhiên. |
|
Lí lẽ | “Thực tại của chúng ta là những giọt nước mắt và nụ cười, lòng biết ơn và vị tha, sự trung thành và phản bội, là quá khứ luôn ám ảnh chúng ta và sự thanh thản. Thực tại của chúng ta được làm nên từ xã hội của chúng ta, từ cảm xúc nhờ âm nhạc đem lại, từ các mạng lưới kiến thức chung đan dệt phong phú mà chúng ta cùng nhau xây đắp”. |
* Những thông tin khoa học trong văn bản là những bằng chứng làm sáng tỏ cho luận điểm chính. Chúng mang tính khách quan, được kiểm chứng nên có tính thuyết phục cao, đáng tin cậy.
Câu 3 : Chỉ ra và phân tích tác dụng của các yếu tố miêu tả, biểu cảm, các biện pháp tu từ trong văn bản.
- Yếu tố miêu tả: Một giọt mưa chứa thông tin về sự hiện diện của đám mây trên mặt trời…; đại dương mênh mông những gì chưa biết, rực sáng lên vầng hào quang của sự huyền bí…
⇒ Yếu tố miêu tả giúp người đọc hình dung được vẻ đẹp kì diệu của thế giới mà ta đang sống.
- Yếu tố biểu cảm: Bày tỏ cảm xúc, quan niệm về con người và tự nhiên, đặt ra những câu hỏi mở đầu vấn đề cũng như suy nghĩ của bản thân về vấn đề này.
⇒ Yếu tố biểu cảm giúp bộc lộ tình yêu, sự ngưỡng mộ cùa tác giả đối với sự kì diệu của thực tại.
- Các biện pháp tu từ:
⇒ Tác dụng: Giúp lời văn thêm sinh động, uyển chuyển hơn.
Câu 4 : Tác giả đã trình bày quan điểm về mối quan hệ giữa con người và thực tại từ góc nhìn nào, với một thái độ như thế nào?
- Tác giả là một nhà vật lí học thiên văn → tác giả thể hiện quan điểm về thế giới với tư cách một nhà khoa học, góc nhìn khoa học
⇒ Vấn đề được nhìn nhận khách quan, chân thực, thuyết phục
- Tác giả còn là một nhà triết học → tác giả thể hiện sự suy tư, cắt nghĩa về bản chất của thực tại, về mối quan hệ giữa con người và thực tại từ góc nhìn triết học
⇒ Từ đó giúp ông nhận rõ sự nhỏ bé của con người trước sự lớn lao, kì vĩ và vẻ đẹp tuyệt đối của thực tại.
Câu 5 : Tác giả nghĩ gì về khả năng nhận thức thế giới của con người?
Tác giả nghĩ rằng con người chưa thật sự nhận thức được hết về thế giới. Con người nghĩ rằng mình đã hiểu hết thế giới nhưng sự thật là chỉ hiểu một phần nhỏ của thế giới. Khả năng nhận thức thế giới của con người chưa đủ để con người coi mình là trung tâm, là chúa tể. Tác giả cho rằng con người cần nâng cao hơn khả năng nhận thức thế giới.
Câu 6 : “Tự nhiên là nhà của chúng ta, và sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình”. Bạn nghĩ gì về nhận định của tác giả?
Nhận định “Tự nhiên là nhà của chúng ta, và sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình” của tác giả là đúng đắn.
Tự nhiên và con người có mối quan hệ gắn bó với nhau không thể tách rời, hai đối tượng có sự ảnh hưởng lẫn nhau. Tự nhiên là nơi con người cư trú, nơi con người khám phá, học hỏi, thỏa mãn cái sự hiếu kì bẩm sinh của mình. Con người không thể sống mà thiếu tự nhiên cũng như con người không thể sống mà không có nhà – nơi để ở.
Nhận thức nào từ văn bản Về chính chúng ta mà bạn muốn mang theo trong hành trang cuộc sống của mình? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) để chia sẻ về điều này.
Gợi ý
“Tự nhiên là nhà của chúng ta, và sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình” - đó chính là nhận thức mà tôi tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản “Về chính chúng ta” của tác giả Các-lô Rô-ve-li. Con người không thể sống tách rời khỏi tự nhiên bởi đó là môi trường vốn có, không thể khước từ. Tự nhiên là ngôi nhà chung của nhân loại, là nơi cư trú, nơi để chúng ta học hỏi, phát triển và trưởng thành. Việc nhận thức tự nhiên là ngôi nhà cũng phải đi liền với những ý thức và trách nhiệm của cá nhân với tự nhiên. Mỗi người chúng ta cần phải giữ gìn và bảo vệ ngôi nhà tự nhiên giống như ngôi nhà của gia đình mình. Con người cần có những hành động” tích cực bảo vệ môi trường, để có một “ngôi nhà chung” tươi đẹp, an toàn, bền vững: tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, hưởng đến lối sống hài hòa, tôn trọng thiên nhiên, thân thiện với môi trường.