1. Cuộc đời
- Quê hương: Sinh ra ở phố Hàng Bạc, Hà Nội. Quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Gia đình: Gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
- Đường đời:
+ Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung Nam Định (tương đương với cấp Trung học cơ sở hiện nay, tiền thân của trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định ngày nay) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt (1929). Sau đó ít lâu ông lại bị tù vì đi qua biên giới tới Thái Lan không có giấy phép. Sau khi ra tù, ông bắt đầu sự nghiệp viết lách của mình.
+ Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1935, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như Vang bóng một thời, Một chuyến đi...
+ Năm 1941, ông lại bị bắt giam một lần nữa và gặp gỡ, tiếp xúc với những người hoạt động chính trị.
+ Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới.
+ Từ 1948 đến 1957, ông giữ chức Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam.
+ Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào ngày 28 tháng 7 năm 1987.
+ Năm 1996 ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I)
2. Con người
- Người nghệ sĩ: nhân cách – tài hoa – cá tính
- Là người rất mực uyên bác: Am hiểu rất nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau và luôn tìm đến những đề tài độc đáo với những khám phá mới mẻ
- Là một tri thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Ông yêu mến và trân trọng những phong cảnh đẹp của quê hương, đất nước, các giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc,…
- Là con người cá tính, độc đáo, có ý thức phát triển rất cao. Ông viết văn trước hết là để khẳng định cá tính độc đáo, cao ngạo đầy bản lĩnh của mình. Ham du lịch, Nguyễn Tuân tự gán cho mình một chứng bệnh “chủ nghĩa xê dịch” Lối sống tự do phóng túng.
3. Sự nghiệp
- Là nhà văn đặc biệt quý trọng nghề nghiệp của mình. Ông quan niệm nghề văn là nghề sáng tạo cái đẹp, nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc
- Phong cách nghệ thuật:
+ Mỗi trang văn đều thể hiện rõ chất tài hoa, uyên bác
+ Là một người nghệ sĩ của ngôn từ: Ông có một kho từ vựng phong phú và có khả năng tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình với những thủ pháp so sánh liên tưởng mới mẻ, bất ngờ; lại có nhạc điệu trầm bổng…những câu văn biết co duỗi nhịp nhàng.
- Tác phẩm Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu xoay quanh ba đề tài: “chủ nghĩa xê dịch”, vẻ đẹp “vang bóng một thời”, và “đời sống truỵ lạc”. Tập truyện “Vang bóng một thời”
- Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông chân thành đem ngòi bút phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc, nhưng Nguyễn Tuân luôn luôn có ý thức phục vụ trên cương vị của một nhà văn, đồng thời vẫn muốn phát huy cá tính và phong cách độc đáo của mình. Ông đã đóng góp cho nền văn học mới nhiều trang viết sắc sảo và đầy nghệ thuật ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân lao động trong chiến đấu và sản xuất.
1. Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ
- In trên tạp chí “Tao đàn” (1938) sau in lại trong tập truyện “Vang bóng một thời” (1940)
- Tên ban đầu: Dòng chữ cuối cùng.
2. Chủ đề
- Khao khát đi tìm cái đẹp của một thời đã qua nay vẫn còn vang bóng.
- “Chữ người tử tù” ngợi ca nét chữ của kẻ từ tù có tài viết chữ Hán đẹp
⇒ Thú chơi chữ Hán thời xưa.
Dựa vào nhan đề Chữ người tử tù, bạn thử suy đoán xem tác phẩm viết về câu chuyện gì?
Gợi ý: Tác phẩm viết về những dòng chữ cuối cùng của người tử tù.
Câu 1: Tóm tắt nội dung cuộc trò chuyện giữa nhân vật quản ngục và thầy thơ lại.
Viên quan coi ngục nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường liền hỏi thầy thơ lại về việc sắp được nhận sáu tên tù án chém. Trong đó có một người là Huấn Cao - người mà vùng tỉnh Sơn vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và đẹp, không chỉ vậy còn có tài bẻ khóa vượt ngục.
Câu 2: Chú ý các chi tiết cho biết ngoại hình, suy nghĩ, lời nói, sở thích, môi trường sống của quản ngục và những câu văn khái quát được tính cách của nhân vật này.
- Ngoại hình: “Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của một bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đấy, giờ chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ...”
- Lời nói: “Này, thầy bát… đó không?”, “Không, tôi nghe… vượt ngục nữa không?”...
