- Nguyễn Văn Huyên (1905-1975) quê ở huyện Hoài Đức, T.P Hà Nội, là nhà sử học, dân tộc học, nhà giáo dục.
- Ông cũng là người giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam trong thời gian dài nhất với 28 năm, 350 ngày.
- Văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt được trích từ phần 3, chương 12 của cuốn sách Văn minh Việt Nam, nguyên có nhan đề là Nghệ thuật.
- Hoàn cảnh sáng tác: Thời điểm sáng tác: Cuốn sách được viết vào năm 1938, trong thời Pháp thuộc, theo yêu cầu của Nha học chính Đông Dương. Tuy nhiên, do sự kiểm duyệt gắt gao của chính quyển thuộc địa, cuốn sách đã không được xuất bản ngay sau khi tác giả hoàn thành nó, mà phải tới năm 1944 mới được in và phát hành.
- Bố cục: ba phần:
Câu 1: Bạn đã biết gì về nghệ thuật truyền thống của người Việt? Hãy nêu cảm nhận về một phương diện nào đó trong gia sản tinh thân vô giá này mà bạn thấy hứng thú.
- Nghệ thuật truyền thống của người Việt rất đa dạng, phong phú.
- Một số loại hình nghệ thuật như: Hát quan họ, ca trù…
Câu 2: Trong xu thế giao lưu quốc tế mở rộng hôm nay, bạn nghĩ như thế nào về sự tồn tại của những giá trị vốn được truyền lại từ bao đời?
Trong xu thế giao lưu quốc tế mở rộng hôm nay, sự tồn tại của những giá trị vốn được truyền lại từ bao đời là vô cùng quý giá, đáng trân trọng.
Câu 1: Thông tin chính được nêu ở câu chủ đề của đoạn văn là gì?
Ở Việt Nam, nghệ thuật là biểu hiện sâu sắc nhất của tính nhân dân.
Câu 2: Những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến nghệ thuật Việt?
Yếu tố: Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo.
Câu 3: Điều gì đã ảnh hưởng đến việc bảo tồn các di sản nghệ thuật Việt?
- Tôn giáo, phản ánh tín ngưỡng đa dạng của dân tộc
- Sự thống nhất văn hóa, đặc biệt là Nho giáo.
Câu 4: Theo tác giả, thiên hướng sáng tạo nổi bật của nghệ thuật Việt là gì?
- Không tái hiện đầy đủ và chính xác hiện thực, loại bỏ tính nhục dục.
- Coi trọng tinh thần, mang tính tượng trưng, ước lệ.
Câu 5: Kiến trúc Việt có những đặc trưng gì? Đặc trưng đó được thể hiện cụ thể như thế nào?
- Đặc trưng của kiến trúc Việt: hình khối và thể nằm ngang.
- Đặc trưng được thể hiện cụ thể qua: Thể hiện cái vĩ đại, sự bí ẩn và không tách rời với sở thích về đều đặn, đối xứng.
Câu 6: Nền điêu khắc Việt có những điểm gì đáng chú ý?
- Phụ thuộc vào kiến trúc.
- Thành công nhất ở điêu khắc gỗ.
Câu 1: Qua đọc văn bản và những thông tin được cung cấp ở phần giới thiệu tác phẩm, bạn hiểu như thế nào về mục đích viết của tác giả? Câu hay đoạn nào trong văn bản giúp bạn nhận rõ điều này?
- Mục đích: Giới thiệu về nghệ thuật truyền thống của người Việt.
⇒ Khẳng định lịch sử lâu đời, sự phong phú và giá trị độc đáo trong nghệ thuật truyền thống của người Việt.
- Câu văn: Ở Việt Nam, nghệ thuật, hơn những lĩnh vực khác, là biểu hiện sâu sắc nhất của tâm tính nhân dân .
Câu 2: Vẽ sơ đồ tóm tắt các thông tin chính của văn bản.
Câu 3 : Chỉ ra và phân tích tác dụng của những yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận được sử dụng trong văn bản.
- Yếu tố miêu tả được sử dụng trong văn bản là
- Yếu tố biểu cảm được sử dụng trong văn bản là
- Yếu tố nghị luận được sử dụng trong văn bản là
⇒ Sự kết hợp của ba yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận trong văn bản thông tin đã giúp cho văn bản thông tin không chỉ tác động tới lí trí, mà còn khơi gợi tưởng tượng, cảm xúc của người đọc, và bởi vậy làm gia tăng hiệu quả biểu đạt của văn bản.
Câu 4: Việc đưa thông tin về từng đối tượng cụ thể trong văn bản có điểm gì đáng chú ý? Nêu điều bạn có thể rút ra về cách triển khai thông tin trong văn bản thông tin.
