Thực hành đọc: Tê-dê

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Edith Hamilton (sinh ngày 12 tháng 8 năm 1867, Dresden, Sachsen [nay thuộc Đức] – mất ngày 31 tháng 5 năm 1963, Washington, DC, Hoa Kỳ), nhà giáo dục và tác giả người Mỹ, người nổi tiếng về văn học cổ điển.

- Sinh ra ở Đức với cha mẹ là người Mỹ, Hamilton lớn lên ở Fort Wayne, Indiana.

- Các bản dịch của Hamilton về Aeschylus và Euripides trong Ba vở kịch bằng tiếng Hy Lạp (1937) là một trong những bản dịch đầu tiên thay thế cách diễn đạt kiểu Victoria hoa mỹ bằng một phản ánh khắc khổ và chính xác hơn các bản gốc tiếng Hy Lạp.

- Những cuốn sách khác của cô bao gồm Thần thoại (1942), Thời đại vĩ đại của văn học Hy Lạp (1943), Người phát ngôn cho Chúa (1949), và Tiếng vọng của Hy Lạp (1957)

2. Tác phẩm

+ Thần thoại về các gia hệ thần

+ Thần thoại về các thành bang

+ Thần thoại về các anh hùng

⇒ Các loại thần thoại này cùng có chung một số điểm cơ bản như đều thấm nhuần thế giới quan thần linh chủ nghĩa, đều thông qua thế giới quan này mà phản ánh hiện thực cuộc sống, tư tưởng và tình cảm của người Hi Lạp cổ đại.

II. Trả lời câu hỏi

Câu 1: Không gian, thời gian và các sự kiện chính của câu chuyện.

- Không gian: Thành A-ten, Hy Lạp

- Thời gian: Thời cổ đại

- Các sự kiện chính:

(1) Tê-đê được sinh ra và bắt đầu hành trình đi tìm cha.

(2) Tê-đê đã quét sạch mọi đầu mối đau khổ cho khách bộ hành và trở thành người anh hùng khi tới A-ten.

(3) Tê-đê trở thành người kế vị thành A-ten.

(4) Tê-đê tự nguyện trở thành một trong những nạn nhân đến Mê cung chiến đấu với con bò Mi-nô-tơ.

(5) Tê-đê được A-ri-an giúp đỡ, giết chết con bò và trốn khỏi Mê Cung.

(6) Trên đường trở về, có hai câu chuyện được kể: Một là, Tê-đê đã bỏ rơi A-ri-nan; Hai là A-ri-nan mất khiến Tê-đê vô cùng đau khổ.

(7) Về đến A-ten, Tê-đê đã quên cánh buồm trắng.

(8) Vua Ê-giê trông thấy cánh buồm đen biết con mình đã chết liền gieo mình từ mỏm đá cao xuống biển.

(9) Tê-đê trở thành vua xứ A-ten, xây dựng một thành phố hạnh phúc và thịnh vượng nhất trên Trái Đất.

Câu 2: Những phẩm chất của nhân vật Tê-dê và quan niệm về người anh hùng của người anh hùng của người Hy lạp thời cổ đại.

- Phẩm chất của Tê-dê:

+ Bản lĩnh, dũng cảm: Chàng không thích những gì quá an toàn và nhàn nhã, muốn chứng tỏ sức mạnh của mình.

+ Trí tuệ: Tê-dê từ bỏ vương quyền và tổ chức một khối cộng đồng, lập một hội trường lớn để các công dân hội họp và biểu quyết.

- Quan niệm về người anh hùng của người Hy Lạp cổ đại tiến bộ, vượt xa thời đại:

+ Đó là người anh hùng cần phải có sức mạnh thể chất hòa hợp với sức mạnh trí tuệ

+ Người anh hùng dũng cảm dám đương đầu với khó khăn thử thách, không sợ hãi trước những gian nan

+ Người có lòng tốt, biết giúp đỡ người dân, vì lợi ích của người dân

+ Người có khát vọng xây dựng một cộng đồng dân chủ, hòa bình và hạnh phúc, không độc tôn quyền lợi

+ Người anh hùng có cảm xúc bình dị, gần gũi: Có tình cảm đôi lứa, biết đau buồn khi người yêu mất, vui mừng tới mức quên nhiệm vụ (căng buồm trắng),…

+ Người anh hùng sống nhân văn và có lí tưởng nhân đạo lớn (phù hợp với giá trị nội dung của thần thoại Hi Lạp nói chung)

Câu 3: Các yếu tố làm nên sức hấp dẫn của truyện thần thoại Tê-dê.

- Yếu tố tưởng tượng, kì ảo.

- Tình huống truyện kịch tính.

- Nhân vật có sức mạnh của thần linh, nhưng vẫn mang dáng dấp của con người (Người anh hùng xuất hiện toàn năng nhưng có phần gần gũi - nguồn gốc xuất thân giữa vua và người phụ nữ bình thường, có tình cảm tựa như con người thường).

- Câu chuyện thể hiện được ước mong và khát vọng của người Hi Lạp cổ về sự yên bình, ấm no, hạnh phúc qua sự trị vì đầy công bằng và liêm khiết của người anh hùng Tê – đê.

- Lí giải tên gọi một số địa danh như biển Ê – giê,…

  • 4.364 lượt xem
Sắp xếp theo