Thực hành tiếng Việt: Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ

I. Lí thuyết

1. Sử dụng phương tiện ngôn ngữ

- Mỗi loại phương tiện phi ngôn ngữ có chức năng biểu đạt nghĩa khác nhau.

  • Các số liệu thường được sừ dụng đề cung cấp những thông tin cụ thể, chinh xác.
  • Các đường nối giũa các hinh vẽ thường được dùng để biểu đạt mối quan hệ giữa các thông tin.
  • Các biểu đồ, sơ đồ giúp trình bày thông tin một cách hệ thống.
  • Các hình ảnh làm tăng tính hấp dẫn và trực quan cùa thông tin,..

- Tùy theo mục đích sử dụng mà người viết lựa chọn loại phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp.

2. Lưu ý khi đọc hiểu các phương tiện phi ngôn ngữ:

- Chú ý tên, nguồn gốc các các hình ảnh, sơ đồ…

- Quan sát và giải mã ý nghĩa của các phương tiện phi ngôn ngữ,

- Tìm ra mối liên hệ giữa các phương tiện để phân tích cấu trúc logic của thông tin,

- Đối chiếu tổng hợp với phần thông tin được trình bày bằng ngôn từ với thông tin được trình bày bằng phương tiện phi ngôn ngữ để hệ thống hóa tri thức.

II. Thực hành

Câu 1: Quan sát hình ảnh (trang 86) trong văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu và cho biết:

a. Những thông tin gì được cung cấp trong hình ảnh?

- Các con số thể hiện các mốc thời gian từ năm 1979 đến 2019 (40 năm);

- Hình ảnh mô phỏng lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực;

- Thang đơn vị biểu thị độ dày của tầng ozone trong khí quyển.

b. Các thông tin đó được trình bày như thế nào?

Các thông tin được trình bày một cách rõ ràng, trực quan, sinh động (Có số liệu cụ thể, có hình ảnh, màu sắc đẹp mắt, có nguồn trích dẫn rõ ràng.

c. Tác dụng của hình ảnh này là gì?

- Sự thay đổi của lỗ thủng tầng ozone trong đó có thể nhận thấy xu hướng tăng dần diện tích lỗ thủng tầng ozone và sự giảm dần độ dày của lớp ozone trong khí quyển qua các năm và dấu hiệu lạc quan ở năm 2019 khi lỗ thủng tầng ozone cơ bản đã được phục hồi độ dày của năm 1979 nhờ những nỗ lực hợp tác toàn cầu

⇒ Đây là những dữ liệu cho thấy tầng ozone đang bị đe dọa nghiêm trọng, song con người vẫn có thể chung tay để cải thiện tình trạng này.

Câu 2 : Quan sát sơ đồ và cho biết:

a. Ngoài các phương tiện ngôn ngữ, sơ đồ trên còn sử dụng những phương tiện nào khác?

Sơ đồ hướng dẫn du lịch sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, đường nét, màu sắc.

b. Những phương tiện đó được trình bày như thế nào và biểu đạt thông tin gì?

Những phương tiện đó được trình bày đẹp mắt, logic, khoa học, trong đó, các hình ảnh như cây, hoa, hồ nước biểu thị các điểm tham quan.

- Các nét liền màu đỏ biểu thị đường ô tô, nét đứt màu đỏ biểu thị đường đi bộ, các mũi tên biểu thị hướng đi;

- Các con số biểu thị thứ tự di chuyển, lộ trình di chuyển tới các điểm tham quan.

⇒ Các phương tiện này được sắp xếp, mô phỏng theo cách sắp đặt, bài trí của không gian thực.

c. Những phương tiện phi ngôn ngữ và những phương tiện ngôn ngữ trong sơ đồ có quan hệ với nhau như thế nào?

Những phương tiện phi ngôn ngữ và phương tiện ngôn ngữ trong sơ đồ được kết hợp một cách hài hòa, trực quan nhằm hỗ trợ tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả đến du khách khi tiến hành đến điểm tham quan.

d. Những phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong sơ đồ có tác dụng gì?

Các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong sơ đồ có tác dụng giúp cho người đọc dễ dàng nắm bắt thông tin, hình dung một cách cụ thể vị trí các không gian, lộ trình di chuyển.

  • 219 lượt xem
Sắp xếp theo