- Việc đưa thông tin về từng đối tượng cụ thể trong văn bản giúp người đọc hiểu được rõ ràng, cụ thể hơn.
- Triển khai thông tin trong văn bản thông tin: Theo từng đối tượng một cách cụ thể, rõ ràng.
Câu 5: Hãy nêu và phân tích một nhận xét mà bạn tâm đắc nhất trong văn bản. Vì sao bạn tâm đắc với nhận xét đó?
- Nhận xét: Tất cả các nghệ thuật khác đều phụ thuộc vào kiến trúc.
- Nguyên nhân: Nhận xét ngắn gọn, cho thấy được tầm quan trọng của kiến trúc.
Câu 6: Đối chiếu những thông tin được học giả Nguyễn Văn Huyên trình bày trong văn bản với một tác phẩm mĩ thuật hay một công trình kiến trúc của Việt Nam mà bạn biết, từ đó, rút ra nhận xét về sự bảo lưu hay đổi mới những đặc điểm và tinh thần truyền thống ở tác phẩm hay công trình ấy.
Gợi ý:
- Ví dụ: Công trình kiến trúc: Chùa Một Cột
- Có sự bảo lưu về kiến trúc: Tuân thủ đặc trưng về hình khối, sử dụng chất liệu gỗ, mái thấp…
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) tóm tắt những thông tin mà bạn cho là thú vị sau khi đọc văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt.
Mẫu số 1
Văn bản viết về những thông tin liên quan đến vấn đề nghệ thuật truyền thống của người Việt. Nghệ thuật của người Việt qua thời gian đã có nhiều nét đổi mới nhưng nhìn chung nó vẫn bảo lưu được những nét văn hóa truyền thống đáng quý. Sự ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo đã tạo nên một số thay đổi trong nghệ thuật Việt, tư tưởng của người nghệ sĩ cũng có đôi chút khác biệt nhằm tạo nên những tác phẩm nghệ thuật mới. Kiến trúc là nền nghệ thuật tiêu biểu nhất ở Việt Nam và mang tính chất tôn giáo, thể hiện cái vĩ đại và bí ẩn mà vẫn có tính đều đặn và đối xứng. Nghệ thuật điêu khắc gỗ phụ thuộc vào kiến trúc và là môn nghệ thuật mà người Việt thành công nhất. Nghệ thuật đúc đồng cũng là nền nghệ thuật tiêu biểu ở Việt Nam, thường phát triển ở một số vùng nhất định.
Mẫu số 2
Cuốn sách Văn minh Việt Nam của học giả Nguyễn Văn Huyên được xem là một phát ngôn đầy tinh thần tự tôn dân tộc của người Việt về văn hóa Việt trước cộng đồng thế giới. Văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt được trích từ cuốn sách này, viết về những nền nghệ thuật truyền thống của người Việt, về những giá trị văn hóa lâu đời được bảo lưu đến ngày nay. Mở đầu văn bản khẳng định về giá trị của nghệ thuật Việt, về khiếu thẩm mĩ của người Việt. Người Việt có cách thưởng thức cái đẹp độc đáo, họ có thể biến những đồ vật nhỏ bé, tầm thường thành những đồ trang trí tinh tế và đẹp mắt. Nghệ thuật Việt cũng bị ảnh hưởng đôi chút bởi tôn giáo, đặc biệt là tam giáo, tư tưởng của người nghệ sĩ cũng có sự thay đổi để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật mang nét mới lạ và đặc trưng của người Việt. Ngoài ra Việt Nam còn có những nền nghệ thuật tiêu biểu như nghệ thuật kiến trúc với các công trình kiến trúc đền chùa được xây dựng bởi nhu cầu thờ cúng và có tính chất thiêng liêng; hay các tác phẩm điêu khắc gỗ trong đền chùa như chùa Keo ở Thái Bình, chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh, … đều mang phong cách tao nhã. Ngoài ra thì nghệ thuật Việt Nam còn tiêu biểu với nghệ thuật đúc đồng có từ những thế kỉ đầu Công lịch, tiêu biểu là những vật rất lớn như bồn vạc ở Huế hay tượng Trấn Vũ ở đền Quán Thánh, Hà Nội đều là những tác phẩm lớn và kì công. Nền nghệ thuật truyền thống của Việt Nam tuy có sự đổi mới theo thời gian nhưng nó vẫn còn giữ được những nét văn hóa mang tính lâu đời, các công trình kiến trúc vẫn bảo lưu được nét đặc trưng của từng thời đại. Người Việt Nam có tinh thần gìn giữ những giá trị văn hóa ấy, bảo lưu được nền nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.