- Suy nghĩ: “Có lẽ lão bát này, cũng là một người khá đây… Ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao, ta muốn cho ông đỡ cực trong những ngày còn lại…”
- Tính cách: “Tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ…”
Câu 3: Theo bạn, viên quản ngục sẽ đối xử với nhân vật Huấn Cao như thế nào? Chi tiết nào ở phần 1 có thể khiến bạn suy đoán như vậy?
- Viên quản ngục sẽ đối xử biệt đãi với Huấn Cao, cũng như thể hiện sự tôn trọng, kính nể.
- Chi tiết: Suy nghĩ của viên quản ngục “Ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao, ta muốn cho ông đỡ cực trong những ngày còn lại”.
Câu 4: Dựa vào hiểu biết của em về chốn lao tù và hoàn cảnh của các nhân vật trong truyện để đưa ra suy đoán về địa điểm mà họ sẽ gặp nhau.
Suy đoán: Một phòng trong nhà giam tối tăm, bẩn thỉu và chật hẹp.
Câu 5: Huấn Cao đã chấp nhận sự “biệt đãi” của viên quản ngục như thế nào?
Huấn Cao đã chấp nhận sự “biệt đãi” của viên quản ngục: C oi đó là chuyện thường tình, ông vẫn thản nhiên “ăn thịt, uống rượu như một việc vẫn làm trong hứng bình sinh”.
Câu 6: Dự đoán xem Huấn Cao có bằng lòng cho chữ viên quản ngục không?
Dự đoán: Huấn Cao sẽ cho chữ viên quản ngục.
Câu 7: Nhân vật Huấn Cao khuyên quản ngục điều gì? Quản ngục có thái độ như thế nào trước lời khuyên đó?
- Lời khuyên của Huấn Cao: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người…”.
- Quản ngục có thái độ: Cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
Câu 8: Nội dung câu chuyện được kể có giống với suy đoán của bạn lúc mới đọc nhan đề tác phẩm hay không?
Nội dung câu chuyện được kể có giống với suy đoán lúc mới đọc nhan đề tác phẩm.
Câu 1: Hãy xác định tình huống truyện trong Chữ người tử tù.
Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tù: Cuộc gặp gỡ giữa viên quản ngục, nhưng có lòng say mê cái đẹp - người đại diện cho quyền lực với Huấn Cao - một kẻ từ tù,là người sáng tạo ra cái đẹp.
⇒ Tình huống góp phần thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện. (Không gian: nhà tù; thời gian: những giờ khắc cuối cùng của kẻ tử tù --> ngột ngạt căng thẳng; sự đối nghịch giữa viên quan ngục và Huấn Cao – kẻ tử tù --> người tri âm tri kỉ; cảnh tượng cho chữ trong sự luân phiên thay đổi vị thế nhân vật, sự tương phản giữa bóng tối và ánh sáng).
⇒ Nếu xét trên bình diện xã hội họ đối đầu nhau. Nhưng xét trên bình diện nghệ thuật thì họ lại là tri âm tri kỉ.
Câu 2: Lời kể về nhân vật quản ngục (trong phần 1) là của ai? Lời kể ấy tác động đến cách nhìn của bạn về nhân vật này như thế nào?
- Lời kể về nhân vật quản ngục (trong phần 1) là của người kể chuyện (tác giả).
- Qua lời kể, người đọc sẽ hiểu được nhân vật quản ngục một cách khách quan, chân thực hơn.
Câu 3: Sự kiện nào đã tạo nên bước chuyển trong thái độ của Huấn Cao với quản ngục? Sau sự kiện ấy, mối quan hệ của họ đã thay đổi như thế nào?
- Ban đầu, trước sự biệt đãi của viên quản ngục, Huấn Cao thản nhiên trước thái độ biệt đã của viên quản ngục, trả lời quản ngục trả lời: “Ngươi hỏi ta cần gì à? Ta chỉ muốn một điều. Là nhà ngươi đừng bước chân vào đây nữa”, chấp nhận mọi sự trả thù.
- Khi hiểu rõ viên quản ngục là người có thiên lương trong sáng, Huấn Cao đã đồng ý cho chữ.
- Sau sự kiện ấy, mối quan hệ của họ đã thay đổi: Họ đã trở thành tri âm, tri kỉ của nhau.
Câu 4: Nhân vật Huấn Cao được tác giả khắc họa qua những chi tiết tiêu biểu nào? Hãy dựa vào các chi tiết đó để khái quát đặc điểm tính cách của Huấn Cao.
