- An-tôn Sê-khốp (1860 – 1904) sinh ra và lớn lên trong một gia đình buôn bán nhỏ tại thị trấn Ta-gan-rốc (Taganrog), miền nam nước Nga – Môi trường tiểu thị dân với những biểu hiện nếp sống, tâm lí đời thường,… trở thành đối tượng miêu tả chủ yếu trong sáng tác của nhà văn.
- Sê-khốp “theo học ngành y” và đã từng hành nghề bác sĩ. Khi sáng tác văn chương trong “thời buổi đau ốm”, nhà văn luôn muốn chẩn đoán “căn bệnh” bắt nguồn từ tâm lí đời thường của những con người bình thường xung quanh mình. Ông hiểu, để chữa được bệnh thì chính người bệnh cũng phải ý thức được căn bệnh của mình và mong muốn khỏi bệnh. Từ đó, trong sáng tác của mình, nhà văn tập trung mô tả sự bức bối của những con người bình thường bị trói buộc bởi tâm lí đời thường và nhen nhóm lên trong lòng nhân vật (và cả người đọc) khát vọng đổi thay cuộc sống.
+ Văn phong Sê-khốp hàm súc, cô đọng.
+ Phần lớn truyện ngắn của ông là những “truyện không có chuyện”, mở đầu thường dẫn người đọc nhập thẳng vào khung cảnh câu chuyện, tâm trạng nhân vật, kết thúc thường gây cảm giác “chưa có chuyện gì xảy ra cả” như trong một sự đợi chờ khắc khoải”.
Truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ của Sê-khốp in lần đầu tiên trên tạp chí Dế mèn của Nga, số 10, ngày 12/3/1886. Năm 1899, Sê-khốp chỉnh lí, bổ sung một số câu chữ, thay đổi phần kết truyện để đưa vào tuyển tập Truyện ngắn Sê-khốp.
(Ở đây, cần lưu ý thêm: Bản in trên tạp chí năm 1886 có một kết thúc hài hước: sau đoạn gửi lời theo gió lần cuối, chàng trai “đi ra từ phía sau bụi rậm, không để Na-đi-a kịp bỏ tay xuống và há miệng vì ngạc nhiên, chạy tới bên cô...” và sau đó cưới cô làm vợ. Sê-khốp, trong bản chỉnh lí năm 1899, đã thay đổi kết truyện và tăng cường ý thức trăn trở về cuộc sống cho truyện ngắn này.)
Đôi khi hồi ức về một kỉ niệm nhỏ bé trong quá khứ lại khiến ta phải suy ngẫm nhiều về cuộc sống của mình trong hiện tại và tương lai. Hãy kể lại kỉ niệm ấy với bạn bè.
Gợi ý: Kỉ niệm về người thân, bạn bè…
Câu 1: Lưu ý về ngôi kể. Lời kể xuất phát chủ yếu từ điểm nhìn “lúc đó” hay “bây giờ”?
- Ngôi kể thứ nhất.
- Lời kể xuất phát chủ yếu từ điểm nhìn “lúc đó”.
Câu 2: Vì sao Na-đi-a “không muốn tin rằng gió đã nói những lời ấy”?
“Gió” ở đây chính là tiếng lòng, khát vọng được yêu thương tiềm ẩn có lẽ đã vang lên trong lòng cô gái từ lâu. Trong khát vọng hạnh phúc, cô gái dường như vẫn nghe thấy những lời yêu thương ấy, song cô vẫn muốn đó không phải chỉ là “gió nói” mà phải là lời “anh ấy nói” như một sự thực khách quan để khẳng định hạnh phúc hiện hữu chứ không phải là ảo giác.
Câu 3: Xác định tâm trạng của nhân vật “tôi” khi chuyển về thời điểm kể “bây giờ”.
Tâm trạng đầy phức tạp, hoài niệm về quá khứ.
Câu 1: Câu chuyện trong Một chuyện đùa nho nhỏ được kể bằng lời người kể chuyện ngôi thứ mấy? Người kể chuyện là nhân vật phụ chứng kiến, người được nghe kể lại hay nhân vật tham gia hành động chính?
- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất.
- Người kể chuyện là nhân vật vật tham gia hành động chính - nhân vật “tôi”.
Câu 2 : Dựa vào sự thay đổi thời gian, địa điểm, thành phần nhân vật trong mạch truyện kể, có thể xác định truyện ngắn gồm mấy phần? Tóm lược nội dung từng phần.
Truyện gồm bốn phần. Nội dung từng phần:
Câu 3: Căn cứ vào những gì được biểu hiện trong lời tả và kể của nhân vật “tôi” về lần trượt tuyết đầu tiên, hãy đoán định tình cảm thực sự của nhân vật với Na-đi-a.
Nhân vật “tôi” không có tình cảm với Na-đi-a. Câu “Na-đi-a, anh yêu em” chỉ là một lời nói đùa.
Câu 4: Sau lần trượt tuyết đầu tiên, từ khi nảy sinh ý đùa với Na-đi-a, những hành động, cử chỉ, lời nói nào của nhân vật “tôi” cho thấy anh không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa? Vì sao có thể nói nhân vật “tôi” cũng chính là người mất mát sau “một chuyện đùa nho nhỏ” của mình?
