- Nguyễn Thị Hậu sinh năm 1958 tại Hà Nội, là tiến sĩ khảo cổ học, được nhiều người biết tới với tên Hậu "khảo cổ”.
+ Hiện bà đang giảng dạy tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM và là Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM, Phó Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử Việt Nam và Tổng Thư ký Hội Sử học TP HCM.
+ Bà có nhiều công trình nghiên cứu về các nền Văn hóa Óc Eo, Đồng Nai, Sa Huỳnh, khảo cổ học đô thị TP Hồ Chí Minh... Bà cũng xuất bản nhiều cuốn sách ở các thể loại như ký, truyện ngắn, tản văn…
- Một số tác phẩm của bà: Thế Giới Mạng Và Tôi, Ngắn & Rất Ngắn (đồng tác giả với Nguyễn Thị Minh Thái),...
- Trích trong sách “Thế giới mạng và tôi” xuất bản năm 2014
Nhận ra muôn mặt của cuộc sống, hoặc khả năng “biến hóa” của chính mình:
- Trên thế giới mạng, bạn sẽ được thể hiện mọi tính cách, cung bậc cảm xúc…
- Bạn có thể nhảy từ “nhà” này sang “nhà” khác, ngó nghiêng ngắm nhìn chủ nhà và các mối quan hệ của họ.
- Nói/viết bằng thứ ngôn ngữ do bạn lựa chọn, chỉ cần được là chính mình trong/tại thời điểm đó.
- Khả năng chia sẻ và cộng hưởng nhiều lần, từ những món quan hệ “ảo” có thể tìm thấy những người bạn thực sự…
- Tác giả cho rằng thế giới mạng là tấm gương phản ánh cuộc sống cả về những điều tốt đẹp và cả những điều xấu xa.
- Cuối cùng, tác giả vẫn chọn cách lướt mạng mỗi ngày vì thế giới ấy mang lại cảm giác cuộc sống này phong phú, đa dạng luôn đặt con người trước những thử thách khi đối diện với tấm gương phóng đại của cuộc sống.
⇒ Cần phải tỉnh táo để nhìn nhận ra giá trị của bản thân và của những người xung quanh.
Nghị luận dưới hình thức tâm sự, thổ lộ giúp bài nghị luận trở nên hấp dẫn, không còn khô khan mà trở nên dễ tiếp, đón nhận hơn.