- Tài năng hơn người:
- Khí phách hiên ngang:
- Thiên lương trong sáng:
⇒ Huấn Cao - một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất.
Câu 5: Chỉ ra các yếu tố khiến cảnh cho chữ trở thành một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Hãy phân tích ý nghĩa của cảnh tượng kì lạ đó.
- Các yếu tố khiến cảnh cho chữ trở thành một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”:
+ Hoàn cảnh cho chữ: Vô cùng đặc biệt, văn chương chữ nghĩa từ xưa đến nay vốn cao quý, nơi trú ngụ và phát tiết tinh hoa, đời sống tâm linh. Vậy nên, việc cho chữ thường diễn ra nơi thư phòng sang trọng, nơi lầu cao gió mát trăng thanh, có hoa có rượu dưới ánh sáng ngọn đèn nến lung linh
⇒ Tuy nhiên, hoàn cảnh cho chữ trong tác phẩm thật éo le, khắc nghiệt. Chỉ ngày mai thôi, Huấn Cao và các đồng chí của ông sẽ bị giải về kinh lĩnh án chém. Chính hoàn cảnh này đã làm nổi bật tấm lòng của người cho chữ và người xin chữ. Đối với Huấn Cao, bằng lòng cho chữ trong hoàn cảnh đó ẩn chứa ý nghĩa sâu xa. Ông muốn truyền lại cái đẹp, cái thiên lương, đạo lí cho mai sau.
Sự tương phản đối lập ở: |
Thông thường |
Trong tình huống |
Tư thế sáng tạo nghệ thuật người nghệ sĩ |
Tự do, thoải mái |
Mất tự do, cổ đeo gông, chân vướng xiềng |
Thời gian sáng tạo nghệ thuật |
Thời gian không bị giới hạn |
Thời gian bị giới hạn đêm trước ra pháp trường lĩnh án chém |
Không gian sáng tạo nghệ thuật |
Thư phòng thanh tịnh với bạch lạp (nến), hương trầm |
Ngục thất chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân gián, phân chuột. |
Tâm thế của người nhận chữ |
Hạnh phúc, sung sướng, mãn nguyện |
Ngậm ngùi, nuối tiếc, buồn bã |
+ Nguyên Tuân gây dựng sự đối lập giữa một bên “nền nhà lao ẩm ướt, buồng tối chật hẹp, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián” với “ánh sáng đỏ rực của một ngọn đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ”. Tấm lụa bạch là sáng nhất trong vùng sáng đó. Sắc màu của tấm lụa tượng trưng cho vẻ đẹp thuần khiết vĩnh hằng. Sự đối lập của ánh sáng và bóng tối mang ý nghĩa nhân sinh cao cả. Ánh sáng thiên lương đã xua tan bóng tối, ánh sáng ấy đã khai tâm cảm hoá con người hướng về cuộc sống lương thiện.
- Ý nghĩa của cảnh tượng:
Câu 6: Theo bạn, tác giả đã gửi gắm thông điệp gì qua câu chuyện xin chữ và cho chữ?
⇒ Quan niệm nghệ thuật của nhà văn: “Trong mỗi con người đều có một người nghệ sĩ, đều ẩn chứa tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài. Không phải ai cũng xấu hết, bên cạnh phần ác quỷ vẫn có thiên lương”. Cái đẹp tồn tại cả trong môi trường của cái ác, cái xấu, nhưng không vì thế mà nó lụi tàn mà nó càng mạnh mẽ và bền bỉ như hoa sen giữa đầm lầy.
Câu 7: Nhận xét về một điểm chung mà bạn nhận thấy giữa hai nhân vật Tử Văn (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ) và Huấn Cao (Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân)
- Tử Văn và Huấn Cao trong hai tác phẩm đều là nhân vật: Có khí phách, nghĩa khí, hiên ngang, ngay thẳng và thiện lương
- Vẻ đẹp khuôn mẫu của người quân tử trong xã hội xưa cũng là người thể hiện khát vọng của nhà văn. Qua hình tượng nhân vật, nhà văn sẽ thể hiện quan điểm, tư tưởng hoặc một mong ước về thế giới hiện thực được tái hiện qua nhân vật chính của mình.
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù.