- Những hành động, cử chỉ, lời nói cho thấy nhân vật “tôi” không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa là:
- Nhân vật “tôi” cũng là người mất mát sau trò đùa của mình: Do không ý thức được hết sự hệ trọng của lời yêu thương biến tình yêu của Na-đi-a cũng là của mình thành “một chuyện đùa” nhân vật tôi đã bỏ lỡ cơ hội đón nhân hạnh phúc của mình. Có thể nói nhân vật tôi vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm một chuyên đùa nho nhỏ do mình sắp đặt. Và cũng chính nhân vật “tôi” là người mất mát sau tất cả mọi chuyện.
Câu 5: Câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” có ý nghĩa thế nào với Na-đi-a? Vì sao bất chấp nỗi sợ, cô quyết định ngồi vào xe trượt xuống “một mình” để “thử xem có còn nghe thấy những lời ngọt ngào say đắm ấy nữa không”?
- Câu nói “Na-đi-a, Anh yêu em” có tác dụng rất lớn đối tâm trạng của cô nàng. Ban đầu, khi nghe tiếng nói đó cô đã vô cùng ngạc nhiên, khiến cô “băn khoăn cực điểm” vì không biết ai nói điều đó là anh hay tiếng gió? “Đó là câu hỏi của lòng tự trọng của danh dự của cuộc đời và niềm hạnh phúc – một câu hỏi rất hệ trọng, hệ trọng nhất trên cuộc đời”. Với cô không chỉ cảm thấy hạnh phúc khi nghe lời tỏ tình mà còn băn khoăn liệu lời yêu thương đó có tồn tại khách quan không hay chỉ là tiếng lòng của chính cô.
- Nguyên nhân: Nàng muốn biết người đã nói ra câu nói “Na-đi-a, anh yêu em”.
⇒ Khát khao tình yêu sự hạnh phúc của cô gái. Nó vượt qua hết nỗi sợ hãi của bản thân.
Câu 6: Cảnh chia tay của hai nhân vật lúc xuân sang gợi lên cho bạn những cảm nghĩ gì về các nhân vật và cuộc đời? Nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự, bạn ứng xử ra sao?
- Giữa hai người đã bị ngăn cách bởi hàng rào có đinh nhọn, đó chính là hàng rào của đời người. Dù “tôi” bất giác tìm lại cảm xúc, giao cảm với Na-đi-a nhưng tất cả rất nhanh chóng biến mất. Các nhân vật sẽ có một cuộc sống mới. Và cuộc đời luôn có những cuộc chia ly.
- Nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự, tôi sẽ thẳng thắn hỏi nhân vật “tôi” về lời nói mình đã nghe thấy. Cho dù câu trả lời không như mong muốn, tôi cũng không trách cứ, hay phải cảm thấy tiếc nuối.
Câu 7: Trong phần kết, khi kể về tình trạng cuộc sống của Na-đi-a và của mình nhiều năm sau, người kể chuyện có tâm trạng thế nào? Hãy nêu nhận xét về cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn.
- Tâm trạng của người kể chuyện có chút phức tạp, băn khoăn và hoài niệm về quá khứ.
⇒ Điểm lùi để suy ngẫm, để chiêm nghiệm, minh chứng của trải nghiệm trưởng thành.
Cảm hứng chủ đạo: Tình cảm yêu mến trong sáng, hồn nhiên được gửi gắm qua câu nói “anh yêu em” ⇒ chúng ta cần yêu thương trân trọng với con người và cuộc sống của chính mình.
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích hình ảnh “hàng rào” trong truyện ngắn Một truyện đùa nho nhỏ.
Gợi ý
Trong truyện ngắn “Một truyện đùa nho nhỏ”, Sê-khốp đã xây dựng hình ảnh “hàng rào” với dụng ý nghệ thuật. “Hàng rào” xuất hiện trong cảnh chia tay ở đoạn cuối truyện ngắn “Một chuyện đùa nho nhỏ” chính là biểu tượng của sự rào cản, ngăn cách. Tác giả miêu tả đó là một “hàng rào cao có đinh nhọn” gợi ra sự ngăn cách tuyệt đối, như một lời cảnh báo cho những kẻ dám xâm phạm đến. Từ rào cản vật chất trở thành rào cản trong chính tinh thần của hai nhân vật. Sâu thẳm trong tâm hồn của Na-đi-a đang có một rào cản khiến cô không thể mở lòng. Dù vậy, giữa “hàng rào” đó vẫn có những khe hở, và “tôi” đã trông Na-đi-a, thấy nỗi buồn và khao khát của nàng. Đến phút cuối cùng họ vẫn không hề vượt qua hàng rào đó, nhân vật “tôi” chỉ “đứng bên hàng rào” và thì thào trong gió lời Na-đi-a muốn nghe. “Hàng rào” là sự ngăn cách giữa hai con người, dù ở cùng một không gian địa lí nhưng lại không thể chạm đến được nhau. Một hình ảnh nhỏ nhưng lại gửi gắm ý nghĩa lớn.