Mẫu số 1
Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, nhà văn Nguyễn Tuân đã xây dựng một tình huống truyện độc đáo. Tác giả đã xây dựng một cuộc gặp gỡ giữa viên quản ngục - người đại diện cho quyền lực, nhưng có lòng say mê cái đẹp với Huấn Cao - một kẻ từ tù, người sáng tạo ra cái đẹp. Trước khi được giải đến kinh thành để hành hình, Huấn Cao bị đưa đến trại giam ở tỉnh Sơn. Viên quản ngục ở đây vốn nghe danh Huấn Cao là một người có tài viết chữ đẹp nên ngưỡng mộ từ lâu. Khi kẻ tử tù đến trại giam, viên quản ngục có ý đối xử biệt đãi, nhưng chỉ nhận được sự khinh bạc. Đến khi nhận ra được tấm lòng của viên quản ngục, Huấn Cao đã quyết định cho chữ. Cảnh cho chữ diễn ra trong phòng giam chật hẹp và tối tăm, nhưng những nét chữ “rồng bay phượng múa” lại thể hiện cái chí lớn của một con người. Sau khi cho chữ, Huấn Cao khuyên viên quản ngục thoát khỏi nơi nhà lao để giữ lấy “thiên lương trong sáng”. Viên quản ngục nghe xong lời khuyên của Huấn Cao cảm động, chắp tay vái lạy rồi nói: “Kẻ mê muội này xin lĩnh ý”. Ở đây, nếu xét trên bình diện xã hội, họ đối đầu nhau. Nhưng xét trên bình diện nghệ thuật thì họ lại là tri âm tri kỉ. Tình huống góp phần thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện.
Mẫu số 2
Thành công nhất của Chữ người tử tù đó tình huống truyện gây cấn, hấp dẫn, bất ngờ. Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ éo le, kì lạ giữa hai nhân vật Huấn Cao với viên quản ngục. Diễn biến cuộc cho chữ được Nguyễn Tuân miêu tả hết sức tỉ mĩ. Thái độ lúc đầu của Huấn Cao: Tỏ ra coi thường, khinh bạc ngay cả khi nhận được sự chăm sóc lặng lẽ, chu tất của viên quản ngục. Sự thay đổi thái độ của Huấn Cao: Khi hiểu ra tấm lòng chân thành và sơ thích cao quý của viên quản ngục, Huấn Cao hết lực trân trọng và đồng ý “cho chữ”. Về không gian: chốn ngục thất mà Huấn Cao là tử tù còn viên quản ngục là người có uy quyền trông coi ngục thất. Cảnh cho chữ trong nhà ngục diễn ra như “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Không gian và thời gian rất đặc biệt; vị thế của các nhân vật bị đảo ngược. Tình huống đảo ngược ấy làm bộc lộ tính cách nhân vật, thay đổi quan hệ, thái độ, hành vi khác thường của các nhân vật, làm tỏa sáng vẻ đẹp của cái Tài, cái Dũng, cái Thiên lương. Tình huống truyện góp phần khắc họa tính cách nhân vật ; tăng kịch tính và sức hấp dẫn của tác phẩm. Về thời gian đó là đêm cuối cùng trước khí Huấn Cao bị chịu án chém. Đó là một cuộc gặp gỡ éo le giữa một tử tù ngang tàng, khí phách và có nhân cách cao đẹp lại viết chữ nho rất đẹp với một người coi tù thích chữ đẹp, đặc biệt là chữ của tử tù Huấn Cao. Trên bình diện xã hội họ gặp nhau trong cảnh ngộ và vị thế đối kháng: Huấn Cao cầm đầu khởi nghĩa chống lại triều đình, bị coi là giặc, bị khép tội đại nghịch và chờ án chém; còn viên quản ngục đang phụng mệnh triều đình, là kẻ đại diện cho bộ máy cai trị của chế độ đó. Nhưng điều kì diệu là 2 kẻ tưởng đối nghịch ấy đã trở thành tri âm, tri kỉ. Sử dụng triệt để thủ pháp tương phản đối lập, cách khắc họa nhân vật theo bút pháp lãng mạn, làm nổi bật gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, lí tưởng và hiện thực. Cảnh cho chữ là cảnh chói sáng nhất trong tác phẩm. Nó vừa thiêng liêng vừa tràn ngập ánh hào quang của cái đẹp. Cái đẹp tỏa ra từ phẩm chất, khí phách, nhân cách của các nhân vật đặc biệt toát ra từ vẻ đẹp, cái hay của chữ người tử tù Huấn Cao đã tạo thành chất thơ huyền diệu của tác phẩm.